Hội nghị G20 tại Trung Quốc: Tạo đà phục hồi nền kinh tế toàn cầu

VOV.VN - Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) lần thứ 11 sẽ diễn ra trong 2 ngày 4 và 5/9 tới tại Hàng Châu.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G20 và cũng là lần đầu tiên vấn đề “tăng trưởng theo hướng đổi mới” trở thành chủ đề then chốt của chương trình nghị sự. Hội nghị Thượng đỉnh lần này với sự tham dự của một số lượng kỷ lục các nước đang phát triển, được cho là cơ hội để thúc đẩy sự phục hồi mong manh của nền kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng tài chính. 

Công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh G20 đã hoàn tất. (ảnh: EPA). 

Diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn đang phải đối mặt với sự phục hồi không chắc chắn, với nhiều cảnh báo về hạ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2015, tỉ lệ thất nghiệp là 197 triệu người, nhiều hơn 27 triệu người so với thời điểm trong khủng hoảng tài chính năm 2008. Con số thống kê từ Quĩ tiền tệ quốc tế cũng cho rằng, tốc độ tăng trưởng toàn cầu hiện ở mức 3,1%, thấp hơn mức trung bình 5% trong 5 năm trước khủng hoảng tài chính năm 2008.

Mặt khác, tốc độ phát triển chậm tại một số nước kinh tế đầu tầu đang ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế và những diễn biến gần đây như việc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu cũng có thể gây mất ổn định nền kinh tế toàn cầu.

Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế Christine Lagarde cho biết, Tổ chức Tài chính này dự kiến sẽ tiếp tục hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2016.

Bà Lagarde nói: “Xem xét chung về triển vọng kinh tế toàn cầu chúng ta sẽ thấy có khía cạnh tốt  nhưng về cơ bản là không có gì sáng sủa. Ví dụ như vấn đề Brexit không thực sự tạo ra các cuộc khủng hoảng như chúng ta tưởng. Tuy nhiên nếu xem xét về khía cạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế, như tiềm năng, năng suất… chúng tôi không nhận thấy các tín hiệu tốt. Do đó chúng tôi sẽ giảm nhẹ dự báo tăng trưởng cho năm 2016”.

Chính vì vậy, với chủ đề “Hướng tới một nền kinh tế thế giới đổi mới, năng động, liên kết và tổng thể”, Trung Quốc - Chủ tịch G20 năm nay - hy vọng Hội nghị có thể đưa nhóm này trở thành đầu tàu, phá vỡ những khó khăn và thách thức mà kinh tế thế giới đang phải đối mặt để chuyển hướng sang “tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và đồng đều”. 

Bốn vấn đề lớn sẽ được các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi tập trung thảo luận gồm phát triển phương thức tăng trưởng sáng tạo, quản trị tài chính kinh tế toàn cầu, thương mại và đầu tư quốc tế mạnh mẽ, năng động và kết nối có hiệu quả cao hơn. 

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu bày tỏ hi vọng, Hội nghị sẽ đóng góp lớn cho việc ổn định tình hình kinh tế toàn cầu: “Tình hình kinh tế thế giới đang phải đối mặt với nhiều yếu tố không chắc và sức ép gia tăng. Điều quan trọng hiện nay là cộng đồng quốc tế, đặc biệt những nước G20 phải đạt được sự đồng thuận trong việc đưa ra các chính sách và hợp tác cùng nhau.  Thế giới đang hướng sự chú ý đến Hàng Châu và mong đợi G20 sẽ làm nên một sự đóng góp lịch sử, giúp tăng cường tốc độ tăng trường kinh tế toàn cầu, ổn định thị trường tài chính”.

Với tư cách Chủ tịch G20 năm nay, Trung Quốc muốn khẳng định vai trò đầu tầu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới trong giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên, Scott Kennedy- chuyên gia kinh tế của Viện Nghiên cứu các vấn đề chiến lược quốc tế của Mỹ cho rằng, Trung Quốc cũng đang đối mặt với một nền kinh tế phát triển chậm, cùng với hàng loạt các thách thức do thế giới thời gian qua có nhiều biến động như cuộc chiến chống khủng bố, khủng hoảng di cư,  chủ nghĩa bảo hộ ...có thể tác động lớn đến chính sách phát triển kinh tế của mỗi nước thành viên.

