Trắng đêm xem nghi lễ “cấp sắc” của đồng bào Dao

VOV.VN - Nghi lễ “cấp sắc” của đồng bào Dao đánh dấu sự trưởng thành của người đàn ông. 

Đàn ông dân tộc Dao nếu chưa được “cấp sắc” thì không được coi là người trưởng thành, khi sống không được thờ cúng cha mẹ, khi chết không được về với tổ tiên.
Nghi lễ “cấp sắc” của người dân tộc Dao đánh dấu sự trưởng thành của người đàn ông. Phải qua “cấp sắc” mới được nhận làm tín đồ Đạo giáo, được học, tu luyện để dạy chữ, dạy cúng hoặc làm nghề thầy cúng.
Trong lễ “cấp sắc”, các thầy cúng phải cầu khấn các thành phần bảo trợ của mình, phải cúng tổ tiên của gia chủ, và đặc biệt phải mời Bàn Vương (người được coi là thủy tổ của đồng bào Dao) về dự.
Người Dao tiền ở Hàm Yên không lập ban thờ như người Kinh. Họ thờ cúng tổ tiên và tiến hành mọi nghi lễ khác ở nhà của trưởng họ.
Lễ cấp sắc thường được tổ chức từ tháng mười năm trước đến tháng Giêng âm lịch năm sau.
Quan trọng hơn cả trong nghi lễ “cấp sắc” là lễ “cấp đèn”. Đây được coi là bước “khai sáng” cho tâm hồn người đàn ông.
Tùy vào cấp độ mà lễ “cấp sắc” được đặt 3 đèn, 7 đèn hay 12 đèn.
Ý nghĩa của lễ đặt đèn là soi sáng cho tâm hồn, tẩy rửa tội lỗi, để người được cấp sắc trong sạch.
Sau lễ cấp đèn, thầy cúng sẽ đặt “sắc” cho người thụ lễ. Người đàn ông này được cấp sắc 3 đèn – “sắc” cơ bản, bắt buộc phải có trong cuộc đời người đàn ông.
Nội dung các bài khấn chủ yếu răn dạy người thụ lễ và tạ ơn thần thánh, tổ tiên.
Người thụ lễ phải học các điều về kính trọng tổ tiên, thần thánh, biết ơn cha mẹ, thuỷ chung với bạn bè, sống chân thành, không lừa lọc, không dâm đãng, phải có lòng dũng cảm, biết trọng nghĩa, khinh tài, chấp hành luật lệ… ngay trong lễ cấp sắc.
Lễ cấp sắc thường được tiến hành khoảng 1 ngày, 2 đêm.
Không còn ăn uống linh đình trong lễ “cấp sắc”, người Dao ở Tuyên Quang cũng chỉ làm lễ cấp sắc khi gia đình đã đủ điều kiện, dư giả tiền bạc.
Nhiều người gần 60 tuổi, khi con cháu trưởng thành, làm ăn khấm khá mới làm lễ cấp sắc.
Nghi lễ này không chỉ mang ý nghĩa tâm linh đối với người thụ lễ mà còn răn dạy người khác trong cộng đồng sống hướng thiện, làm việc tốt, tránh việc xấu, coi trọng đạo đức.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Treo cổ trâu, chém lợn...trong lễ hội là những hành vi man rợ“
“Treo cổ trâu, chém lợn...trong lễ hội là những hành vi man rợ“

VOV.VN - Nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Trọng Hiền cho rằng, việc treo cổ trâu, chém lợn...là những hành vi man rợ trong lễ hội được phục dựng quá đà.

“Treo cổ trâu, chém lợn...trong lễ hội là những hành vi man rợ“

“Treo cổ trâu, chém lợn...trong lễ hội là những hành vi man rợ“

VOV.VN - Nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Trọng Hiền cho rằng, việc treo cổ trâu, chém lợn...là những hành vi man rợ trong lễ hội được phục dựng quá đà.

Lễ hội cầu ngư thu hút đông đảo du khách và người dân Thừa Thiên-Huế
Lễ hội cầu ngư thu hút đông đảo du khách và người dân Thừa Thiên-Huế

VOV.VN - Lễ hội cầu ngư đã có từ 500 năm trước, là nét đặc trưng của ngư dân vùng biển miền Trung.

Lễ hội cầu ngư thu hút đông đảo du khách và người dân Thừa Thiên-Huế

Lễ hội cầu ngư thu hút đông đảo du khách và người dân Thừa Thiên-Huế

VOV.VN - Lễ hội cầu ngư đã có từ 500 năm trước, là nét đặc trưng của ngư dân vùng biển miền Trung.

Chùm ảnh: Đầu Xuân trẩy hội đình làng Túy Loan
Chùm ảnh: Đầu Xuân trẩy hội đình làng Túy Loan

VOV.VN - Trong 2 ngày, 6-7/2 (tức mùng 9, 10 tháng Giêng), lễ hội đình làng Túy Loan- một trong những đình làng cổ xưa ở TP Đà Nẵng đã chính thức khai hội.

Chùm ảnh: Đầu Xuân trẩy hội đình làng Túy Loan

Chùm ảnh: Đầu Xuân trẩy hội đình làng Túy Loan

VOV.VN - Trong 2 ngày, 6-7/2 (tức mùng 9, 10 tháng Giêng), lễ hội đình làng Túy Loan- một trong những đình làng cổ xưa ở TP Đà Nẵng đã chính thức khai hội.

Thí sinh Người đẹp Kinh Bắc hóa thân thành liền chị về hội Lim
Thí sinh Người đẹp Kinh Bắc hóa thân thành liền chị về hội Lim

VOV.VN - Dàn thí sinh Người đẹp Kinh Bắc có hành trình “Du xuân trẩy hội miền quan họ” tại địa điểm chùa Diềm Xá và lễ Hội Lim.

Thí sinh Người đẹp Kinh Bắc hóa thân thành liền chị về hội Lim

Thí sinh Người đẹp Kinh Bắc hóa thân thành liền chị về hội Lim

VOV.VN - Dàn thí sinh Người đẹp Kinh Bắc có hành trình “Du xuân trẩy hội miền quan họ” tại địa điểm chùa Diềm Xá và lễ Hội Lim.

Đà Lạt dừng hội vì anh đào không nở
Đà Lạt dừng hội vì anh đào không nở

Chiều 6/2, BTC lễ hội hoa anh đào Tuyền Lâm - Đà Lạt lần thứ nhất năm 2017 chính thức thông báo chủ trương của UBND tỉnh Lâm Đồng là dừng tổ chức lễ hội này.

Đà Lạt dừng hội vì anh đào không nở

Đà Lạt dừng hội vì anh đào không nở

Chiều 6/2, BTC lễ hội hoa anh đào Tuyền Lâm - Đà Lạt lần thứ nhất năm 2017 chính thức thông báo chủ trương của UBND tỉnh Lâm Đồng là dừng tổ chức lễ hội này.