Chỉ làm trước một số đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam vì thiếu vốn

Thay vì xây dựng hơn 1.300 km như trước đây, ngành GTVT chỉ xây dựng trước gần 600 km vì thiếu vốn.

Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) vừa đưa ra phương án điều chỉnh kế hoạch xây dựng cao tốc Bắc - Nam. Thay vì xây dựng hơn 1.300 km như trước đây, ngành GTVT chỉ xây dựng trước gần 600 km vì thiếu vốn.

Ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc TEDI cho biết, trước đây, trong đề án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, Bộ GTVT đặt mục tiêu đến năm 2022 hoàn thành đầu tư xây dựng 1.372km để nối thông toàn tuyến với phần vốn góp của ngân sách Nhà nước khoảng 70.000 tỷ đồng.

Bộ GTVT đặt mục tiêu đến năm 2022 hoàn thành đầu tư xây dựng 1.372km đường cao tốc Bắc - Nam. (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, Bộ GTVT chỉ được phân bổ khoảng 70.000 tỷ đồng vốn TPCP trong 5 năm (2016 - 2020) cho tất cả dự án, bao gồm một số đoạn tuyến của cao tốc Bắc - Nam.

Nếu dành toàn bộ nguồn tiền này để đầu tư cao tốc Bắc - Nam thì tất cả dự án sẽ phải dừng lại do không có tiền triển khai. Chính vì vậy, TEDI được giao tính toán và đưa ra mục tiêu hoàn thành 573km vào năm 2022 với nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ khoảng 41.414 tỷ đồng.

Tổng GĐ TEDI cho biết, với phương án đầu tư theo quy mô phân kỳ, tổng mức đầu tư giai đoạn I của dự án (2017 - 2022) khoảng 88.530 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ khoảng 41.414 tỷ đồng, chiếm 46,8% và nguồn vốn huy động từ các nhà đầu tư (vốn BOT) khoảng 47.116 tỷ đồng.

Cụ thể, trong giai đoạn I sẽ mở rộng đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình) đảm bảo quy mô bốn làn xe cao tốc và xây dựng mới đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) - Vinh (Nghệ An), Vĩnh Hảo (Bình Thuận) - Phan Thiết (Bình Thuận) với quy mô bốn làn xe cao tốc và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây (Đồng Nai). Riêng đoạn Cam Lộ - La Sơn được đầu tư theo hình thức BT, không cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Theo đó, đến năm 2022, đường cao tốc Bắc - Nam đoạn Hà Nội - TP.HCM sẽ khai thác đoạn Pháp Vân - Vinh, Cam Lộ - Quảng Ngãi và Vĩnh Hảo - TP HCM với tổng chiều dài 737km, trong đó chiều dài đầu tư xây dựng giai đoạn 1 khoảng 573km.

Giai đoạn II của dự án (dự kiến từ năm 2023 - 2025) đầu tư các đoạn còn lại để nối thông tuyến cao tốc Bắc - Nam, bao gồm đoạn Vinh (Nghệ An) - Cam Lộ (Quảng Trị) và đoạn Quảng Ngãi - Vĩnh Hảo (Bình Thuận) với tổng chiều dài 799km với quy mô bốn làn xe./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển nhượng khai thác đường cao tốc: Thêm kênh mới huy động vốn
Chuyển nhượng khai thác đường cao tốc: Thêm kênh mới huy động vốn

VOV.VN-Việc chuyển nhượng quyền khai thác các dự án đường cao tốc Việt Nam đang dần được thực hiện theo chủ trương dùng hạ tầng để phát triển hạ tầng.

Chuyển nhượng khai thác đường cao tốc: Thêm kênh mới huy động vốn

Chuyển nhượng khai thác đường cao tốc: Thêm kênh mới huy động vốn

VOV.VN-Việc chuyển nhượng quyền khai thác các dự án đường cao tốc Việt Nam đang dần được thực hiện theo chủ trương dùng hạ tầng để phát triển hạ tầng.

Ưu tiên đầu tư hoàn thành một số tuyến đường cao tốc Bắc - Nam
Ưu tiên đầu tư hoàn thành một số tuyến đường cao tốc Bắc - Nam

VOV.VN - Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, cần ưu tiên đầu tư hoàn thành một số tuyến đường cao tốc Bắc - Nam.

Ưu tiên đầu tư hoàn thành một số tuyến đường cao tốc Bắc - Nam

Ưu tiên đầu tư hoàn thành một số tuyến đường cao tốc Bắc - Nam

VOV.VN - Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, cần ưu tiên đầu tư hoàn thành một số tuyến đường cao tốc Bắc - Nam.

7.000 tỷ làm đường cao tốc: Có nhất thiết phải vay Trung Quốc?
7.000 tỷ làm đường cao tốc: Có nhất thiết phải vay Trung Quốc?

VOV.VN - Nếu kết hợp được nguồn lực giữa các nhà đầu tư trong nước và nguồn ngân sách, việc thực hiện dự án đường cao tốc này sẽ rất khả thi.

7.000 tỷ làm đường cao tốc: Có nhất thiết phải vay Trung Quốc?

7.000 tỷ làm đường cao tốc: Có nhất thiết phải vay Trung Quốc?

VOV.VN - Nếu kết hợp được nguồn lực giữa các nhà đầu tư trong nước và nguồn ngân sách, việc thực hiện dự án đường cao tốc này sẽ rất khả thi.