Vì vậy, theo ông Scott Kennedy, Hội nghị G20 lần này có thể sẽ ra những tuyên bố chung như tăng cường hợp tác pháp lí về thuế, các biện pháp cứng rắn hơn chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại cũng như kiểm soát tiền tệ. Các kết quả đó sẽ là “đủ” cho Trung Quốc gọi G20 năm 2016 là thành công, nhưng đối với các nước khác sẽ chưa được coi là một "liều thuốc đủ mạnh" đối với nền kinh tế thế giới hiện nay.

Ngoài ra, dù chương trình nghị sự của G20 năm nay chủ yếu tập trung vào vấn đề kinh tế, nhưng giới quan sát cho rằng, Hội nghị lần này cũng có thể bị phủ bóng bởi các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt liên quan đến hoạt động của Trung Quốc gần đây tại Biển Đông./. 

Nga thích G20 hơn G8

VOV.VN - Nga cho rằng, nhóm G20 gồm các nước phát triển và mới nổi có ảnh hưởng nhiều hơn nhóm G8 với các nền công nghiệp hàng đầu thế giới.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng TW G20 họp tại Thượng Hải
Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng TW G20 họp tại Thượng Hải

VOV.VN - Hội nghị tài chính và thống đốc này sẽ diễn ra trong 2 ngày. Chủ đề chính trong ngày làm việc đầu tiên là kinh tế toàn cầu.

Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng TW G20 họp tại Thượng Hải

Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng TW G20 họp tại Thượng Hải

VOV.VN - Hội nghị tài chính và thống đốc này sẽ diễn ra trong 2 ngày. Chủ đề chính trong ngày làm việc đầu tiên là kinh tế toàn cầu.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước G20
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước G20

VOV.VN - Hội nghị thảo luận các biện pháp tăng cường thương mại và đầu tư, thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước G20

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước G20

VOV.VN - Hội nghị thảo luận các biện pháp tăng cường thương mại và đầu tư, thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.

Ông Obama đi dự Hội nghị G20 cuối cùng với tư cách Tổng thống Mỹ
Ông Obama đi dự Hội nghị G20 cuối cùng với tư cách Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 31/8 đã rời Washington để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 cuối cùng của mình khi còn tại nhiệm.

Ông Obama đi dự Hội nghị G20 cuối cùng với tư cách Tổng thống Mỹ

Ông Obama đi dự Hội nghị G20 cuối cùng với tư cách Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 31/8 đã rời Washington để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 cuối cùng của mình khi còn tại nhiệm.

Nga thích G20 hơn G8
Nga thích G20 hơn G8

VOV.VN - Nga cho rằng, nhóm G20 gồm các nước phát triển và mới nổi có ảnh hưởng nhiều hơn nhóm G8 với các nền công nghiệp hàng đầu thế giới.

Nga thích G20 hơn G8

Nga thích G20 hơn G8

VOV.VN - Nga cho rằng, nhóm G20 gồm các nước phát triển và mới nổi có ảnh hưởng nhiều hơn nhóm G8 với các nền công nghiệp hàng đầu thế giới.

"Trung Quốc đang tức giận với hầu hết mọi quốc gia vào lúc này"
"Trung Quốc đang tức giận với hầu hết mọi quốc gia vào lúc này"

VOV.VN -Trung Quốc kỳ vọng củng cố vị thế qua Hội nghị G20, nhưng e ngại các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông và chủ nghĩa bảo hộ.

"Trung Quốc đang tức giận với hầu hết mọi quốc gia vào lúc này"

"Trung Quốc đang tức giận với hầu hết mọi quốc gia vào lúc này"

VOV.VN -Trung Quốc kỳ vọng củng cố vị thế qua Hội nghị G20, nhưng e ngại các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông và chủ nghĩa bảo hộ.