Doanh nghiệp địa ốc TPHCM “chê” xây nhà ở xã hội

Tại TP.HCM, nhu cầu về nhà ở xã hội đang rất lớn, song doanh nghiệp địa ốc khá hờ hững với phân khúc thị trường này. 

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, những dự án nhà ở xã hội hiện tại ở Thành phố chủ yếu xuất phát từ năm 2009 tới năm 2014, khi thị trường bất động sản đóng băng và các chủ đầu tư xin thay đổi quy hoạch các dự án thương mại sang nhà ở xã hội và tới thời điểm này, các dự án đó mới được triển khai xây dựng.

.

Các doanh nghiệp địa ốc hững hờ với phát triển nhà ở xã hội còn một phần vì việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014 đang bị ách tắc do còn có những ý kiến khác nhau giữa các bộ, ngành

 

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, điểm sáng hiếm hoi trong phân khúc nhà ở xã hội tại địa phương này là vào tháng 5/2016, Thành phố đã chấp thuận cho 2 dự án nhà ở xã hội mới. Đó là Dự án Khu căn hộ CC1 tại đường Nguyễn Văn Dung (quận Gò Vấp) do Tổng công ty Xây dựng số 1 - TNHH một thành viên làm chủ đầu tư, với tổng diện tích khu đất 2.931,6 m2. Dự án thứ hai là khu nhà ở chung cư cao tầng kết hợp thương mại tại phường Tân Thới Nhất (quận 12), do Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Phúc Phúc Yên làm chủ đầu tư, với diện tích đất là 17.584,7 m2.Trao đổi về việc doanh nghiệp không mặn mà phát triển nhà ở xã hội, ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Hưng Thịnh cho biết, công ty ông không thực hiện các dự án nhà ở xã hội bởi quỹ đất rất hiếm, chi phí đầu tư cao mà lợi nhuận ít, trong khi chính sách hỗ trợ của Thành phố chưa thỏa đáng.

Còn đại diện Himlam Land, một đơn vị mới đưa ra sản phẩm nhà ở giá rẻ tại TP.HCM lại cho biết, Dự án Phú Đông của Công ty đưa ra có giá chỉ 1 tỷ đồng/căn, nhưng vẫn là nhà ở thương mại. “Chúng tôi hạ giá bán căn hộ vì vị trí xa trung tâm, nhưng vẫn bán theo giá trị nhà ở thương mại, vì nếu thực hiện nhà ở xã hội, thì tên tuổi Công ty sẽ đi xuống”, vị đại diện này cho biết.

Một lý do nữa mà các công ty địa ốc không muốn phát triển nhà ở xã hội là, hầu hết dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM đang bị tiếng không tốt. Đơn cử, Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long khi phát triển nhà ở xã hội Ehom3 tại quận Bình Tân khi xây dựng và đưa vào hoạt động đã xuống cấp nghiêm trọng. Cùng chung cảnh ngộ này, Dự án 6B The Easter City của Công ty Hoàng Anh Gia Lai cũng vừa bị người dân phản ánh là nhiều hạng mục công trình xuống cấp nghiêm trọng…

Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, các doanh nghiệp địa ốc hững hờ với phát triển nhà ở xã hội còn một phần vì việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014 đang bị ách tắc do còn có những ý kiến khác nhau giữa các bộ, ngành.

“Về quy hoạch phát triển nhà ở xã hội, Thành phố cần quy hoạch phát triển các cụm dân cư nhà ở xã hội, nhà ở bình dân dành cho người có thu nhập thấp và đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội trên địa bàn từng quận, huyện hoặc theo khu vực có tính liên quận, ở tất cả các hướng của Thành phố, với đầy đủ tiện ích. Để triển khai hiệu quả quy định các dự án nhà ở thương mại, phải dành 20% quỹ đất kinh doanh của dự án để tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội, cần phải xây dựng nhà ở xã hội tại dự án, hoán đổi quỹ đất hoặc quỹ nhà ở xã hội có giá trị tương đương tại vị trí khác thanh toán bằng tiền”, ông Châu đề xuất.

