Chồng ngoại tình, khi ly hôn vợ có được quyền nuôi cả 2 con?

VOV.VN - "Việc chồng bạn ngoại tình, không quan tâm đến con, thường xuyên đi lâu không về nhà là một lợi thế cho bạn trong quá trình giành quyền ly hôn"

Bạn đọc hỏi:

Chồng tôi ngoại tình, thường xuyên đi đến nhà bạn tình không về nhà, một tuần chỉ ở nhà 1-2 ngày. Chúng tôi đang làm thủ tục ly dị và tôi muốn được nuôi cả hai con (các cháu đều trên 8 tuổi) vì để con cho chồng nuôi tôi sợ con tôi sẽ không được chăm sóc đầy đủ nhưng chồng tôi không đồng ý.

Tôi có thu nhập ổn định và không yêu cầu chồng cấp dưỡng nuôi con. Có người khuyên tôi nếu có bằng chứng bắt quả tang chồng tôi ngoại tình thì tòa sẽ giải quyết cho tôi nuôi cả hai con.

Xin luật sư cho biết nếu đúng vậy thì cần bằng chứng đến đâu? Nếu không có bằng chứng tôi có được quyền nuôi cả hai con không?

Luật sư trả lời:

Theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình 2014 về quyền nuôi con sau ly hôn quy định tại khoản 2 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”

Hai vợ chồng bạn đã không thống nhất được về quyền nuôi con nên Tòa án sẽ xem xét các khả năng để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi của con. Con bạn đã 8 tuổi, Tòa cũng xem xét đến ý kiến của con bạn khi quyết định giao con cho bố hay mẹ nuôi nhưng trên cơ sở tiên quyết là phải đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. Quyền lợi này bao gồm cả quyền lợi vật chất và quyền lợi tinh thần:

Các yếu tố vật chất bao gồm: Điều kiện kinh tế vững vàng ổn định, gia cảnh nhà cửa, tài sản tích lũy... Các yếu tố tinh thần bao gồm: Thời gian dành để chăm sóc, giáo dục con, điều kiện cho con vui chơi giải trí...

Ngoài ra, nếu bạn chứng minh được về phía chồng bạn không có đủ khả năng đảm bảo quyền lợi cho con cả về vật chất lẫn tinh thần thi đó là một lợi thế. Những yếu tố đó có thể là một thói quen xấu của chồng bạn (nghiện ngập, rượu chè...) có thể ảnh hưởng không tốt đến con; có tiền sử bạo hành, không dành đủ tình yêu thương cho con, có những mối quan hệ tình cảm không rõ ràng, vi phạm pháp luật, là gương xấu cho con...

Nếu có chứng cứ chứng minh chồng bạn ngoại tình, có khả năng chồng bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b, Khoản 1, Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP với mức phạt 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

Nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm thì có thể chồng bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 147 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 với hình phạt có thể lên đến 01 năm tù

“Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.”

Việc chồng bạn ngoại tình, không quan tâm đến con, thường xuyên đi lâu không về nhà, không gần gũi cũng không dành tình cảm cho các con là một lợi thế cho bạn trong quá trình giành quyền ly hôn; ngoài ra bạn phải đảm bảo sẽ dành mọi điều kiện vật chất, tinh thần tốt nhất cho con để tòa có đủ căn cứ giao quyền nuôi con cho bạn. Chúc bạn thành công./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xác định thiệt hại - điểm nghẽn trong bồi thường oan sai
Xác định thiệt hại - điểm nghẽn trong bồi thường oan sai

VOV.VN -Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải dự liệu và khái quát hóa được các loại thiệt hại để làm căn cứ áp dụng cho từng vụ việc, hoàn cảnh cụ thể

Xác định thiệt hại - điểm nghẽn trong bồi thường oan sai

Xác định thiệt hại - điểm nghẽn trong bồi thường oan sai

VOV.VN -Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải dự liệu và khái quát hóa được các loại thiệt hại để làm căn cứ áp dụng cho từng vụ việc, hoàn cảnh cụ thể

Có đòi được tiền cho vay khi người vay đã qua đời?
Có đòi được tiền cho vay khi người vay đã qua đời?

VOV.VN - Tôi cho bạn vay 3 tỷ đồng để làm ăn (có lập thành văn bản). Bạn tôi đột ngột qua đời mà vẫn chưa thanh toán khoản vay, vậy tôi phải làm thế nào?

Có đòi được tiền cho vay khi người vay đã qua đời?

