Thầy Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ về dạy - học tiếng Anh

VOV.VN -Tiếng Anh được sử dụng ở Việt Nam như một ngoại ngữ quen thuộc, làm cho mọi thế hệ quên mất nhu cầu của mọi thứ tiếng khác...

Từ nhiều năm nay, tiếng Anh không còn là ngôn ngữ của riêng người Anh, Mỹ nữa mà đã trở thành tiếng quốc tế với nhiều triệu người sử dụng trên khắp hành tinh. Tuy nhiên, tiếng Anh ở mỗi khu vực lại có vị thế riêng của mình, có tầm quan trọng khác nhau trong đời sống kinh tế, chính trị và ngoại giao.

Tiếng Anh khi vào Ấn Độ từ thời kỳ đế chế Anh đô hộ Ấn Độ (1765-1947) được thụ hưởng một môi trường hết sức thuận lợi nhờ tình trạng đa ngôn ngữ của đất nước này. Ấn Độ có tới hàng nghìn ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau, trong đó có 400 ngôn ngữ thuộc các dân tộc đông người như tiếng Hindi có 336 triệu người nói, Bengali 207 triệu, Tamil 66 triệu. Hiến pháp Ấn Độ công nhận 23 ngôn ngữ là ngôn ngữ chính thức (official languages), trong đó Chính phủ Trung ương sử dụng hai thứ tiếng Anh và Hindi là ngôn ngữ chính, còn các chính phủ địa phương dùng tiếng Anh và một ngôn ngữ ở địa phương mình. Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chính hoặc ngôn ngữ hai (L2).

Ông Nguyễn Quốc Hùng (MA), nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học ngoại ngữ Hà Nội, chuyên gia tư vấn thực hiện Đề án Ngoại ngữ 2020

Ngôn ngữ hai là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong một cộng đồng trong đó ngôn ngữ này không phải là tiếng mẹ đẻ của người nói, chủ yếu dùng trong lĩnh vực giáo dục và hành chính như tiếng Anh ở Ấn Độ và Nigeria (theo Dictionary.com)

Tiếng Anh ở Singapore có vị thế gần giống như Ấn Độ, vì đây cũng là một đất nước đa ngôn ngữ. Hiến pháp Singapore quy định bốn ngôn ngữ được coi là ngôn ngữ chính thống: Malay, Mandarin (tiếng Hoa), Tamil và tiếng Anh trong đó Malay là quốc ngữ. Tiếng Hoa dùng trong các trường của cộng đồng người Hoa, tiếng Malay dùng trong trường của người bản xứ Malay, và Tamil dùng trong trường của cộng đồng người Ấn ở Singapore.

Singapore có chính sách song ngữ: toàn bộ học sinh trong trường công đều dùng tiếng Anh như ngôn ngữ một (L1), ngoài ra mỗi học sinh từ tiểu học trở lên được học một ngôn ngữ thứ hai mà Bộ Giáo dục gọi là "tiếng mẹ đẻ", học sinh thuộc dân tộc gốc nào thì học tiếng mẹ đẻ của dân tộc ấy: tiếng Malay, tiếng Hoa, và tiếng Tamil. Tiếng Anh được dùng để dạy tất cả các môn học trong nhà trường, còn tiếng mẹ đẻ dùng để dạy những môn đạo đức.

Tư tưởng ngôn ngữ (language ideology) của Singapore là: quốc tế hóa (internalisation), công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ chính thống song song tồn tại với các ngôn ngữ khác ở Singapore và đa dạng hóa ngôn ngữ (linguistic pluralism), công nhận và hỗ trợ sự  cùng tồn tại của nhiều ngôn ngữ.

Tiếng Anh xuất hiện và mở rộng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trong thời Pháp thuộc, trước 1945, tiếng Anh và tiếng Pháp được dạy trong các trường phổ thông như một ngoại ngữ.

Ngoại ngữ là một ngôn ngữ sử dụng ở một đất nước ngoài tiếng mẹ đẻ của nó, một ngôn ngữ được học với mục đích văn hóa. Ngôn ngữ đó nói chung không có môi trường sử dụng rộng rãi (theo Dictyionary.com).

Sau ngày giải phóng thủ đô Hà Nội (1954), ngoại ngữ trong các trường phổ thông ở miền Bắc là tiếng Anh, Pháp, Nga và Trung, còn ở phía nam là tiếng Anh và tiếng Pháp. Sau đó là thời kỳ bao cấp với tiếng Nga và tiếng Trung là hai ngôn ngữ duy nhất được dạy trong các trường phổ thông.

