Trường ngoài công lập: Hơn 20 năm vẫn loay hoay tìm hướng phát triển

VOV.VN - Hệ thống trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đang đứng trước vấn đề nhiều năm liền không tuyển đủ chỉ tiêu đào tạo.

Tính đến cuối năm nay, cả nước có 84 trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, với hơn 330.000 sinh viên, chiếm 14% quy mô sinh viên cả nước, có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Hệ thống trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đang đứng trước vấn đề nhiều năm liền không tuyển đủ chỉ tiêu đào tạo.

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, hệ thống trường đại học, cao đẳng ngoài công lập ở nước ta đã tạo ra mô hình trường hiện đại, quản trị năng động, có uy tín về chất lượng đào tạo.

Theo thống kê của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, hiện nhiều trường đã đầu tư xây dựng trụ sở khang trang phục vụ việc giảng dạy, chỉ còn khoảng 10 trường khó khăn về diện tích xây dựng và cơ sở hạ tầng.

Các trường đại học, cao đẳng tổ chức hội thảo bàn giải pháp phát triển
Dư luận xã hội vẫn còn định kiến, không thiện cảm về trường ngoài công lập, nên dù tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm tương đối cao thì các trường vẫn rất khó tuyển sinh.

Bà Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trường Đại học Thăng Long (Hà Nội) nêu thực tế: “Trường đã thành lập được 28 năm nhưng tâm tư của phụ huynh vẫn khá nặng nề. Những chính sách, pháp luật còn có thể sửa đổi cần phải có thời gian. Cơ sở tuyển dụng niêm yết ngay bên ngoài là không nhận tuyển dụng ngoài công lập. Họ đã bỏ tiền đi học nhưng lúc ra trường không được tuyển dụng thì chết”.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xã hội có định kiến, không thiện cảm đối với trường ngoài công lập như: chất lượng đào tạo của một số trường chưa tốt, cơ sở vật chất chưa được đầu tư khang trang, nhiều trường phải đi thuê giảng đường...

Tại hội thảo “Thực trạng và các giải pháp cấp thiết củng cố, phát triển các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam”, các đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra rằng, một số trường vẫn xảy ra tình trạng mất đoàn kết nghiêm trọng; tình trạng mua bán quyền sở hữu trường bắt đầu xuất hiện khiến xã hội có cái nhìn không thiện cảm với hệ thống trường đại học, cao đẳng ngoài công lập.

Ông Mai Văn Tỉnh, chuyên gia Viện Phát triển Giáo dục và Văn hóa Việt Nam cho biết: “Mâu thuẫn nội bộ bức xúc nhất là vấn đề lợi nhuận và không vì lợi nhuận trong các trường ngoài công lập. Đứng trên góc độ quản trị, nhiều trường nói rằng chúng tôi không vì lợi nhuận, nhưng cách làm việc của Hội đồng quản trị đó là vì lợi nhuận. Họ mâu thuẫn với nhau là vì vấn đề ăn chia. Ăn chia lợi nhuận, đóng góp. Thứ 2 là luật lệ nhà nước rất là lúng túng, lúc bảo vệ hội đồng quản trị mới, lúc thì không và kiện cáo lẫn nhau. Vậy thì đứng về phía nhà nước, chúng ta phải bảo vệ quyền lợi người đi học, chứ không phải ra luật lệ để bảo vệ những người đóng góp bỏ tiền vào đây để kinh doanh”.

Do vậy, dù đã có hơn 20 năm phát triển, nhưng nhiều trường ngoài công lập vẫn thừa nhận luôn phải loay hoay tìm hướng phát triển phù hợp. Làm sao để tuyển sinh đủ chỉ tiêu vẫn là bài toán của nhiều trường ngoài công lập trong những năm qua, vì sẽ ảnh hưởng nguồn thu để duy trì hoạt động. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ giải thể trường.

Ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, giáo dục đại học cũng là một hoạt động kinh doanh dịch vụ, nên các trường phải tự cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu để thu hút người học.

Sau hơn 20 năm thực hiện xã hội hóa giáo dục cho phép mở nhiều trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đã thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư và phục vụ nhu cầu của người học. Tuy nhiên, hệ thống các trường ngoài công lập vẫn đang loay hoay tìm mô hình phát triển không vì lợi nhuận hay vì lợi nhuận. Bởi, bài toán tuyển sinh lo “cơm áo gạo tiền” vẫn đang gây áp lực cho chiến lược phát triển lâu dài.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, các trường cần xây dựng mô hình quản lý một thành viên, có một công ty hoặc một quỹ quản lý vốn của trường.

