Chợ sắp sụp tiểu thương vẫn không dời sang chợ mới

VOV.VN - Trong khi chợ mới vừa xây dựng khang trang, với số tiền 21 tỷ đồng, cách chợ cũ vài trăm mét nhưng tiểu thương lại không chịu vào chợ mới.

Chợ Kế Xuyên ở xã Bình Trung, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam xây dựng từ trước năm 1975, diện tích chỉ khoảng 700m2. Khu chợ này hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, không có hệ thống thoát nước, lại nằm sát Quốc lộ 1A gây mất an toàn giao thông. Trong khi chợ mới vừa xây dựng khang trang, với số tiền 21 tỷ đồng, cách chợ cũ vài trăm mét nhưng tiểu thương lại không chịu vào chợ mới. Nghịch lý này tồn tại cả năm trời kể từ khi chợ mới được đưa vào sử dụng, gây nhiều lãng phí.

Chợ Kế Xuyên mới đưa vào sử dụng hơn 1 năm nhưng các ki ốt vẫn cửa đóng then cài.

Chủ trương xây dựng chợ Kế Xuyên được đưa ra từ năm 2006. Đến năm 2014, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ra Quyết định phê duyệt Dự án xây dựng chợ mới, quy mô gần 3 héc ta, trên diện tích 5,6 héc ta đất dự phòng của xã.

Chợ được xây dựng tại 2 thôn là Kế Xuyên 2 và Trà Long, giao Ủy ban nhân dân xã Bình Trung, huyện Thăng Bình làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng theo hình thức đầu tư chuyển giao (BT). Tuy nhiên, chợ đã hoàn thành cách đây hơn 1 năm, chính quyền địa phương nhiều lần vận động tiểu thương vào chợ mới nhưng một bộ phận tiểu thương không đồng tình với nhiều lý do: Chợ mới gần trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, việc học của con em có học được hay không? Đất loại I nhưng mà xã thu hồi để làm chợ.

Đó là ý kiến của những tiểu thương buôn bán khấm khá ở chợ cũ, có nhà mặt tiền để cho thuê, còn những người buôn gánh bán bưng thì lại trông mong sớm di dời sang chợ mới.

Một số tiểu thương phàn nàn: “Chợ mà rộng rãi buôn bán sướng hơn. Ở chợ cũ chật chội, dơ nhớp. Người có nhà ở đây không ưng đi, còn lại nhiều người khác thích đi. Nếu xuống chợ mới xuống hết luôn chứ nửa xuống nửa không làm sao mua bán được”.

Nguyên nhân một số tiểu thương nêu ra là chợ Kế Xuyên mới nằm gần trường tiểu học Nguyễn Du, không đảm bảo về môi trường, an ninh trật tự và an toàn giao thông. Qua kiểm tra, giám sát của HĐND tỉnh Quảng Nam và ngành chức năng ở tỉnh cho thấy, việc xây dựng chợ Kế Xuyên mới thay thế chợ cũ là phù hợp với nhu cầu phát triển và nguyện vọng của đông đảo nhân dân, không ảnh hưởng đến việc dạy và học ở Trường Tiểu học Nguyễn Du. HĐND tỉnh cũng đã yêu cầu UBND xã Bình Trung tích cực tuyên truyền, vận động, kêu gọi các tiểu thương mau chóng di dời, vào kinh doanh ở chợ mới cho thuận tiện.

Ông Lê Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Bình Trung, huyện Thăng Bình cho biết, thời gian đầu đa số các tiểu thương đều đồng tình dời sang chợ mới, nhưng không lâu sau lại đổi ý: “Trong chợ mới có 25 ki ốt, 34 lô trong chợ lồng, 48 lô chợ phụ người ta đăng ký kín hết, có chính sách ưu tiên, những người không có chính sách ưu tiên thì đưa ra đấu thầu, hiện nay đã thống nhất và ký hợp đồng nộp ngân sách 465 triệu. Địa phương kiên quyết không thể để tồn tại song song 2 chợ. Có quyết định cấm chợ kể từ ngày 6/12 cho đến ngày 13/12. Cắt điện, cắt nước và nghiêm cấm không được ai tới tụ tập vì chợ này xuống cấp, trường hợp ngã đổ nguy hiểm đến chết người”. 

