Hỗn loạn thị trường đồ cổ

Tình trạng đồ giả cổ bị giới doanh thương lập lờ, đánh lận với đồ cổ trong giao dịch mua bán khiến thị trường đồ cổ trở nên hỗn loạn.

Tình trạng đồ giả cổ bị giới doanh thương lập lờ, đánh lận với đồ cổ trong giao dịch mua bán khiến thị trường đồ cổ trở nên hỗn loạn. Trong khi đó, kỹ thuật làm đồ giả cổ ngày càng cao. Nếu được phát huy đúng mức sẽ trở thành một trong những kênh góp phần phát triển văn hóa, nghệ thuật truyền thống, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc trong đời sống hiện đại. Việc minh bạch được đồ cổ và đồ giả cổ cũng là cách góp phần khai thông con đường phát triển cho cả hai lĩnh vực trên.

Chợ đồ cũ dấu xưa bị cảnh báo có nguy cơ thành “bãi thải của đồ giả cổ”.

Sau một thời gian đưa chợ cũ đồ xưa đi vào hoạt động tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 8-10, chia sẻ với các thành viên của Hội Cổ vật Thăng Long nhân dịp đại hội lần thứ V của Hội, Giám đốc Bảo tàng, ông Nguyễn Tiến Đà đã thẳng thắn bày tỏ, nếu không cẩn thận, chợ sẽ trở thành “bãi rác của đồ giả cổ”.

Do Hội Cổ vật Thăng Long phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức, chợ đồ cũ dấu xưa được coi là địa chỉ cho người dân và du khách hoài cổ tìm kiếm những nét văn hóa độc đáo qua những món đồ đã hàng trăm tuổi trên mảnh đất của Thủ đô. Không ít người kỳ vọng, đây sẽ là không gian văn hóa đặc trưng của Hà Nội, “làm sang” hơn bằng văn hóa cho cả địa phương thông qua hoạt động tìm kiếm, lưu giữ những hồn cốt tinh hoa của dân tộc.

Đây cũng được coi như một trong những chốn giao thương nhưng nghiêng về chất “thư hương” với tiêu chí người bán, người mua đều là dân sưu tầm và chơi đồ cũ, đến chợ nhưng không quá quan trọng chuyện mua bán, lời lãi bao nhiêu mà chủ yếu là giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chơi đồ cổ, tìm lại nét văn hóa thanh tao từng vang bóng một thời.

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian không dài chợ đi vào hoạt động, không ít ý kiến bày tỏ sự lo lắng việc khó kiểm soát đồ giả cổ trà trộn trong chợ.

Chủ tịch Hội Cổ vật Thăng Long, ông Đào Phan Long cũng thừa nhận, lâu nay đồ giả cố cố tình bị giới giao thương, trong đó có không ít nhà sưu tập “hô biến” thành đồ cổ đang trở thành nỗi ám ảnh của thị trường đồ cổ. Chưa kể, chính bản thân nhà sưu tầm cũng có khi nhầm lẫn.

Bộ sưu tập đồ cổ được trưng bày tại gia - niềm tự hào của một nhà sưu tập chuyên về đồ gốm sứ ở Hà Nội.

Chủ tịch Hội Di sản và Cổ vật Thanh Hoa, tỉnh Thanh Hóa, ông Hồ Quang Sơn cho biết, có những nhà sưu tập công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng đang lưu giữ hàng ngàn hiện vật cổ nhưng người am hiểu đồ cổ nhìn vào đều thấy có đến 80% trong số hiện vật ấy đều là đồ giả cổ. Kỹ thuật làm đồ giả cổ đã đạt đến trình độ mà mọi sự kiểm tra bằng máy móc, hóa học cũng “chào thua”.

Riêng với nghệ thuật đúc trống đồng thì có lẽ Thanh Hóa là số một và kỹ thuật này đã được Hội Khoa học lịch sử công nhận là đã phục hồi, làm được theo kỹ thuật của người xưa. Thế nên mới có tình trạng, hôm trước có nhà sưu tập công bố chiếc trống đồng, món đồ cổ độc bản hiếm hoi nào đó, vài hôm sau, Thanh Hóa đã có ngay 4,5 bản khác như đồ cổ thật. Nhiều nhà sưu tập đổ về Thanh Hóa, hý hửng mua được món hời nhưng thực tình đây là món đồ giả cổ.

Kỹ thuật đúc trống đồng của Thanh Hóa đã được khẳng định và ghi nhận qua rất nhiều hoạt động. Trong đó, điển hình là bộ 100 chiếc trống đồng được đúc tặng nhân dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, hiện đang được lưu giữ tại các bảo tàng, khu trưng bày lớn khác. Ông Sơn cũng khẳng định, thông thường, một chiếc trống đồng cổ có giá hàng tỷ đồng nhưng với trống đồng giả cổ, giá chỉ từ 2 triệu đến 4 triệu đồng.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cũng tiết lộ, ông đã từng tư vấn cho một người bạn làm đầu rồng theo kỹ thuật đặc biệt của người xưa. Người bạn này cũng chỉ làm độc bản rồi đập khuôn.

Lâu nay, nói đến đồ giả cổ, chúng ta thường nghĩ ngay đến tính tiêu cực của đồ giả. Song, không phải đồ giả cổ không có giá trị mỹ thuật hay giá trị văn hóa nghệ thuật nhất định. Đồ giả cổ khơi gợi lại những nhu cầu về thẩm mĩ và việc ứng dụng công nghệ để sản xuất cũng nên được khuyến khích phát huy. Vấn đề là phải minh bạch hóa được đồ giả cổ với đồ cổ.

