Quản lý khai thác kinh doanh khoáng sản: Đừng “hành doanh nghiệp”

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu việc quản lý khai thác kinh doanh khoáng sản phải góp phần bảo vệ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Thời gian qua, hoạt động khai thác và kinh doanh khoáng sản tăng trưởng nóng về quy mô với hơn 5.000 điểm mỏ và 60 loại khoáng sản khác nhau, với khoảng 170 doanh nghiệp nhà nước hoạt động.

Theo Ban soạn thảo Nghị định quản lý hoạt động khai thác và kinh doanh khoáng sản, các quy định hiện hành chỉ mới điều chỉnh đến hoạt động thăm dò khai thác chứ chưa điều chỉnh đến hoạt động chế biến.

Bộ Công Thương đang hoàn thiện Dự thảo Nghị định quản lý hoạt động khai thác và kinh doanh khoáng sản. (Ảnh minh họa: KT)
Trong khi đó, khai thác khoáng sản đặc biệt là khai thác hầm lò luôn tiềm ẩn nguy cơ cao về mất an toàn (sập hầm mỏ, cháy nổ, khí mê tan, bục nước, phụt khí, ngộ độc…) chiếm tỷ lệ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong cả nước, đặc biệt chiếm tỷ lệ cao nhất về các bệnh phổi, điếc nghề nghiệp…

Bên cạnh đó, khai thác chế biến khoáng sản cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động xấu và nghiêm trọng đến môi trường và ảnh hưởng trên phạm vi sâu rộng như chiếm dụng nhiều đất, sụt lún, biến dạng bề mặt địa hình, biến đổi dòng thủy văn do đổ thải, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, không khí, bụi, ồn, phóng xạ, chất thải cực độc, thay đổi cảnh quan thiên nhiên, phá hủy hệ sinh thái… tác động trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.

Tại buổi làm việc với Ban Soạn thảo Nghị định quản lý hoạt động khai thác và kinh doanh khoáng sản, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, mục tiêu xây dựng Dự thảo Nghị định là nhằm tạo cơ sở cho doanh nghiệp phát triển, bảo vệ môi trường, an toàn người lao động, bảo tồn tài nguyên quốc gia…

Do đó, Ban Soạn thảo cần đánh giá tình hình thực tế, chỉnh sửa những điểm còn có những ý kiến tranh cãi như chưa phù hợp với thực tế, thiếu rõ ràng, gây khó khăn cho doanh nghiệp để chỉnh sửa trước khi đưa ra lấy ý kiến các bộ ngành, đơn vị chức năng để trình Chính phủ xem xét.

“Ban Soạn thảo đã lắng nghe và sửa đổi nhiều điểm trong dự thảo. Mục đích xây dựng nghị định của chúng ta là tốt nhưng cách đặt vấn đề của chúng ta vẫn chưa sát cần phải tư duy lại và thay đổi. Luật đặt ra là quản lý có hiệu quả, tạo hành lang pháp lý bảo vệ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển chứ không phải đẻ ra một loại giấy phép con mới để “hành doanh nghiệp”, cần phải làm rõ mục tiêu quản lý của Nghị định này”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đã yêu cầu các Vụ, Cục thuộc Bộ Công Thương cần nhanh chóng gửi ý kiến đóng góp cho dự thảo trên cơ sở “đặt mình vào doanh nghiệp” để thấy rằng vướng mắc ở đâu, lỗ hổng chỗ nào, các tổ chức xã hội nhìn nhận đánh giá đến đâu.

Ban soạn thảo cần tiếp thu những cách thức quản lý mà nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thành công để xây dựng dự thảo cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ trưởng yêu cầu Vụ Công nghiệp nặng có văn bản trả lời Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về những ý kiến đóng góp cho dự thảo. Điểm nào chưa được thì tiếp thu chỉnh sửa hoặc bãi bỏ, quy định nào cần giữ phải có giải trình rõ ràng.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng chia sẻ, những ngày qua ông đã đọc tất cả các ý kiến đóng góp từ VCCI, báo chí, doanh nghiệp… Cá nhân ông cảm thấy rất đau xót trước những ý kiến cho rằng Bộ Công Thương vì doanh nghiệp lớn giết chết doanh nghiệp nhỏ, hay Luật xây dựng trên cơ sở lợi ích nhóm…

“Mục tiêu xây dựng dự thảo là tốt đẹp nhưng bị nhìn nhận sai như vậy có phần lỗi của ban soạn thảo khi chưa công khai minh bạch thông tin, chưa rộng đường dư luận để mọi thành phần trong xã hội có thể đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị định”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bình Thuận: Khai thác khoáng sản lậu tràn lan, chính quyền bất lực
Bình Thuận: Khai thác khoáng sản lậu tràn lan, chính quyền bất lực

VOV.VN - Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép đang diễn ra rầm rộ trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, nhưng chính quyền cơ sở gần như bất lực.

Bình Thuận: Khai thác khoáng sản lậu tràn lan, chính quyền bất lực

Bình Thuận: Khai thác khoáng sản lậu tràn lan, chính quyền bất lực

VOV.VN - Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép đang diễn ra rầm rộ trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, nhưng chính quyền cơ sở gần như bất lực.

Hải quan lên tiếng vụ 'xuất khoáng sản 5 tỷ USD không biết'
Hải quan lên tiếng vụ 'xuất khoáng sản 5 tỷ USD không biết'

Tổng cục Hải quan cho hay, việc chênh lệch số liệu thống kê hàng hóa song phương giữa các nước theo các số liệu thống kê khác nhau là không thể tránh khỏi.

Hải quan lên tiếng vụ 'xuất khoáng sản 5 tỷ USD không biết'

Hải quan lên tiếng vụ 'xuất khoáng sản 5 tỷ USD không biết'

Tổng cục Hải quan cho hay, việc chênh lệch số liệu thống kê hàng hóa song phương giữa các nước theo các số liệu thống kê khác nhau là không thể tránh khỏi.

Quản lý bất cập, ‘chảy máu’ khoáng sản nhiều
Quản lý bất cập, ‘chảy máu’ khoáng sản nhiều

VOV.VN -Việt Nam có hàm lượng khoáng sản khá cao, nhiều điểm khai thác, nhưng thực chất đóng góp cho phát triển kinh tế chưa nhiều.

Quản lý bất cập, ‘chảy máu’ khoáng sản nhiều

Quản lý bất cập, ‘chảy máu’ khoáng sản nhiều

VOV.VN -Việt Nam có hàm lượng khoáng sản khá cao, nhiều điểm khai thác, nhưng thực chất đóng góp cho phát triển kinh tế chưa nhiều.

Kỳ 2: Siết chặt quản lý để ngăn ‘chảy máu’ khoáng sản
Kỳ 2: Siết chặt quản lý để ngăn ‘chảy máu’ khoáng sản

VOV.VN - Các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần siết chặt quản lý, minh bạch thông tin khai khoáng để ngăn chảy máu khoáng sản, chống thất thu ngân sách.

Kỳ 2: Siết chặt quản lý để ngăn ‘chảy máu’ khoáng sản

Kỳ 2: Siết chặt quản lý để ngăn ‘chảy máu’ khoáng sản

VOV.VN - Các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần siết chặt quản lý, minh bạch thông tin khai khoáng để ngăn chảy máu khoáng sản, chống thất thu ngân sách.