Phá sản ngân hàng yếu kém: Quyền lợi của người gửi tiền ra sao?

VOV.VN - Khi thực hiện thí điểm phá sản ngân hàng yếu kém, hai yêu cầu lớn đặt ra là bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và quyền lợi của người gửi tiền.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, Chính phủ sẽ mạnh tay với doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, cho thí điểm phá sản ngân hàng yếu kém.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội

Ông Vương Đình Huệ cho biết, thời gian tới, việc thực hiện tái cơ cấu sẽ được tích cực triển khai, tập trung vào tái cơ cấu ngân hàng, đồng thời siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính.

Không thể tiếp tục mua ngân hàng 0 đồng

Theo Phó Thủ tướng, lâu nay, việc tái cơ cấu các ngân hàng, doanh nghiệp yếu kém đều dùng nguồn lực nhà nước, khi các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu thì chỉ phải đóng thuế 25%. Việc cho VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt thông qua tái cấp vốn, bởi cho vay thông thường thì lãi suất 7-8%, còn tái cấp vốn chỉ 3%...

“Tới đây lãnh đạo Chính phủ sẽ mạnh dạn cho thí điểm phá sản các ngân hàng yếu”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Động thái này kỳ vọng sẽ cảnh tỉnh được các ngân hàng, nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.

“Nếu cứ làm ăn yếu kém rồi lại để Nhà nước lo bằng cách mua lại 0 đồng mãi là không thể được”, ông Vương Đình Huệ khẳng định.

Nhà nước không thể tiếp tục "gánh" các ngân hàng 0 đồng (Ảnh minh họa: Internet)

Quan ngại hiệu ứng nhạy cảm đã giảm bớt

Cho phá sản ngân hàng là thông tin nhạy cảm, có thể tạo hiệu ứng dây chuyền bất lợi đối với hệ thống, đặc biệt là với tâm lý người gửi tiền. Trong giai đoạn tái cơ cấu 2011-2015, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã xác định chưa thực hiện cho phá sản ngân hàng, vì quan ngại hiệu ứng nhạy cảm trên.

Tuy nhiên, điểm dễ nhận thấy bối cảnh hiện nay đã rất khác so với giai đoạn 2011-2015. Hai thị trường nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều biến động, từng gây nhiều xáo trộn bất ổn vĩ mô là vàng và ngoại tệ, đến nay đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nước bình ổn. Đây là một yếu tố góp phần tạo nền tảng thuận lợi để có thể đặt ra định hướng thí điểm cho phá sản ngân hàng yếu kém.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng trong điều hành hệ thống ngân hàng phải bám sát diễn biến của kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước để điều hành phù hợp.

Liên quan đến tái cơ cấu nợ xấu, bà Nguyễn Thị Hồng cho rằng, vấn đề bây giờ là xử lý nợ xấu đã mua về VAMC. Trên thực tế, NHNN đã tiếp tục triển khai nhưng vấn đề xử lý nợ xấu đang gặp rất nhiều khó khăn về quy định pháp luật… Hiện nay, NHNN đang tiếp tục nghiên cứu để đưa những nội dung này trong đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 để trình lên các cấp.

Tiền gửi của dân sẽ ra sao?

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, khi đề cập đến các biện pháp phá sản đối với các ngân hàng thương mại yếu kém, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: Những ngân hàng bê bết quá thì không thể tồn tại được. Chính phủ sẽ đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền.

Theo Nghị định 68/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi, nghị định này giữ nguyên quy định về chi phí bảo hiểm tiền gửi, số tiền bảo hiểm được trả tại Nghị định 109/2005/NĐ-CP trước đó.

Cụ thể, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi bao gồm cả gốc và lãi của một người gửi tiền (một cá nhận hoặc người đại diện theo pháp luật) tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 50 triệu đồng. Điều này có nghĩa là cho dù người gửi tiền có gửi 1 tỷ đồng tại một ngân hàng thì khi ngân hàng này phá sản, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ chỉ chi trả cho người gửi tiền trên tối đa là 50 triệu đồng.

