ĐBSCL: Sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp

VOV.VN - Tại các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, bênh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp và các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải.

Tình hình bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng tại các tỉnh ĐBSCL. Trong ngày hôm nay (12/9), hầu hết khoa nhi các bệnh viện đa khoa các tỉnh khu vực ĐBSCL đều trong tình trạng quá tải.

Ghi nhận tại khoa sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ cho thấy, có ngày số bệnh nhi nhập viện lên đến 90 ca. Tính trong 8 tháng đầu năm 2015, thành phố Cần Thơ đã có 352 ca mắc sốt xuất huyết, số ca mắc tăng 105 ca và tăng 42,5% so với cùng kỳ, đứng thứ 13/20 tỉnh thành khu vực phía Nam, tập trung cao ở các quận, huyện Ô Môn, Thốt Nốt, Cờ Đỏ.

Tại tỉnh Tiền Giang, đến trung tuần tháng 9 đã phát hiện trên 700 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 73% so cùng kỳ năm ngoái; trong đó, số ca nặng chiếm gần 6%. Địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết nhiều nhất là Gò Công Đông, thành phố Mỹ Tho, huyện Cai Lậy, thị xã Gò Công... Hiện nay, tại Khoa Nhi của Bệnh viện đa khoa Trung tâm Tiền Giang, mỗi tuần bệnh viện tiếp nhận hàng chục ca bệnh sốt xuất huyết, đa số là trẻ em.  

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hiếu, ngụ tại phường 8, thành phố Mỹ Tho có con nhập viện do mắc bệnh sốt xuất huyết cho biết, cháu bệnh nằm lừ đừ, có biểu hiện nôn ói nên gia đình nghi bị bệnh sốt xuất huyết nên đi thử máu và nhập viện.

"Được biết bệnh sốt xuất huyết là do muỗi cắn, nhưng gia đình không biết nguồn bệnh tại nhà hay ở trường học vì đó cũng gần chợ, có muỗi nên cũng lo lắng khi thấy con sốt nóng không giảm. Khi đưa vào bệnh viện đã thấy 4-5 trẻ nhập viện”, bà Hiếu cho biết.

 

Sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại các tỉnh ĐBSCL.
(Ảnh minh họa: KT)
Tại tỉnh Sóc Trăng có hơn 1.060 trường hợp được chẩn đoán và theo dõi sốt xuất huyết được ghi nhận từ đầu năm đến nay, tăng hơn 77% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, có 52 trường hợp mắc sốt xuất huyết nặng. Địa phương có sốt xuất huyết bùng phát mạnh nhất là thị xã Vĩnh Châu với hơn 600 trường hợp được chuẩn đoán và theo dõi.

Theo giám sát của ngành y tế các tỉnh ĐBSCL và TP Cần Thơ, bệnh sốt xuất huyết chưa thuyên giảm do tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh, đặc biệt là các vật dụng chứa nước có lăng quăng; ý thức vệ sinh môi trường của người dân ở vùng xảy ra dịch chưa cao tạo điều kiện cho muỗi phát triển.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng Khoa Kiểm soát dịch bệnh và Vaccin sinh phẩm, Trung tâm y tế Dự phòng Cần Thơ cho biết: Nguyên nhân cao nhất phát sinh dịch bệnh chính là việc đảm bảo môi trường chưa được người dân quan tâm đúng mức. Nhiều vật phế thải xung quanh nhà chưa được dọn dẹp kỹ, gây ứ đọng nước mưa tạo điều kiện cho muỗi sinh sản phát triển.

Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại nhiều địa phương diễn biến khá phức tạp và có khả năng tăng cao, chính quyền địa phương và người dân đã nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh sốt xuất huyết để có kế hoạch phòng bệnh. Cụ thể, ngành Y tế Sóc Trăng tập trung mọi nguồn lực phòng  dịch sốt xuất huyết tăng cao ở thị xã Vĩnh Châu; tập trung tuyên truyền, tư vấn trực tiếp nâng cao ý thức người dân trong phòng chống bệnh, nếu thấy trẻ em hay người nhà có dấu hiệu sốt thì đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất…

Bác sĩ Âu Hữu Đức, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc Nhi, Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng cho biết thêm, để đối phó phòng, chống dịch ở tại bệnh viện khi có bệnh tăng lên, bệnh viện đã thành lập các phòng riêng để thăm khám và sàng lọc bệnh sốt xuất huyết. Khi có bệnh nhận là trẻ em sẽ được nhập và khám ngay phòng sốt xuất huyết, đồng thời để phân loại những ca nào cần nhập viện và những trường hợp nào không cần nhập viện, cho về nhà theo hướng dẫn theo dõi.

