Bất cập quanh việc vận hành tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây

VOV.VN -Hiện có những chính sách chưa hỗ trợ nhiều cho việc vận hành tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây.

Xây dựng tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây là một sáng kiến được nêu ra vào năm 1998 tại Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng Sông Mekong mở rộng lần thứ 8 tổ chức tại Manila (Philippines).

Việc xây dựng tuyến Hành lang kinh tế Đông –Tây nhằm thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế, giao thương giữa bốn nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar. Với mục đích như vậy, tuyến Hành lang này chính thức thông tuyến vào ngày 20/12/2006.

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm hoạt động, các nước trong tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây vẫn gặp một số khó khăn, trở ngại khi thực hiện giao thương, trao đổi hàng hóa, du lịch...

Phóng viên VOV phỏng vấn Phó Giáo sư (PGS) Rangsan Niamsanit, Giám đốc Văn phòng hợp tác phát triển khu vực Đông Bắc Thái Lan (trường ĐH Khon Kaen).

PV: Là đơn vị chuyên nghiên cứu về ASEAN, ông có thể cho biết, tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây đã tác động như thế nào tới nền kinh tế của 4 nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar?

PGS Rangsan Niamsanit: Tuyến Hành lang kinh tế Đông –Tây sẽ góp phần vào việc xây dựng lòng tin giữa các quốc gia, thúc đẩy sự hợp tác kinh tế thương mại, trao đổi hàng hóa, dịch vụ du lịch, phát triển nguồn nhân lực giữa 4 nước: Việt Nam-Lào-Thái Lan-Myanmar; giúp cho các sản phẩm đặc trưng của mỗi quốc gia có cơ hội tiếp cận được thị trường ngoài nước.

Sự hợp tác đồng bộ giữa các quốc gia sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của mỗi nước. Khi kinh tế phát triển thì thu nhập của người dân mỗi quốc gia cũng sẽ được nâng cao. Kinh tế là yếu tố tiên quyết nhưng ẩn sau đó chính là sự hợp tác, tin tưởng lẫn nhau.

PV: Xin ông cho biết những khó khăn đang cản trở khiến cho việc vận hành tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong đợi của 4 nước?

PGS Rangsan Niamsanit: Trước tiên phải kể đến những chính sách hỗ trợ cho việc vận hành tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây của mỗi quốc gia. Thêm vào đó là thể chế chính trị ở mỗi nước có sự khác nhau, như trường hợp của Thái Lan thì Chính phủ có sự thay đổi nên cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách thực hiện dự án.

Điều thứ hai là những hội nghị, cuộc họp giữa các nước trong tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây chưa được tổ chức một cách thường xuyên nên những quy định, luật định như việc xuất nhập cảnh, vận chuyển hàng hóa, lao động việc làm giữa các quốc gia chưa được thực hiện đầy đủ. Mặc dù các nước đã có sự thúc đẩy trong thời gian vừa qua nhưng theo tôi vẫn chưa được thực hiện một cách quyết liệt. Tất cả những yếu tố này đã khiến cho việc vận hành tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây chưa thực sự hiệu quả.

Mới đây, 4 nước đã đạt được sự thỏa thuận về vấn đề hộ chiếu, thị thực di chuyển giữa các quốc gia. Tôi hy vọng, nhiều vấn đề khác sẽ được thống nhất để việc vận hành tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây được nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Phó Giáo sư Rangsan Niamsanit, Giám đốc Văn phòng hợp tác phát triển khu vực Đông Bắc Thái Lan (trường ĐH Khon Kaen) trả lời phỏng vấn phóng viên VOV.VN

PV: Theo ông, trong thời gian tới, các nước cần có những hành động cụ thể nào để có thể phát huy hết được tiềm năng, lợi thế của tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây mang lại?

PGS Rangsan Niamsanit: Tôi cho rằng, điều đầu tiên các quốc gia cần bắt tay vào thực hiện là thống nhất về các quy định, luật định gồm: quy định về việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới, việc kiểm tra hàng hóa giữa các nước, giao thông đi lại giữa các quốc gia phải có sự thống nhất.