Được biết, để quy tụ đội ngũ các nhà sưu tập trên cả nước, hiện nay, đã có 6 hội cổ vật được thành lập và đi vào hoạt động tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Bắc Ninh.

Ông Phạm Quốc Quân, Phó Chủ tịch Hội Cổ vật Thăng Long, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hà Nội khẳng định: Việc thành lập hội đầu tiên là vì thú chơi cổ ngoạn, nhưng kinh tế thị trường đang tác có những tác động tiêu cực đến thú chơi tao nhã này. Thời gian gần đây, các hội cổ vật trên cả nước đã bắt đầu ngồi lại, cùng tính đến việc mở rộng, duy trì, phát triển hội vừa bàn thảo thành lập Liên hiệp các hội cổ vật trên cả nước.

Việc thành lập Liên hiệp các hội cổ vật trên cả nước được kỳ vọng sẽ góp phần thống nhất, minh bạch hóa thị trường đồ cổ thông qua các hoạt động giao lưu, đoàn kết và chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong việc sưu tầm, lưu giữ các giá trị văn hóa cổ xưa của dân tộc. Đã có một số cuộc bàn thảo xúc tiến thành lập Liên hiệp hội.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước dạo đầu. Để thành lập được Liên hiệp các hội cổ vật cần sự tự giác chung sức, chung tay của tất cả những người đam mê thú chơi cổ vật một cách chân chính./.

Chợ đồ cũ dấu xưa bị cảnh báo có nguy cơ thành “bãi thải của đồ giả cổ”.
Bộ sưu tập đồ cổ được trưng bày tại gia - niềm tự hào của một nhà sưu tập chuyên về đồ gốm sứ ở Hà Nội.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiến trúc phật giáo đang bị lai căng, mất phương hướng
Kiến trúc phật giáo đang bị lai căng, mất phương hướng

VOV.VN - Trong bối cảnh phật giáo đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nếu không có sự định hướng sẽ dẫn đến tình trạng lai căng, đánh mất bản sắc.

Kiến trúc phật giáo đang bị lai căng, mất phương hướng

Kiến trúc phật giáo đang bị lai căng, mất phương hướng

VOV.VN - Trong bối cảnh phật giáo đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nếu không có sự định hướng sẽ dẫn đến tình trạng lai căng, đánh mất bản sắc.

Đã tìm thấy tượng Phật bà chùa Mễ Sở bị mất cắp
Đã tìm thấy tượng Phật bà chùa Mễ Sở bị mất cắp

VOV.VN -Theo ông Nguyễn Đông Bình, Chủ tịch UBND xã Mễ Sở, bức tượng Phật bà chùa Mễ Sở đã được tìm thấy sáng nay, 8/10.

Đã tìm thấy tượng Phật bà chùa Mễ Sở bị mất cắp

Đã tìm thấy tượng Phật bà chùa Mễ Sở bị mất cắp

VOV.VN -Theo ông Nguyễn Đông Bình, Chủ tịch UBND xã Mễ Sở, bức tượng Phật bà chùa Mễ Sở đã được tìm thấy sáng nay, 8/10.

“Báu vật khảo cổ học Việt Nam” được trưng bày tại Đức
“Báu vật khảo cổ học Việt Nam” được trưng bày tại Đức

VOV.VN - Đây là lần đầu tiên những báu vật khảo cổ học của nước ta được đưa ra trưng bày tại nước ngoài.

“Báu vật khảo cổ học Việt Nam” được trưng bày tại Đức

“Báu vật khảo cổ học Việt Nam” được trưng bày tại Đức

VOV.VN - Đây là lần đầu tiên những báu vật khảo cổ học của nước ta được đưa ra trưng bày tại nước ngoài.

Kỳ lạ ‘khúc gỗ Thánh’ 500 tuổi như ‘khóa thần’ mở nước ở Hòa Bình
Kỳ lạ ‘khúc gỗ Thánh’ 500 tuổi như ‘khóa thần’ mở nước ở Hòa Bình

VOV.VN -Dân bản sợ quá, liền làm lễ lớn, cúng khấn… khúc gỗ, rồi trịnh trọng khiêng khúc gỗ này thả lại xuống giếng, y rằng, nước lại phun lên trong vắt.

Kỳ lạ ‘khúc gỗ Thánh’ 500 tuổi như ‘khóa thần’ mở nước ở Hòa Bình

Kỳ lạ ‘khúc gỗ Thánh’ 500 tuổi như ‘khóa thần’ mở nước ở Hòa Bình

VOV.VN -Dân bản sợ quá, liền làm lễ lớn, cúng khấn… khúc gỗ, rồi trịnh trọng khiêng khúc gỗ này thả lại xuống giếng, y rằng, nước lại phun lên trong vắt.

Cho phép thăm dò khu vực nghi có dấu tích lăng mộ vua Quang Trung
Cho phép thăm dò khu vực nghi có dấu tích lăng mộ vua Quang Trung

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã cho phép tiến hành thăm dò khảo cổ tại khu vực nghi có dấu tích của cung điện Đan Dương và cũng là Đan Lăng, Huế.

Cho phép thăm dò khu vực nghi có dấu tích lăng mộ vua Quang Trung

Cho phép thăm dò khu vực nghi có dấu tích lăng mộ vua Quang Trung

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã cho phép tiến hành thăm dò khảo cổ tại khu vực nghi có dấu tích của cung điện Đan Dương và cũng là Đan Lăng, Huế.