Siêu tiêm kích F-35 sẽ trở thành “tai mắt” của tàu khu trục Mỹ

VOV.VN - Siêu tiêm kích đa nhiệm F-35 sẽ cung cấp dữ liệu về các mục tiêu mà các tàu khu trục của Hải quân Mỹ không thể phát hiện ra.

Theo tạp chí Popular Mechanics, nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các cảm biến và mạng lưới giữ liệu của F-35 và các tàu khu trục, Hải quân Mỹ hoàn toàn có thể đánh chặn các tên lửa và máy bay của địch trong một bán kính rộng hơn bao giờ hết.

Siêu tiêm kích đa nhiệm F-35. Ảnh: Không quân Mỹ

Kết quả thử nghiệm đầy hứa hẹn

Quá trình thử nghiệm việc kết hợp này được tiến hành ngày 14/9 giữa một tiêm kích F-35B của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ và một hệ thống radar Aegis thường được lắp đặt trên các tàu khu trục của Hải quân Mỹ có biệt danh USS Desert Ship tại bãi thử tên lửa White Sands.

Trong cuộc thử nghiệm nói trên, chiếc F-35B đóng vai trò là “hệ thống cảm biến di động” có khả năng phát hiện các tên lửa tầm thấp nằm ngoài tầm phát hiện của USS Desert Ship. USS Desert Ship sau đó có nhiệm vụ bắn hạ tên lửa này.

Công nghệ giúp tiêm kích F-35 kết hợp với các tàu khu trục Mỹ như trên được gọi là Hệ thống Điều khiển Phòng không Tích hợp của Hải quân Mỹ (NIFC-CA).

NIFC-CA cho phép các tàu, máy bay chiến đấu và máy bay không người lái sử dụng các dữ liệu được thu thập từ tất cả các cảm biến được lắp đặt trên các tàu, máy bay chiến đấu và máy bay không người lái nói trên để tạo thành “một bức tranh toàn cảnh” trên chiến trường.

Các cảm biến này bao gồm, hệ thống radar Aegis SPY-1D trên các tàu tuần dương, dữ liệu radar từ các máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeye và tiêm kích đa nhiệm F-35 và các tín hiệu điện tử từ máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler.

NIFC-CA cho phép tất cả các phi công, thủy thủ và binh sĩ Mỹ tham chiến có thể nhanh chóng và trực tiếp trao đổi thông tin với nhau. Hệ thống này cũng cho phép các tàu, máy bay chiến đấu và máy bay không người lái cùng tham gia vào việc đánh chặn đối phương như trong thí nghiệm giữa F-35B và USS Desert Ship.

Thậm chí hệ thống này còn có thể phát hiện ra những mối đe dọa từ đối phương mà hệ thống radar Aegis không thể phát hiện ra nhưng vẫn không nằm ngoài tầm hoạt động của hệ thống phòng thủ tên lửa SM-6 của Hải quân Mỹ.

Đồ họa mô tả cách thức tiêm kích F-35 truyền dữ liệu đến hệ thống radar Aegis trên USS Desert Ship để hệ thống này đánh chặn tên lửa của địch. Ảnh: AP

NIFC-CA- Cơn ác mộng thực sự của đối phương

Để dễ hình dung, Hải quân Mỹ đã vạch ra một kịch bản trong đó các máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye cùng hoạt động với các tiêm kích F-35 và F-18 Super Hornet được trang bị tên lửa không đối không tầm trung.

Để hạn chế tối đa khả năng bị phát hiện, các tiêm kích F-35 và F-18 Super Hornet đều tắt radar trong khi E-2D Advanced Hawkeye bay rất cao lại sử dụng hệ thống radar AN/APY-9 để phát hiện các oanh tạc cơ của địch.

Ngay khi phát hiện được các oanh tạc cơ của địch, E-2D Advanced Hawkeye  sẽ chuyển những dữ liệu mà mình thu thập được cho các tiêm kích F-35 và F-18 Super Hornet và các máy bay chiến đấu này sẽ phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu.

Không những thế, Hải quân Mỹ còn tính tới việc tích hợp cả hệ thống cảm biến và radar trên các tàu ngầm vào NIFC-CA để tạo thành một mạng lưới radar có khả năng quét gần như toàn bộ các “điểm nóng” trên thế giới.

Trước khi phát triển NIFC-CA, Hải quân Mỹ đã không tiếc tiền đầu tư vào một mạng lưới tích hợp các tàu, máy bay chiến đấu và máy bay không người lái tương tự.