Ví dụ như chúng ta làm sao có thể lái xe lưu thông giữa các quốc gia nếu như các quy định về giao thông không có sự đồng bộ; vấn đề thuế, hải quan cũng cần được trao đổi một cách kỹ lưỡng. Đối với vấn đề du lịch cần có những quy định cụ thể về thời gian lưu trú, việc di chuyển của người dân ra sao. Quan trọng hơn, những quy định khi được đề ra cần phải được đưa vào thực tiễn, thực hiện một cách nghiêm túc và đồng bộ.

Các nước trong tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây cần lưu ý hơn đến những yếu tố từ nhỏ đến lớn, thực hiện một cách liên tục thì những trở ngại kể trên cũng sẽ dần dần được giải quyết.

Khi đã có sự thống nhất trong việc thực hiện các quy định trong từng lĩnh vực, từ việc vận chuyển hàng hóa, xuất khẩu lao động, cho đến chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm thì tất cả 4 nước trên tuyến hành lang sẽ cùng nhau được hưởng lợi.

Tôi cho rằng, các quốc gia trong khu vực là bạn bè, láng giếng, không quốc gia nào áp đảo hay thiệt thòi hơn các quốc gia còn lại nên hãy nắm tay nhau để cùng phát triển.

PV: Xin cảm ơn ông!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các nền kinh tế thành viên APEC ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực
Các nền kinh tế thành viên APEC ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực

VOV.VN - Các nền kinh tế thành viên APEC đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam để triển khai hiệu quả Diễn đàn đối thoại chính sách về an ninh lương thực.

Các nền kinh tế thành viên APEC ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực

Các nền kinh tế thành viên APEC ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực

VOV.VN - Các nền kinh tế thành viên APEC đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam để triển khai hiệu quả Diễn đàn đối thoại chính sách về an ninh lương thực.

Kinh doanh trực tuyến - gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Kinh doanh trực tuyến - gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp

VOV.VN - Các doanh nghiệp cần được nâng cao nhận thức về xu thế thương mại điện tử, tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và tiếp thị trực tuyến.

Kinh doanh trực tuyến - gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Kinh doanh trực tuyến - gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp

VOV.VN - Các doanh nghiệp cần được nâng cao nhận thức về xu thế thương mại điện tử, tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và tiếp thị trực tuyến.

Samsung đầu tư thêm 2,5 tỷ USD vào Bắc Ninh
Samsung đầu tư thêm 2,5 tỷ USD vào Bắc Ninh

Samsung Display - công ty con của Samsung Electronics vừa nhận giấy phép đầu tư 2,5 tỷ USD, nâng tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam lên 6,5 tỷ USD.

Samsung đầu tư thêm 2,5 tỷ USD vào Bắc Ninh

Samsung đầu tư thêm 2,5 tỷ USD vào Bắc Ninh

Samsung Display - công ty con của Samsung Electronics vừa nhận giấy phép đầu tư 2,5 tỷ USD, nâng tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam lên 6,5 tỷ USD.

Vì sao ô tô Trung Quốc “mất hút” ở thị trường Việt Nam?
Vì sao ô tô Trung Quốc “mất hút” ở thị trường Việt Nam?

VOV.VN - Với sự đổ bộ ồ ạt của ô tô giá rẻ từ Ấn Độ, Thái Lan, ô tô Trung Quốc đang mất dần chỗ đứng trên thị trường Việt Nam.  

Vì sao ô tô Trung Quốc “mất hút” ở thị trường Việt Nam?

Vì sao ô tô Trung Quốc “mất hút” ở thị trường Việt Nam?

VOV.VN - Với sự đổ bộ ồ ạt của ô tô giá rẻ từ Ấn Độ, Thái Lan, ô tô Trung Quốc đang mất dần chỗ đứng trên thị trường Việt Nam.  

AIA gặt hái kết quả kinh doanh xuất sắc trong năm 2016
AIA gặt hái kết quả kinh doanh xuất sắc trong năm 2016

VOV.VN - Năm 2016, giá trị hợp đồng khai thác mới của AIA tăng 28% chưa tính đến yếu tố biến động tỷ giá, lợi nhuận kinh doanh tăng 15%.

AIA gặt hái kết quả kinh doanh xuất sắc trong năm 2016

AIA gặt hái kết quả kinh doanh xuất sắc trong năm 2016

VOV.VN - Năm 2016, giá trị hợp đồng khai thác mới của AIA tăng 28% chưa tính đến yếu tố biến động tỷ giá, lợi nhuận kinh doanh tăng 15%.