APEC đối thoại về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số

VOV.VN - Trong kỷ nguyên số, công nghệ thông tin không chỉ giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, mà còn giúp mọi người tiếp cận, chia sẻ, giao lưu.

Các Bộ trưởng APEC và các đại diện Cao cấp chịu trách nhiệm về phát triển nguồn nhân lực, đại diện doanh nghiệp và người lao động đã tham dự buổi đối thoại cao cấp APEC 2017 về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số diễn ra tại Hà Nội ngày 15/5.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số diễn ra ngày 15/5 tại Hà Nội (Ảnh: Lê Hiếu)

Tại phiên khai mạc sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: nguồn nhân lực ở bất kỳ thời gian nào cũng là yếu tố trung tâm, là động lực của phát triển. Điều này, thể hiện tầm quan trọng, ý nghĩa của Đối thoại với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số”. Trong kỷ nguyên số, sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với phát triển nguồn nhân lực và cần tạo điều kiện, phương tiện mới để thực hiện những yêu cầu đó.

"Điều đáng lưu ý là trong kỷ nguyên số này, công nghệ thông tin không chỉ giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, mà còn là phương tiện kết nối, mở ra chân trời, thế giới mới để mọi người, mỗi người được tiếp cận, được chia sẻ, được giao lưu, được phát huy sáng tạo và khẳng định giá trị cá nhân của mình và đóng góp vào thành tựu chung, vào văn minh nhân loại," Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, công nghệ thông tin giúp thị trường lao động được tổ chức, vận hành hiệu qủa, tiết kiệm thời gian kết nối việc làm. Ở Việt Nam, từ nhiều năm duy trì hệ thống gần 130 trung tâm giới thiệu việc làm công lập, hàng năm tư vấn, giới thiệu việc làm cho khoảng 3 triệu lao động.

Những năm gần đây nhiều sàn giao dịch việc làm trực tuyến ra đời với bộ máy gọn nhẹ hơn nhiều. Có thể khẳng định,công nghệ thông tin giúp thị trường lao động được tổ chức, vận hành hiệu qủa, tiết kiệm thời gian kết nối việc làm, ông Vũ Đức Đam lưu ý.

Trong bài phát biểu tại buổi đối thoại, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định: Đối thoại chính sách Cao cấp APEC về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số là một bằng chứng về cam kết của các nền kinh tế APEC nhằm tăng cường và thúc đẩy hợp tác phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển, phù hợp với yêu cầu của người lao động và người sử dụng lao động, nhằm vun đắp tương lai chung về một APEC năng động, hòa bình, đi đầu trong tăng trưởng và liên kết toàn cầu, có khả năng ứng phó với những biến đổi kinh tế - tài chính và những thách thức do thiên nhiên và con người gây ra.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tin tưởng, những sáng kiến, kinh nghiệm và bài học tốt về các chính sách và thực tiễn từ các nền kinh tế APEC hướng tới tương lai việc làm tốt đẹp hơn. Trong đó,chủ động đào tạo nguồn nhân lực, điều chỉnh chính sách an sinh xã hội sẽ góp phần quan trọng vào nỗ lực chung nhằm tiếp tục cụ thể hóa và hiện thực hóa những chỉ đạo, định hướng của lãnh đạo cấp cao, đồng thời bổ sung cho các sáng kiến và chương trình hành động hiện hành của APEC hướng tới việc làm bền vững, bao trùm cho tất cả mọi người.

Các đại biểu tham dự Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số ngày 15/5 tại Hà Nội (Ảnh: Lê Hiếu)

Tại Đối thoại, các đại biểu và diễn giả đã thảo luận về những hàm ý của số hóa đối với việc làm tương lai và những thách thức và cơ hội mà nó sẽ mang đến cho người lao động và cộng đồng của họ.

Để giải quyết những thách thức này, các nền kinh tế APEC khuyến nghị: cần tập trung đặc biệt vào các kỹ năng, giáo dục và đào tạo để đảm bảo rằng những người tham gia thị trường lao động có khả năng tận dụng tốt những cơ hội mới. Đặc biệt chú ý để “không để ai bị bỏ lại phía sau”, các chính sách bảo trợ xã hội cần được thực hiện để hỗ trợ những lao động bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi cơ cấu.