Hiện ngành Y tế tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương tuyên truyền vận động cộng đồng cùng ra quân phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Trong đó tập  trung  tại  các xã có nhiều ca bệnh sốt xuất huyết như thị trấn Vàm Láng, xã Tân Tây và Tân Đông, huyện Gò Công Đông.

Bác sĩ Lê Đăng Ngạn, Phó Giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện trung tâm đang triển khai, tổ chức dập dịch; tổ chức diệt lăng quăng tại cộng đồng. Đồng thời phối hợp với Ban Chỉ đạo các huyện để tổ chức dập dịch, cơ sở y tế, trạm y tế và huyện tăng cường theo dõi giám sát chỉ số này và đề xuất các giải pháp phù hợp. Sau đó, Trung tâm sẽ tổ chức phun hóa chất, trong đó phối hợp giữa máy lớn và máy đeo vai. Máy đeo vai phun đường nhỏ ở trong, máy lớn phun bên ngoài. Trung tâm cũng khuyến cáo nhân dân tổ chức loại bỏ những vật chứa nước có lăng quăng kể cả trong và xung quanh nhà.

Thông tin từ  Bộ Y tế tại cuộc họp báo về công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết  ngày 11/9,  hiện nay dịch sốt xuất huyết đã xuất hiện tại 53 địa phương  trong cả nước với 30.000 người mắc, trong đó đã có 18 trường hợp tử vong.

Trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cấp chính quyền và các sở, ban, ngành đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt lăng quăng, diệt muỗi bằng các biện pháp.

Ngành  Y tế các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình, phát hiện sớm, cấp cứu điều trị kịp thời người bệnh, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sốt xuất huyết gia tăng ở miền Nam, đã có 16 ca tử vong
Sốt xuất huyết gia tăng ở miền Nam, đã có 16 ca tử vong

VOV.VN -Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi đồng 1 ghi nhận có 6 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, toàn miền Nam có 16 trường hợp.

Sốt xuất huyết gia tăng ở miền Nam, đã có 16 ca tử vong

Sốt xuất huyết gia tăng ở miền Nam, đã có 16 ca tử vong

VOV.VN -Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi đồng 1 ghi nhận có 6 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, toàn miền Nam có 16 trường hợp.

TP HCM: Dịch sốt xuất huyết đến sớm hơn 2 tháng
TP HCM: Dịch sốt xuất huyết đến sớm hơn 2 tháng

VOV.VN -  Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, so với mùa dịch năm ngoái, năm nay dịch sốt xuất huyết đến sớm hơn 9 tuần.

TP HCM: Dịch sốt xuất huyết đến sớm hơn 2 tháng

TP HCM: Dịch sốt xuất huyết đến sớm hơn 2 tháng

VOV.VN -  Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, so với mùa dịch năm ngoái, năm nay dịch sốt xuất huyết đến sớm hơn 9 tuần.

Báo động dịch sốt xuất huyết lan rộng ở Đắk Lắk
Báo động dịch sốt xuất huyết lan rộng ở Đắk Lắk

VOV.VN -Đang cao điểm mùa mưa, cộng với sự chủ quan trong công tác phòng bệnh, nên dịch sốt xuất huyết đang lan rộng ở tỉnh Đắk Lắk.

Báo động dịch sốt xuất huyết lan rộng ở Đắk Lắk

Báo động dịch sốt xuất huyết lan rộng ở Đắk Lắk

VOV.VN -Đang cao điểm mùa mưa, cộng với sự chủ quan trong công tác phòng bệnh, nên dịch sốt xuất huyết đang lan rộng ở tỉnh Đắk Lắk.

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống sốt xuất huyết
Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống sốt xuất huyết

VOV.VN - Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khẳng định: Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu phòng bệnh sốt xuất huyết.

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống sốt xuất huyết

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống sốt xuất huyết

VOV.VN - Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khẳng định: Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu phòng bệnh sốt xuất huyết.