Theo đại diện một chủ đầu tư, để thu hút doanh nghiệp địa ốc phát triển nhà ở xã hội, cần thực hiện lại quy hoạch các quận vùng ven, trong đó có khu dân cư hỗn hợp, vừa có nhà ở xã hội, vừa có nhà ở thương mại với diện tích phù hợp để giải quyết nhu cầu nhà ở cấp bách của người thu nhập thấp cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa ốc phát triển phân khúc này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Có sổ tiết kiệm mới được vay mua nhà ở xã hội: Thêm “giấy phép con”?
Có sổ tiết kiệm mới được vay mua nhà ở xã hội: Thêm “giấy phép con”?

Ngoài đáp ứng điều kiện giống gói 30.000 tỷ đồng, từ ngày 15/8, đối tượng vay mua nhà ở xã hội phải có sổ tiết kiệm tại chính ngân hàng cho vay.

Có sổ tiết kiệm mới được vay mua nhà ở xã hội: Thêm “giấy phép con”?

Có sổ tiết kiệm mới được vay mua nhà ở xã hội: Thêm “giấy phép con”?

Ngoài đáp ứng điều kiện giống gói 30.000 tỷ đồng, từ ngày 15/8, đối tượng vay mua nhà ở xã hội phải có sổ tiết kiệm tại chính ngân hàng cho vay.

Bán “chui” nhà ở xã hội kiếm lời hàng trăm triệu đồng
Bán “chui” nhà ở xã hội kiếm lời hàng trăm triệu đồng

VOV.VN - Thực tế này đến nay vẫn chưa có giải pháp nào để xử lý, ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách về nhà ở xã hội.

Bán “chui” nhà ở xã hội kiếm lời hàng trăm triệu đồng

Bán “chui” nhà ở xã hội kiếm lời hàng trăm triệu đồng

VOV.VN - Thực tế này đến nay vẫn chưa có giải pháp nào để xử lý, ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách về nhà ở xã hội.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm nhà ở xã hội bằng lãi suất cho vay
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm nhà ở xã hội bằng lãi suất cho vay

Ngân hàng chính sách xã hội đề xuất lãi suất tiền gửi tiết kiệm của người có nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội bằng lãi suất cho vay nhà ở xã hội cho từng thời kỳ.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm nhà ở xã hội bằng lãi suất cho vay

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm nhà ở xã hội bằng lãi suất cho vay

Ngân hàng chính sách xã hội đề xuất lãi suất tiền gửi tiết kiệm của người có nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội bằng lãi suất cho vay nhà ở xã hội cho từng thời kỳ.

Lãi suất 4,8% mua nhà ở xã hội: Ai được vay?
Lãi suất 4,8% mua nhà ở xã hội: Ai được vay?

VOV.VN -Ngân hàng Chính sách xã hội vừa ban hành hướng dẫn cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.

Lãi suất 4,8% mua nhà ở xã hội: Ai được vay?

Lãi suất 4,8% mua nhà ở xã hội: Ai được vay?

VOV.VN -Ngân hàng Chính sách xã hội vừa ban hành hướng dẫn cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.

Trục lợi nhà ở xã hội: Cần nhìn lại chính sách nhà ở
Trục lợi nhà ở xã hội: Cần nhìn lại chính sách nhà ở

VOV.VN - Nhu cầu quá cao trong khi nguồn cung khan hiếm, nhiều đối tượng đã lợi dụng để trục lợi, đẩy rủi ro, thiệt hại cho những người cần nhà ở.

Trục lợi nhà ở xã hội: Cần nhìn lại chính sách nhà ở

Trục lợi nhà ở xã hội: Cần nhìn lại chính sách nhà ở

VOV.VN - Nhu cầu quá cao trong khi nguồn cung khan hiếm, nhiều đối tượng đã lợi dụng để trục lợi, đẩy rủi ro, thiệt hại cho những người cần nhà ở.

“Cấm cửa” doanh nghiệp trục lợi nhà ở xã hội
“Cấm cửa” doanh nghiệp trục lợi nhà ở xã hội

Chủ đầu tư vi phạm sẽ bị cho vào danh sách “đen” trong việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

“Cấm cửa” doanh nghiệp trục lợi nhà ở xã hội

“Cấm cửa” doanh nghiệp trục lợi nhà ở xã hội

Chủ đầu tư vi phạm sẽ bị cho vào danh sách “đen” trong việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.