“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”-lời thề thiêng liêng của dân tộc

VOV.VN - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến với trên 180 chữ nhưng thể hiện rất rõ ý chí, quyết tâm của toàn dân tộc cầm súng chiến đấu để bảo vệ đất nước.

Trước âm mưu xâm lược ngày càng trắng trợn của thực dân Pháp, Đảng ta đã chủ trương toàn quốc kháng chiến và kêu gọi toàn thể nhân dân đứng lên đấu tranh. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một lời hiệu triệu “chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Phóng viên VOV phỏng vấn PGS.TS Phạm Xanh (Khoa Lịch Sử - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội) về nội dung này.

PGS.TS Phạm Xanh.

PV: Thưa ông, vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta phát động “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” vào 19/12/1946 chứ không phải là thời điểm trước hoặc sau đó?

PGS.TS Phạm Xanh: Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, câu mở đầu ghi rõ: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới...". Đó chính là câu xác định thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động toàn quốc kháng chiến. Sự trở lại xâm lược của thực dân Pháp ngoài ý muốn của chúng ta. Vì vậy, Chính phủ Hồ Chí Minh đã kí với Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 cho Pháp ra thay quân Tưởng, đó là một sự nhân nhượng vì Pháp không có gì ngoài miền Bắc lúc bấy giờ.

Đó là sơ bộ và sẽ có một hiệp ước chính thức nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn đưa hội nghị đó sang Paris để bàn. Hội nghị đó là hội nghị Phôngtenơblô nhưng Pháp muốn phá hiệp ước để tiến hành chiến tranh, xác lập lại nền đô hộ trên đất nước ta một lần nữa.

Chúng đã phá hội nghị Phôngtenơblô. Khi hội nghị thất bại, Chủ tịch Hồ Chí Minh liền ký với Pháp Tạm ước 14/9/1946. Đó là một sự nhân nhượng ghê gớm. Sau Tạm ước, thực dân Pháp ngày càng lấn tới. Có thể nói việc phát động cuộc kháng chiến toàn quốc đã chín muồi vào tháng Chạp năm 1946. Vì vậy, ngày 19/12/1946, Lời kêu gọi đó được công bố từ Hà Nội và phát đi trên cả nước.

PV: Thời điểm Hồ Chủ tịch phát động lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là thời điểm chúng ta không thể nhân nhượng được nữa, thưa ông?

PGS.TS Phạm Xanh: Đúng vậy, sự nhân nhượng đó chính là chúng ta muốn kéo dài thời kỳ hòa hoãn. Thời kỳ hòa bình càng nhiều, chúng ta càng có nhiều thời gian chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp.

Giới hạn để chúng ta nhân nhượng đã hết, vì vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt toàn thể nhân dân phát động cuộc kháng chiến toàn quốc, một cuộc kháng chiến không thể tránh khỏi.

PV: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào thời điểm đó đã có ý nghĩa như thế nào thưa ông?

PGS.TS Phạm Xanh: Đó là sự tiếp nối truyền thống của dân tộc ta. Trong lịch sử cũng đã có những lời kêu gọi tương tự như vậy. Ví dụ, Chiếu Cần Vương của Vua Hàm Nghi kêu gọi những người Việt Nam ăn lộc Vua thì cùng giúp Vua cứu nước. Tương tự như vậy, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946 cũng với một ý nghĩa như vậy, kêu gọi những người dân nước Việt khi nước nhà lâm nguy, đứng dậy cầm lấy súng để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Lời kêu gọi tuy rất ngắn, với trên 180 chữ nhưng thể hiện rất rõ ý chí, quyết tâm của toàn dân tộc cầm súng chiến đấu để bảo vệ tấc đất, bảo vệ non sông đất nước.

Từ người già đến người trẻ, từ đàn ông đến đàn bà, ai có súng thì dùng súng, ai không có súng thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc đứng lên chống thực dân Pháp.

PV: Thưa ông, khi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc vào tối 19/12/1946 đã có hiệu ứng ra sao?

PGS.TS Phạm Xanh: Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, đèn điện trong thành phố vụt tắt. Đó là lúc quân đội ta nã súng vào đầu giặc, Pháo đài Láng bắn những viên đạn đầu tiên phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Cùng thời gian đó, thành phố Nam Định cũng tiến hành một cuộc đánh địch trong thành phố và cả nước tiến hành một cuộc tiêu thổ kháng chiến ngăn chặn cuộc đánh chiếm của thực dân pháp.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Quân dân Hà Nội những ngày Toàn quốc kháng chiến
Ảnh: Quân dân Hà Nội những ngày Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN -Ngày 19/12/1946, Hà Nội mở đầu toàn quốc kháng chiến, trở thành biểu tượng của ý chí quyết thắng và sức mạnh sáng tạo của chiến tranh nhân dân.

