Người dân La Phù tưng bừng rước “Ông lợn” 200kg trong đêm

VOV.VN - Lễ rước “Ông lợn” đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân làng La Phù.

Sáng 9/2, người dân trong các xóm tại làng La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) rục rịch đi bắt các "Ông lợn" để phục vụ cho lễ rước vào tối cùng ngày.
Lễ rước “Ông lợn” tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân làng La Phù. Tương truyền, lễ rước “Ông lợn” là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi.
Lợn được dâng tế do các xóm tuyển chọn và nuôi dưỡng chu đáo từ hàng năm trước. Mỗi xóm sẽ chỉ được chọn một con duy nhất và đó phải là con lợn to béo, chăm sóc cẩn thận, sạch sẽ và tắm rửa hàng ngày.
Các thanh niên trong xóm đem "Ông lợn" về nhà ông Đám (gia đình đăng cai tổ chức rước lợn cho xóm đó).
Sau đó, lợn được làm thịt ngay tại nhà các ông Đám. Công việc này diễn ra hết sức cẩn thận vì đây là lễ vật dâng tế Thành Hoàng làng.
Một việc hết sức quan trọng trong khi mổ lợn là phải bóc thật khéo léo lớp mỡ. Lớp mỡ này sẽ được dùng để làm áo choàng cho các "Ông lợn" khi dâng tế.
"Ông lợn" được người dân trong xóm bê đặt lên kiệu.
Khoác áo choàng lên cho "Ông lợn".
Bên cạnh đó, người dân trong xóm cũng chuẩn bị những mâm xôi trắng,...
Và trang trí bàn lộc của xóm mình.
Đúng 18h, các xóm rước "Ông lợn" tập trung về đình để chuẩn bị cho lễ tế. Người dân địa phương lẫn các du khách thập phương đứng kín hai bên đường.
Các "Ông lợn" đều được trang trí hết sức đẹp mắt.
Mỗi xóm rước sẽ gồm 3 kiệu chính: bàn lộc, mâm xôi và "Ông lợn".
Đi trước đoàn rước là một phường trống chiêng.
Anh Terry đến từ Canada đi cùng vợ và con gái chia sẻ: "Vợ tôi là người làng La Phù nên năm nào gia đình tôi cũng tham gia lễ hội. Không khí lễ hội ở đây thật sự rất vui và náo nhiệt."
Các "Ông lợn" được rước vào đình dưới sự hướng dẫn của BTC và các cụ cao niên trong làng.
Những "Ông lợn" này có cân nặng trung bình khoảng 200kg.
17 "Ông lợn" được đưa vào bên trong đình để dâng tế. Đặc biệt, chỉ có 6 xóm được chọn sẽ rước "Ông lợn" của xóm mình vào tận phía sâu trong cung chính.
11 "Ông lợn" còn lại được đặt ngay ngắn tại gian ngoài.
Ngay sau lễ rước, các cụ cao tuổi bắt đầu làm lễ tế cho tới 1-2h sáng hôm sau.  Sau lễ tế, các xóm sẽ khiêng lợn trở lại nhà và đến sáng sẽ bắt đầu chia lợn cho các hộ gia đình. 
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xem rước kiệu Mẫu qua sông ở Lễ hội đền Đông Cuông 2017
Xem rước kiệu Mẫu qua sông ở Lễ hội đền Đông Cuông 2017

VOV.VN - Lễ hội Đền Đông Cuông 2017 thu hút hàng nghìn du khách và người dân địa phương tham dự.

Xem rước kiệu Mẫu qua sông ở Lễ hội đền Đông Cuông 2017

Xem rước kiệu Mẫu qua sông ở Lễ hội đền Đông Cuông 2017

VOV.VN - Lễ hội Đền Đông Cuông 2017 thu hút hàng nghìn du khách và người dân địa phương tham dự.

Cận cảnh: Lễ hội Cầu ngư lớn nhất cố đô Huế
Cận cảnh: Lễ hội Cầu ngư lớn nhất cố đô Huế

VOV.VN - Lễ hội Cầu Ngư là ngày hội của cả cộng đồng, tràn đầy lạc quan, hy vọng và cổ vũ cho cư dân thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước

Cận cảnh: Lễ hội Cầu ngư lớn nhất cố đô Huế

Cận cảnh: Lễ hội Cầu ngư lớn nhất cố đô Huế

VOV.VN - Lễ hội Cầu Ngư là ngày hội của cả cộng đồng, tràn đầy lạc quan, hy vọng và cổ vũ cho cư dân thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước

Lễ hội Đền Đông Cuông 2017 không treo cổ trâu mà chỉ mổ trâu
Lễ hội Đền Đông Cuông 2017 không treo cổ trâu mà chỉ mổ trâu

VOV.VN - Theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh Yên Bái, năm nay Ban tổ chức lễ hội Đền Đông Cuông không thực hiện treo trâu lên cây như mọi năm.

Lễ hội Đền Đông Cuông 2017 không treo cổ trâu mà chỉ mổ trâu

Lễ hội Đền Đông Cuông 2017 không treo cổ trâu mà chỉ mổ trâu

VOV.VN - Theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh Yên Bái, năm nay Ban tổ chức lễ hội Đền Đông Cuông không thực hiện treo trâu lên cây như mọi năm.