Giáo sư Phạm Minh Hạc: Ồ ạt tuyển sinh tiến sĩ sẽ không có chất lượng

VOV.VN -Các cơ sở đào tạo sau ĐH không nên tuyển sinh ồ ạt, quá nhiều tiến sĩ. Việc chấm điểm luận án tiến sĩ, thạc sĩ phải làm chặt chẽ, thực chất hơn.

Bộ GD-ĐT đang điều chỉnh quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành. Đây được coi là cột mốc quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ở các cơ sở đào tạo.

Giáo sư, tiến sĩ khoa học (GS.TSKH), Viện sĩ, nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có những đóng góp vào sự điều chỉnh quy chế này.

PV: Thưa GS, ông có thể cho biết những bất cập trong việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ta hiện nay?

GS.TSKH Phạm Minh Hạc: Hiện nay, ở nước ta còn những luận án tiến sĩ hay bài báo, công trình khoa chưa được chuẩn xác. Gần đây, dư luận cho rằng, việc xét chọn và chấm điểm các luận án tiến sĩ tương đối rộng rãi.

Hiện nay, việc bảo vệ luận án tiến sĩ có 3 cấp: Hội đồng cơ sở, hội đồng ngành và hội đồng Trung ương. Để bảo vệ luận án tiến sĩ được hiệu quả thì hội đồng cơ sở phải làm chặt chẽ, thực chất hơn.

PV: Nhiều ý kiến cho rằng, một nghiên cứu sinh muốn trở thành tiến sĩ thì phải có một số bài báo khoa học nhất định đăng trên các tạp chí quốc tế. Còn cử nhân muốn trở thành thạc sĩ phải có bài báo khoa học bằng tiếng Việt. Quan điểm của GS về vấn đề này như thế nào?

GS.TSKH Phạm Minh Hạc: Thực tế đã có quy định cử nhân muốn trở thành thạc sĩ thì phải có bài báo khoa học bằng tiếng Việt nhưng vấn đề là việc xét chọn chưa được cẩn thận, thận trọng và đúng quy chuẩn.

Ở trong nước, các bài báo của nghiên cứu sinh được đăng trên các các tạp chí được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công bố, thẩm định thì mới được tính điểm. Tuy nhiên, nhiều tạp chí khoa học nổi tiếng của các ngành ở nước ngoài thì Việt Nam chưa có danh mục đó.

Thực tế là các công trình nghiên cứu về khoa học tự nhiên được đăng trên tạp chí quốc tế thì nghiên cứu sinh có thể thực hiện được. Tuy nhiên, về yếu tố lịch sử, có những luận án, công trình nghiên cứu về chuyên ngành khoa học xã hội chưa được các nước trên thế giới chấp nhận nên nghiên cứu sinh khó có thể đăng trên các tạp chí quốc tế. Vì vậy, tiêu chí đưa ra đối với thạc sĩ, tiến sĩ ở từng chuyên ngành là phải có bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế cũng phải tính đến yếu tố này.

Giáo sư, tiến sĩ khoa học, Viện sĩ, nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc

PV: Bộ GD-ĐT đang tiến hành điều chỉnh quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành. Quan điểm của GS về việc nâng cao chất lượng đào tạo sau ĐH nên thay đổi như thế nào?

GS.TSKH Phạm Minh Hạc: Chính phủ đã ban hành quyết định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010-2020” (Đề án 911). Theo đó, đến năm 2020, sẽ có khoảng 20.000 tiến sĩ phục vụ cho các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ.

Tuy nhiên, số lượng tiến sĩ phục vụ cho công tác giảng dạy lại ít trong khi đó, có viện lại đào tạo đến mấy nghìn tiến sĩ, thạc sĩ. Như vậy là quá nhiều so với quy định. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo sau ĐH.

Ngoài ra, có một số bất cập nữa là kinh phí đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ còn thấp. Nếu như đào tạo một tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ngoài phải mất khoảng hơn 1 tỷ đồng thì ở Việt Nam, chi phí bình quân cho việc đào tạo tiến sĩ là 15 triệu/năm được coi là quá thấp. Chi phí trả cho một giáo sư hướng dẫn nghiên cứu sinh chỉ có vài triệu đồng/năm. Với chi phí như vậy khó có thể đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ chất lượng được.

Mặt khác, hiện nay, có những phó giáo sư trẻ tuổi hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh thì rất khó đảm bảo được chất lượng đào tạo.

Để đổi mới đào tạo sau ĐH, chúng ta phải nâng cao chất lượng của người hướng dẫn nghiên cứu sinh, phương pháp hướng dẫn phải phù hợp và cách thức thực hiện tuyển chọn, bảo vệ luận án phải nghiêm túc. Các cơ sở được tuyển chọn, đào tạo sau ĐH không nên tuyển sinh ồ ạt, quá nhiều.

Theo quan điểm của tôi, trong một quy trình đào tạo, một cán bộ có thể hướng dẫn 5 thạc sĩ và 3 tiến sĩ, không nên hướng dẫn nhiều hơn con số này. Như vậy, chất lượng đào tạo sau ĐH mới đảm bảo được.

PV: Xin cảm ơn GS!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Giáo dục “mạnh tay” rà soát lại đào tạo tiến sĩ từ năm 2013
Bộ Giáo dục “mạnh tay” rà soát lại đào tạo tiến sĩ từ năm 2013

VOV.VN - Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ thực hiện nghiêm túc việc rà soát lại đào tạo tiến sĩ và gửi báo cáo về Bộ trước ngày 30/6/2016.