Ảnh: Quân dân Hà Nội những ngày Toàn quốc kháng chiến

Ảnh: Quân dân Hà Nội những ngày Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN -Ngày 19/12/1946, Hà Nội mở đầu toàn quốc kháng chiến, trở thành biểu tượng của ý chí quyết thắng và sức mạnh sáng tạo của chiến tranh nhân dân.

Kinh nghiệm quý từ sự kiện Toàn quốc kháng chiến vẫn nguyên giá trị
Kinh nghiệm quý từ sự kiện Toàn quốc kháng chiến vẫn nguyên giá trị

VOV.VN -Một trong những bài học kinh nghiệm từ sự kiện Toàn quốc kháng chiến đó là trung thành tuyệt đối với sự lãnh đạo của Đảng về đường lối quân sự quốc phòng

Kinh nghiệm quý từ sự kiện Toàn quốc kháng chiến vẫn nguyên giá trị

Kinh nghiệm quý từ sự kiện Toàn quốc kháng chiến vẫn nguyên giá trị

VOV.VN -Một trong những bài học kinh nghiệm từ sự kiện Toàn quốc kháng chiến đó là trung thành tuyệt đối với sự lãnh đạo của Đảng về đường lối quân sự quốc phòng

Hình ảnh: Nơi Bác Hồ viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến“
Hình ảnh: Nơi Bác Hồ viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến“

VOV.VN - Căn nhà nhỏ nằm giữa làng lụa Vạn Phúc-Hà Đông, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.

Hình ảnh: Nơi Bác Hồ viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến“

Hình ảnh: Nơi Bác Hồ viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến“

VOV.VN - Căn nhà nhỏ nằm giữa làng lụa Vạn Phúc-Hà Đông, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.

Ký ức hào hùng về Ngày toàn quốc kháng chiến
Ký ức hào hùng về Ngày toàn quốc kháng chiến

VOV.VN - Hình ảnh những chiến sĩ cảm tử quân Hà Nội quyết tử để Tổ quốc quyết sinh mãi mãi ghi tạc vào lịch sử Thủ đô và đất nước.

Ký ức hào hùng về Ngày toàn quốc kháng chiến

Ký ức hào hùng về Ngày toàn quốc kháng chiến

VOV.VN - Hình ảnh những chiến sĩ cảm tử quân Hà Nội quyết tử để Tổ quốc quyết sinh mãi mãi ghi tạc vào lịch sử Thủ đô và đất nước.

Hà Nội kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến
Hà Nội kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN -  Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến là dịp ôn lại truyền thống hào hùng của lịch sửThủ đô những ngày đầu chống thực dân Pháp

Hà Nội kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến

Hà Nội kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN -  Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến là dịp ôn lại truyền thống hào hùng của lịch sửThủ đô những ngày đầu chống thực dân Pháp

Giá trị nhân văn quân sự trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
Giá trị nhân văn quân sự trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN - Sau 70 năm và sẽ mãi mãi về sau, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Người luôn mang tính thời sự và giữ nguyên giá trị nhân văn quân sự.

Giá trị nhân văn quân sự trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Giá trị nhân văn quân sự trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN - Sau 70 năm và sẽ mãi mãi về sau, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Người luôn mang tính thời sự và giữ nguyên giá trị nhân văn quân sự.

Hà Nội treo cờ Tổ quốc kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến
Hà Nội treo cờ Tổ quốc kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN - Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn treo cờ Tổ quốc trong các ngày 18/12, 19/12 và 20/12/2016.

Hà Nội treo cờ Tổ quốc kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến

Hà Nội treo cờ Tổ quốc kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN - Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn treo cờ Tổ quốc trong các ngày 18/12, 19/12 và 20/12/2016.

Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến
Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN - Các phim được giới thiệu đến khán giả trong Tuần phim đều có chất lượng nghệ thuật cao như “Hà Nội mùa đông năm 46”, “Thầu Chín ở Xiêm”...

Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến

Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN - Các phim được giới thiệu đến khán giả trong Tuần phim đều có chất lượng nghệ thuật cao như “Hà Nội mùa đông năm 46”, “Thầu Chín ở Xiêm”...