Trong đó, đáng chú ý nhất là hệ thống Liên kết Dữ liệu Đa nhiệm Tiên tiến (MFADL) tích hợp các cảm biến hiện đại nhất của các chiến đấu cơ F-35B và hệ thống radar tối tân Aegis nhằm giảm thiểu chi phí cải hoán không cần thiết.

Tàu chiến, máy bay Mỹ thỏa sức vẫy vùng

Hệ thống NIFC-CA trong tương lai được coi là đặc biệt hữu dụng trong môi trường cực kỳ rộng lớn tại Thái Bình Dương, nơi các tàu chiến, máy bay và tàu ngầm có thể hoạt động cách nhau hàng trăm km.

Theo đó, tiêm kích đa nhiệm F-35B đang tập trung tấn công mục tiêu trên bộ có thể “phớt lờ” các tên lửa hành trình của địch bằng cách chuyển dữ liệu về các quả tên lửa này cho Hải quân Mỹ hoạt động gần đó để tiến hành đánh chặn.

Dù là một công nghệ còn rất mới, các chuyên gia kỳ vọng NIFC-CA sẽ sớm được cả Hải quân và Không quân Mỹ chấp nhận tích hợp trên toàn bộ các máy bay và tàu chiến của 2 lực lượng nói trên.

Hệ thống này sẽ giúp Hải quân và Không quân Mỹ mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động của mình trong khi lại tiêu tốn ít tài nguyên hơn so với cách điều động máy bay và tàu chiến truyền thống./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

F-35 lần đầu thả bom lượn thông minh JSOW
F-35 lần đầu thả bom lượn thông minh JSOW

VOV.VN - Quân đội Mỹ đang có kế hoạch thực hiện thêm nhiều vụ thả bom tương tự đối với F-35 trong năm 2016.

F-35 lần đầu thả bom lượn thông minh JSOW

F-35 lần đầu thả bom lượn thông minh JSOW

VOV.VN - Quân đội Mỹ đang có kế hoạch thực hiện thêm nhiều vụ thả bom tương tự đối với F-35 trong năm 2016.

Không quân Mỹ tuyên bố chiến đấu cơ F-35 đã sẵn sàng tham chiến
Không quân Mỹ tuyên bố chiến đấu cơ F-35 đã sẵn sàng tham chiến

VOV.VN - Chiến đấu cơ F-35, thứ vũ khí siêu mạnh và cũng rất tốn kém của không quân Mỹ, vừa được khẳng định là đã sẵn sàng tham gia chiến tranh.

Không quân Mỹ tuyên bố chiến đấu cơ F-35 đã sẵn sàng tham chiến

Không quân Mỹ tuyên bố chiến đấu cơ F-35 đã sẵn sàng tham chiến

VOV.VN - Chiến đấu cơ F-35, thứ vũ khí siêu mạnh và cũng rất tốn kém của không quân Mỹ, vừa được khẳng định là đã sẵn sàng tham gia chiến tranh.

“Vẻ đẹp” chết người của các siêu tiêm kích F-35 siêu đắt của Mỹ
“Vẻ đẹp” chết người của các siêu tiêm kích F-35 siêu đắt của Mỹ

VOV.VN - Ngoài “vẻ đẹp ngoại hình bắt mắt”, các siêu tiêm kích F-35 của quân đội Mỹ còn rất “sát thủ”.

“Vẻ đẹp” chết người của các siêu tiêm kích F-35 siêu đắt của Mỹ

“Vẻ đẹp” chết người của các siêu tiêm kích F-35 siêu đắt của Mỹ

VOV.VN - Ngoài “vẻ đẹp ngoại hình bắt mắt”, các siêu tiêm kích F-35 của quân đội Mỹ còn rất “sát thủ”.

Máy bay Nga sẽ nhanh chóng bắt kịp công nghệ siêu chiến đấu cơ F-35
Máy bay Nga sẽ nhanh chóng bắt kịp công nghệ siêu chiến đấu cơ F-35

VOV.VN - Giới chế tạo máy bay quân sự của Nga và Trung Quốc đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ và sẽ nhanh chóng chế ngự được F-35.

Máy bay Nga sẽ nhanh chóng bắt kịp công nghệ siêu chiến đấu cơ F-35

Máy bay Nga sẽ nhanh chóng bắt kịp công nghệ siêu chiến đấu cơ F-35

VOV.VN - Giới chế tạo máy bay quân sự của Nga và Trung Quốc đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ và sẽ nhanh chóng chế ngự được F-35.