Năm 1986, Việt Nam có chính sách "mở cửa", và tiếng Anh qua cánh cửa mở này tràn vào Việt Nam tạo ra một sự bùng nổ với chương trình truyền hình dạy tiếng Anh đầu tiên Follow Me, một chương trình được mệnh danh là "cơn sốt Follow Me". Sang thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, tiếng Anh đã bùng nổ tiếp tục với sự truyền lửa của các chương trình phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các Đề án quan trọng.

Trong thời kỳ này, hầu hết các trường trong toàn quốc đều dạy tiếng Anh, chỉ còn lại một số rất ít ở một số địa phương vẫn có dạy tiếng Nga và tiếng Trung theo nhu cầu. Sách giáo khoa tiếng Anh do người Việt biên soạn, trước hết là dùng cho lớp 6 đến lớp 12, với tên là Tiếng Anh 6, 7, ...

Sau đó một thời gian ngắn, tiếng Anh 3, 4 và 5 ra đời. Bộ giáo trình này là nền tảng chủ yếu để xây dựng năng lực tiếng Anh cho học sinh. Tiếng Anh ở trung học, cơ sở và phổ thông, là môn học bắt buộc còn ở tiểu học là môn tự chọn. Trong kỳ thi quốc gia tốt nghiệp phổ thông tiếng Anh là môn bắt buộc trong 4 môn.

Bên cạnh đó, sinh viên các trường đại học khoa học phải học khoảng 180 tiết (x50 phút) tiếng Anh trong toàn khóa học.

Năm 1993, Bộ GD&ĐT ra quyết định số 177/QĐ.TCCB, do Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ ký, ban hành chương trình thực hành tiếng Anh A, B, C. Theo quyết định này, tiếng Anh được phân thành 3 trình độ A, B và C, quy định đối tượng là người lớn có nhu cầu sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp, công cụ đi sâu vào chuyên môn và việc dạy-học tiếng Anh được tiến hành theo phương pháp giao tiếp. Từ đó Chứng chỉ A, B, C được coi là giấy vào cửa cho nhiều lĩnh vực như xin việc, học cao lên, đi nước ngoài...

Từ sau quyết định này các trung tâm tiếng Anh mọc ra như nấm, cho đến năm 2016 đã có khoảng trên 1.000 trung tâm trong toàn quốc, không vắng mặt ở tỉnh thành nào. Trung tâm tiếng Anh đã mở đa dạng các lớp gọi là tiếng Anh giao tiếp, đáp ứng mọi nhu cầu học tiếng Anh: người lớn, trẻ con, nhanh, chậm, học mẹo, thiền mà học, học không mất công sức, học cuồng nhiệt... Đây có thể coi là một bộ phận của hệ tại chức. Bên cạnh trung tâm "ta" là trung tâm "tây", với các "thày tây ba lô", những thày chưa bao giờ học làm thày.

Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 422 quy định công chức nhà nước phải học tiếng Anh và xây dựng Đề án 422, giao cho Ban Tổ chức Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) thực thi quyết định này. Theo quy định của Đề án 422, tất cả các nơi phải tổ chức lớp tại chức cho công chức và sau đó việc tuyển dụng, vào biên chế, nâng bậc, đề bạt đều phải qua một kỳ thi do Ban Tổ chức Chính phủ tổ chức (sau này chuyển cho các bộ, ngành). Đề án này là một "cú hích" rất mạnh cho phong trào học tiếng Anh.

Cũng vào năm này, Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) thí điểm dạy tiếng Anh cho học sinh mầm non (3-5 tuổi), với tác phẩm chính là Làm quen với tiếng Anh của Nguyễn Quốc Hùng, MA, nhưng sau đó không triển khai đại trà và bị quên lãng.

Trong toàn thập kỷ 1990 cho tới hết thập kỷ 2010, Đài Truyền hình Việt Nam và sau đó là Đài Tiếng nói Việt Nam phát triển các chương trình tiếng Anh theo 6 tuyến: dạy tiếng Anh giao tiếp, dạy tiếng Anh chuyên ngành, Tiếng Anh cho trẻ nhỏ, dạy tiếng Anh  qua các bài hát, Học tiếng Anh qua các trò chơi, Luyện thi, và học tiếng Anh bằng phim ảnh. Đây chính là sự bùng nổ lớn nhất và nó truyền lửa cho nhiều thế hệ học tiếng Anh.