Để tạo điều kiện cho các tiểu thương sớm ổn định kinh doanh buôn bán tại chợ Kế Xuyên mới, nhất là dịp tết Đinh Dậu sắp tới, UBND huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cũng đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích như không thu tiền thuế năm đầu tiên, và sẽ xem xét miễn giảm cho những năm tiếp theo nếu kinh doanh buôn bán khó khăn; hỗ trợ di dời từ 500.000 đồng đến 2,5 triệu đồng mỗi hộ.

Ông Hồng Quốc Cường, Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương đã dùng tất cả các giải pháp để tuyên truyền, vận động nhân dân nhưng một số hộ vẫn tìm mọi lý do để “trụ bám”. Sắp tới, chính quyền địa phương sẽ áp dụng các biện pháp hành chính, xử phạt, cưỡng chế không cho tiểu thương tụ tập buôn bán, kinh doanh tại chợ cũ.

“Tập trung thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động. Đến phút cuối cùng, tất cả các giải pháp về tuyên truyền, vận động, về khắc phục những hạn chế trong việc tổ chức di dời chợ trước đây, kể cả việc tổ chức di dời chợ cho các hộ tiểu thương mà các hộ không chấp hành sẽ có biện pháp mạnh bằng việc cưỡng chế di dời"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lai Châu: Di dời 500 tiểu thương tại chợ tạm phường Đoàn Kết
Lai Châu: Di dời 500 tiểu thương tại chợ tạm phường Đoàn Kết

VOV.VN - Khoảng 500 hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ tạm phường Đoàn Kết sẽ di dời đến 6 chợ và 1 trung tâm thương mại trên địa bàn để kinh doanh

Lai Châu: Di dời 500 tiểu thương tại chợ tạm phường Đoàn Kết

Lai Châu: Di dời 500 tiểu thương tại chợ tạm phường Đoàn Kết

VOV.VN - Khoảng 500 hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ tạm phường Đoàn Kết sẽ di dời đến 6 chợ và 1 trung tâm thương mại trên địa bàn để kinh doanh

Chợ 60 năm tuổi ở Kiên Giang có nguy cơ xóa xổ, tiểu thương kêu cứu
Chợ 60 năm tuổi ở Kiên Giang có nguy cơ xóa xổ, tiểu thương kêu cứu

VOV.VN -UBND huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang ra quyết định đình chỉ hoạt động chợ thị trấn Tân Hiệp để di dời sang chợ mới nhưng người dân lại phản đối.

Chợ 60 năm tuổi ở Kiên Giang có nguy cơ xóa xổ, tiểu thương kêu cứu

Chợ 60 năm tuổi ở Kiên Giang có nguy cơ xóa xổ, tiểu thương kêu cứu

VOV.VN -UBND huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang ra quyết định đình chỉ hoạt động chợ thị trấn Tân Hiệp để di dời sang chợ mới nhưng người dân lại phản đối.

Không chịu sang chợ mới, tiểu thương sắm sẵn quan tài đòi yêu sách
Không chịu sang chợ mới, tiểu thương sắm sẵn quan tài đòi yêu sách

VOV.VN - 205 tiểu thương vẫn quyết bám trụ chợ Đức Phổ cũ (Quảng Ngãi) chưa chịu di dời sang khu chợ mới.

Không chịu sang chợ mới, tiểu thương sắm sẵn quan tài đòi yêu sách

Không chịu sang chợ mới, tiểu thương sắm sẵn quan tài đòi yêu sách

VOV.VN - 205 tiểu thương vẫn quyết bám trụ chợ Đức Phổ cũ (Quảng Ngãi) chưa chịu di dời sang khu chợ mới.