Con số 50 triệu đồng này quá ít, vì vậy, nếu chỉ trông chờ vào Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, rõ ràng người dân gửi tiền sẽ không được đảm bảo quyền lợi. Tất nhiên người gửi tiền  không chỉ trông chờ vào Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, mà phần nhiều trông chờ vào tiền thu được từ hoạt động thanh lý tài sản ngân hàng khi phá sản.

Theo trình tự ưu tiên, ngân hàng sẽ tiến hành chi trả cho chủ nợ là cơ quan thuế đầu tiên, tiếp đến chính là người gửi tiền, thứ ba là các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, thứ tư là người sở hữu trái phiếu ngân hàng, thứ năm là các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ và cuối cùng là cổ đông của ngân hàng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, quá trình tiến hành phá sản ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh lý tài sản, có thể mất một khoảng thời gian dài, gây ra tâm lý tiêu cực cho người gửi tiền. Với vai trò điều phối, Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh thanh toán trước cho người gửi tiền nếu như các thỏa thuận thanh lý tài sản với các đối tượng mua đã hoàn tất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiền gửi ngân hàng “bốc hơi”, ai chịu trách nhiệm?
Tiền gửi ngân hàng “bốc hơi”, ai chịu trách nhiệm?

VOV.VN -Kinh nghiệm các ngân hàng trên thế giới là không đổ lỗi cho khách hàng, bởi nghĩa vụ đầu tiên của ngân hàng là phải đảm bảo tiền không bị thất thoát.

Tiền gửi ngân hàng “bốc hơi”, ai chịu trách nhiệm?

Tiền gửi ngân hàng “bốc hơi”, ai chịu trách nhiệm?

VOV.VN -Kinh nghiệm các ngân hàng trên thế giới là không đổ lỗi cho khách hàng, bởi nghĩa vụ đầu tiên của ngân hàng là phải đảm bảo tiền không bị thất thoát.

Tiền gửi trong ngân hàng ‘không cánh mà bay’: Ngân hàng ‘vô tội’?
Tiền gửi trong ngân hàng ‘không cánh mà bay’: Ngân hàng ‘vô tội’?

Gần đây, liên tục xảy ra các vụ tiền gửi ở ngân hàng bỗng dưng biến mất khiến chủ tài khoản điêu đứng.

Tiền gửi trong ngân hàng ‘không cánh mà bay’: Ngân hàng ‘vô tội’?

Tiền gửi trong ngân hàng ‘không cánh mà bay’: Ngân hàng ‘vô tội’?

Gần đây, liên tục xảy ra các vụ tiền gửi ở ngân hàng bỗng dưng biến mất khiến chủ tài khoản điêu đứng.

TS. Nguyễn Trí Hiếu nêu 3 nguyên nhân khiến nợ xấu ngân hàng vẫn tăng
TS. Nguyễn Trí Hiếu nêu 3 nguyên nhân khiến nợ xấu ngân hàng vẫn tăng

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng có 3 nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng của nợ xấu.

TS. Nguyễn Trí Hiếu nêu 3 nguyên nhân khiến nợ xấu ngân hàng vẫn tăng

TS. Nguyễn Trí Hiếu nêu 3 nguyên nhân khiến nợ xấu ngân hàng vẫn tăng

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng có 3 nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng của nợ xấu.

Xử lý nợ xấu của ngân hàng: Có nên dùng Ngân sách Nhà nước?
Xử lý nợ xấu của ngân hàng: Có nên dùng Ngân sách Nhà nước?

VOV.VN - Hiện nay đang có nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất dùng Ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu của ngân hàng.

Xử lý nợ xấu của ngân hàng: Có nên dùng Ngân sách Nhà nước?

Xử lý nợ xấu của ngân hàng: Có nên dùng Ngân sách Nhà nước?

VOV.VN - Hiện nay đang có nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất dùng Ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu của ngân hàng.