Có đòi được tiền cho vay khi người vay đã qua đời?

VOV.VN - Tôi cho bạn vay 3 tỷ đồng để làm ăn (có lập thành văn bản). Bạn tôi đột ngột qua đời mà vẫn chưa thanh toán khoản vay, vậy tôi phải làm thế nào?

Xe cứu thương đi lấn làn khi không làm nhiệm vụ vẫn bị phạt
Xe cứu thương đi lấn làn khi không làm nhiệm vụ vẫn bị phạt

VOV.VN - Hành vi không nhường đường đối với xe cứu thương là vi phạm luật giao thông, nhưng cần làm rõ xe cứu thương có đang làm nhiệm vụ hay không.

Xe cứu thương đi lấn làn khi không làm nhiệm vụ vẫn bị phạt

Xe cứu thương đi lấn làn khi không làm nhiệm vụ vẫn bị phạt

VOV.VN - Hành vi không nhường đường đối với xe cứu thương là vi phạm luật giao thông, nhưng cần làm rõ xe cứu thương có đang làm nhiệm vụ hay không.

Bộ Tư pháp nói về số tiền 2,6 tỷ đồng bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén
Bộ Tư pháp nói về số tiền 2,6 tỷ đồng bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén

VOV.VN - Cục Bồi thường Nhà nước cho rằng luật hiện hành chưa quy định về chi phí thăm nuôi, kêu oan nên mức bồi thường cho ông Nén rất hạn chế.

Bộ Tư pháp nói về số tiền 2,6 tỷ đồng bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén

Bộ Tư pháp nói về số tiền 2,6 tỷ đồng bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén

VOV.VN - Cục Bồi thường Nhà nước cho rằng luật hiện hành chưa quy định về chi phí thăm nuôi, kêu oan nên mức bồi thường cho ông Nén rất hạn chế.

Làm sao để đòi được tiền bồi thường khi thu hồi đất trái pháp luật?
Làm sao để đòi được tiền bồi thường khi thu hồi đất trái pháp luật?

VOV.VN -Việc UBND xã chỉ bồi thường chi phí xây nhà và cây cối đã trồng cho gia đình bạn mà không bồi thường về đất bằng tiền là trái pháp luật.

Làm sao để đòi được tiền bồi thường khi thu hồi đất trái pháp luật?

Làm sao để đòi được tiền bồi thường khi thu hồi đất trái pháp luật?

VOV.VN -Việc UBND xã chỉ bồi thường chi phí xây nhà và cây cối đã trồng cho gia đình bạn mà không bồi thường về đất bằng tiền là trái pháp luật.

Nữ sinh chém bạn trai trong ký túc xá phải chịu trách nhiệm hình sự?
Nữ sinh chém bạn trai trong ký túc xá phải chịu trách nhiệm hình sự?

VOV.VN - Nữ sinh viên chém bạn trai có thể phải chịu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Nữ sinh chém bạn trai trong ký túc xá phải chịu trách nhiệm hình sự?

Nữ sinh chém bạn trai trong ký túc xá phải chịu trách nhiệm hình sự?

VOV.VN - Nữ sinh viên chém bạn trai có thể phải chịu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Đất không có sổ đỏ có được bồi thường khi Nhà nước thu hồi?
Đất không có sổ đỏ có được bồi thường khi Nhà nước thu hồi?

VOV.VN - Nhà tôi chưa có sổ đỏ, nhưng đóng thuế đất đầy đủ. Khi Nhà nước thu hồi, nhà tôi có được bồi thường không?

Đất không có sổ đỏ có được bồi thường khi Nhà nước thu hồi?

Đất không có sổ đỏ có được bồi thường khi Nhà nước thu hồi?

VOV.VN - Nhà tôi chưa có sổ đỏ, nhưng đóng thuế đất đầy đủ. Khi Nhà nước thu hồi, nhà tôi có được bồi thường không?

Đòi lại đất khi bị hàng xóm lấn chiếm như thế nào?
Đòi lại đất khi bị hàng xóm lấn chiếm như thế nào?

VOV.VN - Trường hợp không thể thương lượng, tự hòa giải với hàng xóm, bạn có quyền gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Đòi lại đất khi bị hàng xóm lấn chiếm như thế nào?

Đòi lại đất khi bị hàng xóm lấn chiếm như thế nào?

VOV.VN - Trường hợp không thể thương lượng, tự hòa giải với hàng xóm, bạn có quyền gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.