Vào thập kỷ 2000, tiếng Anh cho trẻ bắt đầu bùng nổ kéo theo sự quan tâm của tất cả các nhà trường và phụ huynh học sinh. Mọi phụ huynh đều tham vọng con cái mình sẽ giỏi tiếng Anh từ bé để sau này hội nhập tự tin, dễ dàng và thành công. Và cứ cái đà bùng nổ kéo dài ấy, tiếng Anh “tràn xuống” các thế hệ mầm non.

Đến đây, tiếng Anh đã tràn lên đất Việt Nam như một “trận hồng thủy”, tạo dựng một xu thế tuyệt đối hóa tiếng Anh, làm cho mọi thế hệ quên mất nhu cầu của mọi thứ tiếng khác, mặc dù tiếng Anh chỉ là một công cụ hữu hiệu để hội nhập, chứ bản thân nó không phải là yếu tố hội nhập chính./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Học ngoại ngữ không phải để lấy chứng chỉ“
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Học ngoại ngữ không phải để lấy chứng chỉ“

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, việc học ngoại ngữ là để phục vụ cuộc sống, công việc, chứ không phải để thi, để lấy chứng chỉ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Học ngoại ngữ không phải để lấy chứng chỉ“

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Học ngoại ngữ không phải để lấy chứng chỉ“

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, việc học ngoại ngữ là để phục vụ cuộc sống, công việc, chứ không phải để thi, để lấy chứng chỉ.

Phổ điểm thi THPT Quốc gia 2016 môn Ngoại ngữ chỉ đạt 3,3
Phổ điểm thi THPT Quốc gia 2016 môn Ngoại ngữ chỉ đạt 3,3

VOV.VN - Phổ điểm trung bình của các môn là từ 4,5 đến 6 điểm. Riêng môn Ngoại ngữ chỉ đạt điểm trung bình 3,3 điểm.

Phổ điểm thi THPT Quốc gia 2016 môn Ngoại ngữ chỉ đạt 3,3

Phổ điểm thi THPT Quốc gia 2016 môn Ngoại ngữ chỉ đạt 3,3

VOV.VN - Phổ điểm trung bình của các môn là từ 4,5 đến 6 điểm. Riêng môn Ngoại ngữ chỉ đạt điểm trung bình 3,3 điểm.

Học sinh phải học 2 ngoại ngữ một lúc thực sự là áp lực
Học sinh phải học 2 ngoại ngữ một lúc thực sự là áp lực

VOV.VN -Dù ở cấp nào, học sinh phải học hai ngoại ngữ một lúc (1 bắt buộc và 1 tự nguyện) thì thực sự là áp lực…

Học sinh phải học 2 ngoại ngữ một lúc thực sự là áp lực

Học sinh phải học 2 ngoại ngữ một lúc thực sự là áp lực

VOV.VN -Dù ở cấp nào, học sinh phải học hai ngoại ngữ một lúc (1 bắt buộc và 1 tự nguyện) thì thực sự là áp lực…

Đề án dạy ngoại ngữ... hiệu quả đâu vẫn chưa thấy
Đề án dạy ngoại ngữ... hiệu quả đâu vẫn chưa thấy

VOV.VN -Đề án dạy tiếng Anh triển khai đã hàng chục năm mà con cháu chúng ta vẫn gần như “mù” ngoại ngữ. Vậy “vẽ” ra cái mới để làm gì?

Đề án dạy ngoại ngữ... hiệu quả đâu vẫn chưa thấy

Đề án dạy ngoại ngữ... hiệu quả đâu vẫn chưa thấy

VOV.VN -Đề án dạy tiếng Anh triển khai đã hàng chục năm mà con cháu chúng ta vẫn gần như “mù” ngoại ngữ. Vậy “vẽ” ra cái mới để làm gì?

Vì sao dạy ngoại ngữ trong nhà trường chưa hiệu quả?
Vì sao dạy ngoại ngữ trong nhà trường chưa hiệu quả?

VOV.VN -Việc học ngoại ngữ trong nhà trường, nhất là tiếng Anh thường quá chú trọng đến ngữ pháp.

Vì sao dạy ngoại ngữ trong nhà trường chưa hiệu quả?

Vì sao dạy ngoại ngữ trong nhà trường chưa hiệu quả?

VOV.VN -Việc học ngoại ngữ trong nhà trường, nhất là tiếng Anh thường quá chú trọng đến ngữ pháp.