Đại biểu các nền kinh tế APEC sẽ xem xét Khung phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số nhằm đưa ra một loạt các chính sách và biện pháp thích hợp nhằm hỗ trợ các nền kinh tế chuẩn bị cho những người tham gia thị trường lao động về những thách thức và cơ hội trong việc làm hiện tại và xa hơn trong tương lai, góp phần vào những sáng kiến và đóng góp của APEC vào những nỗ lực toàn cầu, bao gồm cả sáng kiến của ILO “Tương lai việc làm” và những nỗ lực nhằm đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, cũng như tăng cường sự thịnh vượng chung cho khu vực. Khung này sẽ được báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng APEC và Hội nghị các Nhà Lãnh đạo Kinh tế vào tháng 11 tới tại Đà Nẵng./.

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phát triển nhanh, năng động với trên 50% số người sử dụng điện thoại di động, Internet, mạng xã hội toàn cầu và là thị trường mua sắm qua mạng lớn nhất thế giới. Tỷ trọng đóng góp của kinh tế số trong tăng trưởng APEC hiện nay cao hơn mức trung bình toàn thế giới, nhiều quốc gia có mức rất cao. Từ năm 2010 kinh tế số đóng góp trung bình khoảng 4.1% vào GDP của các nước trong G20, tỷ lệ này ở Mỹ, Nhật Bản là 4.7%, Trung Quốc 5.9%, Hàn Quốc 7.3%, và xu thế tiếp tục gia tăng. Có nghiên cứu đã đưa ra dự báo kinh tế số của Mỹ tăng thêm khoảng 1% GDP đạt tới 15% GDP năm 2020 và đến năm 2035, kinh tế số sẽ chiếm tới 48% GDP của Trung Quốc.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

APEC ủng hộ những ưu tiên của Năm APEC 2017 tại Việt Nam
APEC ủng hộ những ưu tiên của Năm APEC 2017 tại Việt Nam

VOV.VN - Các nền kinh tế thành viên APEC cam kết cùng Việt Nam đóng góp thiết thực vào thành công chung của năm APEC 2017.

APEC ủng hộ những ưu tiên của Năm APEC 2017 tại Việt Nam

APEC ủng hộ những ưu tiên của Năm APEC 2017 tại Việt Nam

VOV.VN - Các nền kinh tế thành viên APEC cam kết cùng Việt Nam đóng góp thiết thực vào thành công chung của năm APEC 2017.

Hội nghị mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC vẽ bức họa tương lai
Hội nghị mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC vẽ bức họa tương lai

VOV.VN - Hội nghị mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC "vẽ" bức tranh định hình APEC hướng tới 2020 và tương lai.

Hội nghị mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC vẽ bức họa tương lai

Hội nghị mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC vẽ bức họa tương lai

VOV.VN - Hội nghị mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC "vẽ" bức tranh định hình APEC hướng tới 2020 và tương lai.

APEC sẵn sàng đón nhận cơ hội trong kỷ nguyên công nghệ số
APEC sẵn sàng đón nhận cơ hội trong kỷ nguyên công nghệ số

VOV.VN - Công nghệ số một mặt đem lại nhiều cơ hội cho các nền kinh tế thành viên APEC, mặt khác cũng tạo ra nhiều thách thức cho lực lượng lao động.

APEC sẵn sàng đón nhận cơ hội trong kỷ nguyên công nghệ số

APEC sẵn sàng đón nhận cơ hội trong kỷ nguyên công nghệ số

VOV.VN - Công nghệ số một mặt đem lại nhiều cơ hội cho các nền kinh tế thành viên APEC, mặt khác cũng tạo ra nhiều thách thức cho lực lượng lao động.

Hội nghị SOM 2 APEC 2017: “Nóng” chủ đề đô thị hóa bền vững
Hội nghị SOM 2 APEC 2017: “Nóng” chủ đề đô thị hóa bền vững

VOV.VN - Trong bối cảnh hội nhập, các thành viên APEC phải có sự thay đổi trong cách tiếp cận quản lý, phát triển đô thị bền vững.

Hội nghị SOM 2 APEC 2017: “Nóng” chủ đề đô thị hóa bền vững

Hội nghị SOM 2 APEC 2017: “Nóng” chủ đề đô thị hóa bền vững

VOV.VN - Trong bối cảnh hội nhập, các thành viên APEC phải có sự thay đổi trong cách tiếp cận quản lý, phát triển đô thị bền vững.

Năm APEC 2017: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp
Năm APEC 2017: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

VOV.VN - Diễn đàn APEC là dịp cho Việt Nam nắm bắt xu hướng kinh tế toàn cầu cũng như xu thế, mô hình quản trị và tìm kiếm cơ hội hợp tác...

Năm APEC 2017: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

Năm APEC 2017: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

VOV.VN - Diễn đàn APEC là dịp cho Việt Nam nắm bắt xu hướng kinh tế toàn cầu cũng như xu thế, mô hình quản trị và tìm kiếm cơ hội hợp tác...