Bộ Giáo dục “mạnh tay” rà soát lại đào tạo tiến sĩ từ năm 2013

Bộ Giáo dục “mạnh tay” rà soát lại đào tạo tiến sĩ từ năm 2013

VOV.VN - Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ thực hiện nghiêm túc việc rà soát lại đào tạo tiến sĩ và gửi báo cáo về Bộ trước ngày 30/6/2016.

Từ vụ tiến sĩ 76 tuổi bị đánh: Làm gì để thói hung hăng không còn?
Từ vụ tiến sĩ 76 tuổi bị đánh: Làm gì để thói hung hăng không còn?

VOV.VN -Từ vụ tiến sĩ 76 tuổi bị đánh khiến chúng ta phải nghĩ cách dẹp bỏ thói côn đồ, hung hãn đang có chiều hướng gia tăng...

Từ vụ tiến sĩ 76 tuổi bị đánh: Làm gì để thói hung hăng không còn?

Từ vụ tiến sĩ 76 tuổi bị đánh: Làm gì để thói hung hăng không còn?

VOV.VN -Từ vụ tiến sĩ 76 tuổi bị đánh khiến chúng ta phải nghĩ cách dẹp bỏ thói côn đồ, hung hãn đang có chiều hướng gia tăng...

Thu hút Giáo sư, tiến sĩ giảng dạy ở trường đại học bằng cách nào?
Thu hút Giáo sư, tiến sĩ giảng dạy ở trường đại học bằng cách nào?

VOV.VN -Điều quan trọng trong việc thu hút giáo sư, tiến sĩ giảng dạy ở các trường ĐH, là phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đạt trình độ cao...

Thu hút Giáo sư, tiến sĩ giảng dạy ở trường đại học bằng cách nào?

Thu hút Giáo sư, tiến sĩ giảng dạy ở trường đại học bằng cách nào?

VOV.VN -Điều quan trọng trong việc thu hút giáo sư, tiến sĩ giảng dạy ở các trường ĐH, là phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đạt trình độ cao...

Hiệu trưởng mang hàm “Giáo sư, Tiến sĩ” chửi tục học viên
Hiệu trưởng mang hàm “Giáo sư, Tiến sĩ” chửi tục học viên

VOV.VN -Trong đoạn video được đăng tải, người được cho là Hiệu trưởng Học viện Kinh tế sáng tạo liên tục dùng những lời lẽ tục tĩu mạt sát học viên.

Hiệu trưởng mang hàm “Giáo sư, Tiến sĩ” chửi tục học viên

Hiệu trưởng mang hàm “Giáo sư, Tiến sĩ” chửi tục học viên

VOV.VN -Trong đoạn video được đăng tải, người được cho là Hiệu trưởng Học viện Kinh tế sáng tạo liên tục dùng những lời lẽ tục tĩu mạt sát học viên.

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam rẻ nhất thế giới
Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam rẻ nhất thế giới

VOV.VN - Chi phí bình quân cho việc đào tạo tiến sĩ là 15 triệu/năm thì quá thấp. Với mức đầu tư như vậy khó đòi hỏi chất lượng cao được. 

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam rẻ nhất thế giới

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam rẻ nhất thế giới

VOV.VN - Chi phí bình quân cho việc đào tạo tiến sĩ là 15 triệu/năm thì quá thấp. Với mức đầu tư như vậy khó đòi hỏi chất lượng cao được. 

Bộ Giáo dục nói về những tiêu chí mới đối với tiến sĩ
Bộ Giáo dục nói về những tiêu chí mới đối với tiến sĩ

VOV.VN - Quy chế đào tạo tiến sĩ bắt buộc nghiên cứu sinh phải đạt chuẩn ngay từ “đầu vào”, thời gian tối thiểu để hoàn thành luận án tiến sĩ là 3 năm.

Bộ Giáo dục nói về những tiêu chí mới đối với tiến sĩ

Bộ Giáo dục nói về những tiêu chí mới đối với tiến sĩ

VOV.VN - Quy chế đào tạo tiến sĩ bắt buộc nghiên cứu sinh phải đạt chuẩn ngay từ “đầu vào”, thời gian tối thiểu để hoàn thành luận án tiến sĩ là 3 năm.

Thủ tướng lo ngại nhiều tiến sĩ nhưng thiếu công trình khoa học
Thủ tướng lo ngại nhiều tiến sĩ nhưng thiếu công trình khoa học

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lo ngại tình trạng nhiều tiến sĩ nhưng thiếu công trình khoa học có giá trị đối với xã hội...

Thủ tướng lo ngại nhiều tiến sĩ nhưng thiếu công trình khoa học

Thủ tướng lo ngại nhiều tiến sĩ nhưng thiếu công trình khoa học

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lo ngại tình trạng nhiều tiến sĩ nhưng thiếu công trình khoa học có giá trị đối với xã hội...

Một số cơ sở buông lỏng đào tạo tiến sĩ, gây bức xúc trong xã hội
Một số cơ sở buông lỏng đào tạo tiến sĩ, gây bức xúc trong xã hội

VOV.VN -Một số cơ sở đào tạo buông lỏng đào tạo tiến sĩ, chạy theo số lượng dẫn đến có luận án tiến sĩ không đảm bảo chất lượng, gây bức xúc trong xã hội.

Một số cơ sở buông lỏng đào tạo tiến sĩ, gây bức xúc trong xã hội

Một số cơ sở buông lỏng đào tạo tiến sĩ, gây bức xúc trong xã hội

VOV.VN -Một số cơ sở đào tạo buông lỏng đào tạo tiến sĩ, chạy theo số lượng dẫn đến có luận án tiến sĩ không đảm bảo chất lượng, gây bức xúc trong xã hội.