Như vậy, các vấn đề về cổ đông, cổ tức sẽ do một đơn vị tài chính lo, còn trường chỉ chuyên tâm phát triển đào tạo. Làm được như vậy sẽ tránh được xung đột lợi ích, tạo uy tín, thương hiệu của trường và nhất là xóa bỏ định kiến về sinh viên tốt nghiệp trường dân lập./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Giáo dục - Đào tạo lên tiếng về việc đưa game online vào trường học
Bộ Giáo dục - Đào tạo lên tiếng về việc đưa game online vào trường học

VOV.VN - Bộ GD-ĐT khẳng định, cuộc thi “Chinh phục vũ môn” đã được thẩm định là có ích cho học sinh và học sinh không phải trả chi phí gì khi tham gia.

Bộ Giáo dục - Đào tạo lên tiếng về việc đưa game online vào trường học

Bộ Giáo dục - Đào tạo lên tiếng về việc đưa game online vào trường học

VOV.VN - Bộ GD-ĐT khẳng định, cuộc thi “Chinh phục vũ môn” đã được thẩm định là có ích cho học sinh và học sinh không phải trả chi phí gì khi tham gia.

Không có sinh viên, trường vẫn “ẵm” gần 2 tỷ đồng tiền kinh phí đào tạo
Không có sinh viên, trường vẫn “ẵm” gần 2 tỷ đồng tiền kinh phí đào tạo

VOV.VN - Mặc dù không có sinh viên trong hai năm học nhưng trường ĐH Kinh tế Nghệ An vẫn báo cáo và nhận gần 2 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ đào tạo.

Không có sinh viên, trường vẫn “ẵm” gần 2 tỷ đồng tiền kinh phí đào tạo

Không có sinh viên, trường vẫn “ẵm” gần 2 tỷ đồng tiền kinh phí đào tạo

VOV.VN - Mặc dù không có sinh viên trong hai năm học nhưng trường ĐH Kinh tế Nghệ An vẫn báo cáo và nhận gần 2 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ đào tạo.

Thủ tướng: Lấy đào tạo nghề nghiệp, thực hành làm định hướng chủ yếu
Thủ tướng: Lấy đào tạo nghề nghiệp, thực hành làm định hướng chủ yếu

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cần lấy đào tạo nghề nghiệp, thực hành làm định hướng chủ yếu.

Thủ tướng: Lấy đào tạo nghề nghiệp, thực hành làm định hướng chủ yếu

Thủ tướng: Lấy đào tạo nghề nghiệp, thực hành làm định hướng chủ yếu

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cần lấy đào tạo nghề nghiệp, thực hành làm định hướng chủ yếu.

Chương trình đào tạo cử nhân cao đẳng ABE của Anh Quốc
Chương trình đào tạo cử nhân cao đẳng ABE của Anh Quốc

VOV.VN - CBAM hợp tác độc quyền với Wesgo đào tạo chương trình cử nhân cao đẳng và chứng nhận bằng cấp Anh Quốc (ABE-UK) tại Việt Nam.  

Chương trình đào tạo cử nhân cao đẳng ABE của Anh Quốc

Chương trình đào tạo cử nhân cao đẳng ABE của Anh Quốc

VOV.VN - CBAM hợp tác độc quyền với Wesgo đào tạo chương trình cử nhân cao đẳng và chứng nhận bằng cấp Anh Quốc (ABE-UK) tại Việt Nam.  

Đại học RUDN tại Nga với việc đào tạo sinh viên quốc tế
Đại học RUDN tại Nga với việc đào tạo sinh viên quốc tế

VOV.VN - Cuộc hội thảo diễn ra với các diễn giả là cán bộ phụ trách bộ phận Khuyến học Quốc tế của trường Đại học RUDN.

Đại học RUDN tại Nga với việc đào tạo sinh viên quốc tế

Đại học RUDN tại Nga với việc đào tạo sinh viên quốc tế

VOV.VN - Cuộc hội thảo diễn ra với các diễn giả là cán bộ phụ trách bộ phận Khuyến học Quốc tế của trường Đại học RUDN.