Niêm phong vật lạ nghi ấn tín của vua chúa thời xưa

VOV.VN -Hiện bảo tàng tỉnh Nghệ An đã tiếp nhận và niêm phong vật lạ nghi là ấn tín của vua chúa thời xưa.

Trao đổi với phóng viên ông Nguyễn Đức Kiếm, Giám đốc Bảo tàng Nghệ An cho biết đã niêm phong, nhập kho vật kim loại nghi ấn tín của vua do một hộ dân ở xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc phát hiện trước đó.

Vật thể lạ nghi là ấn tín của vua chúa thời xưa được phát hiện tại xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

Đổng thời ông Kiếm cũng cho biết hiện chưa có cơ sở khoa học khẳng định hiện vật là thật hay giả. Quan sát bằng mắt thường bước đầu ghi nhận hiện vật kim loại hình rồng, có hai dòng chữ Hán ở phía bên và mặt đế, vật này hình dáng bên ngoài giống một ấn tín của nhà vua thời xưa.

Sau khi nhận được thông tin đại diện Bảo tàng tỉnh Nghệ An đã về làm các thủ tục cần thiết tiếp nhận vật thể lạ này.

Ngay sau đó, bảo tàng tỉnh Nghệ An cũng có báo cáo gửi Sở VHTT&DL Nghệ An để có phương án xử lý liên quan đến vật thể vừa tiếp nhận. Trong đó dự kiến sẽ có hai phương án. Phương án thứ nhất, theo cảm nhận, cảm quan bằng nghề nghiệp của cán bộ Bảo tàng Nghệ An thì vật trên là đồ phong thủy giả cổ. Mà đồ phong thủy giả cổ thì không có giá trị, vị trí trong bảo tàng. Nếu như vậy sẽ để nguyên niêm phong trả về cho chủ đã phát hiện hiện vật.

Vật thể lạ này đang được niêm phong và bảo quản tại bảo tàng tỉnh Nghệ An.

Phương án thứ hai là thành lập Hội đồng thẩm định hiện vật này. Nếu thành lập thì các thành viên hội đồng thẩm định sẽ gồm thành viên hội đồng thẩm định cổ vật quốc gia, cán bộ Bảo tàng tỉnh, đại diện Sở VH-TT&DL và Sở Tài chính. Khi có kết quả, nếu là hiện vật quý Hội đồng cổ vật quốc gia sẽ phân công đơn vị bảo quản, có thể là Bảo tàng tỉnh Nghệ An hoặc Bảo tàng quốc gia.

Tuy nhiên, việc thành lập Hội đồng thẩm định thì phải do UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định, việc này là rất tốn kém.

Theo ý kiến của các chuyên gia đồ cổ, qua quan sát bên ngoài thì cho rằng đây là đồ giả cổ, dùng để làm phong thủy. Ấn tín của vua thời xưa thường được làm bằng vàng ròng hoặc ngọc, những chất liệu vô cùng quý giá. Tuy nhiên, theo quy định thì bảo tàng tỉnh vẫn phải làm theo trình tự khi tiếp nhận hiện vật này.

Theo nhận định trực quan ban đầu có thể vật thể này chỉ là đồ phong thủy, nếu như vậy sẽ giữ nguyên niêm phong và trao trả cho người đã phát hiện ra hiện vật.

Như VOV.VN đã thông tin trước đó, trong lúc lên đồi để hái rau má Bà Nguyễn Thị Khương (SN 1969) và bà Vương Thị Đông (SN 1957) trú tại xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, đã vô tình phát hiện ra vật thể lạ được cho là triện ấn vua chúa thời xưa.

Vật thể lạ này được làm bằng kim loại, nặng khoảng 1,6 kg màu đen, vàng. Bao quanh  có 9 đầu rồng, nặng khoảng 1,6 kg, mặt trước và mặt dưới có dòng chữ Hán. Hai dòng song ngữ Hán – Mãn. Dòng chữ Hán được viết bằng thể chữ triện là “Đại Thanh tự thiên tử bảo” (tạm dịch : Ấn truyền ngôi triều Đại Thanh) và dòng chữ “Cửu long kim tỷ” (tạm dịch: Ấn vàng chín rồng)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghệ An công nhận quần thể sa mu dầu, phay sừng là cây di sản Việt Nam
Nghệ An công nhận quần thể sa mu dầu, phay sừng là cây di sản Việt Nam

VOV.VN - Sau khi khảo sát, quần thể cây sa mu dầu và 5 cây phay rừng ở vườn quốc gia Pù Hoạt đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Nghệ An công nhận quần thể sa mu dầu, phay sừng là cây di sản Việt Nam

Nghệ An công nhận quần thể sa mu dầu, phay sừng là cây di sản Việt Nam

VOV.VN - Sau khi khảo sát, quần thể cây sa mu dầu và 5 cây phay rừng ở vườn quốc gia Pù Hoạt đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Lễ hội Đền Cửa Ông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội Đền Cửa Ông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận lễ hội Đền Cửa Ông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cùng với 16 di sản khác.

Lễ hội Đền Cửa Ông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Đền Cửa Ông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận lễ hội Đền Cửa Ông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cùng với 16 di sản khác.

Ấn tín nghi của vua tại Nghệ An không quá 30 năm tuổi?
Ấn tín nghi của vua tại Nghệ An không quá 30 năm tuổi?

Chuyên gia cho rằng đây là một dạng ấn được dùng với mục đích cầu tài lộc, trấn yểm phong thuỷ và chỉ mới xuất hiện không quá 30 năm trở lại đây.

Ấn tín nghi của vua tại Nghệ An không quá 30 năm tuổi?

Ấn tín nghi của vua tại Nghệ An không quá 30 năm tuổi?

Chuyên gia cho rằng đây là một dạng ấn được dùng với mục đích cầu tài lộc, trấn yểm phong thuỷ và chỉ mới xuất hiện không quá 30 năm trở lại đây.

Lăng vua Hiệp Hòa được công nhận di tích lịch sử
Lăng vua Hiệp Hòa được công nhận di tích lịch sử

Lăng mộ vua Hiệp Hòa tọa lạc ở khu vực đồi thông núi Tam Thai thuộc phường An Tây, thành phố Huế. 

Lăng vua Hiệp Hòa được công nhận di tích lịch sử

Lăng vua Hiệp Hòa được công nhận di tích lịch sử

Lăng mộ vua Hiệp Hòa tọa lạc ở khu vực đồi thông núi Tam Thai thuộc phường An Tây, thành phố Huế. 

“Tín ngưỡng thờ Mẫu” được công nhận là di sản văn hóa thế giới
“Tín ngưỡng thờ Mẫu” được công nhận là di sản văn hóa thế giới

VOV.VN - “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Tín ngưỡng thờ Mẫu” được công nhận là di sản văn hóa thế giới

“Tín ngưỡng thờ Mẫu” được công nhận là di sản văn hóa thế giới

VOV.VN - “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.