Dân số già nhanh tác động lớn tới bền vững tài chính hưu trí Việt Nam

VOV.VN-Theo WB, dân số Việt Nam già hóa nhanh gây rủi ro lớn nhất về tài khoá là khả năng bền vững tài chính của hệ thống hưu trí hiện có tỉ lệ tham gia thấp.

Theo báo cáo chuyên đề về “Hướng tới cuộc sống khỏe mạnh và năng động cho người cao tuổi ở Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam vừa công bố có đánh giá: Việt Nam chuẩn bị bước vào giai đoạn già hóa dân số với một tốc độ rất nhanh. Điều này gây rủi ro lớn nhất về mặt tài khoá là khả năng bền vững tài chính của hệ thống hưu trí với tỉ lệ tham gia thấp hiện nay.

Tốc độ già hoá tại Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới

Cụ thể, theo phân tích của ông Philip O'Keefe, chuyên gia kinh tế trưởng của WB,  năm 2016 sẽ có khoảng 7% dân số Việt Nam từ 65 tuổi trở lên, tương đương 6,5 triệu người; số người từ 60 tuổi trở lên là trên 10%. Vào năm 2040 dự báo số người từ 65 tuổi trở lên sẽ tăng gấp 3 lần, đạt khoảng 18,4 triệu người, chiếm khoảng 17% dân số (UN, 2015). Nói cách khác, tỉ lệ người sống phụ thuộc (số người từ 65 tuổi trở lên so với nhóm người trong độ tuổi lao động) dự tính sẽ tăng gấp gần 3 lần, từ 10% hiện nay lên khoảng 26% năm 2040.

Ông Philip O'Keefe, chuyên gia kinh tế trưởng của WB phân tích về tác động của già hóa dân số tới kinh tế VN.

Tốc độ già hoá tại Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới từ trước đến nay, và hiện tượng đó đang diễn ra khi Việt Nam vẫn còn đang ở mức thu nhập thấp hơn nhiều so với các nước có cơ cấu dân số già hiện nay.

Hệ quả chính của xu thế này, theo Philip O'Keefe, là tác động của nó lên lực lượng lao động. Tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số Việt Nam sẽ giảm khoảng 5% trong thời gian từ nay tới đầu thập kỷ 2040 mặc dù con số tuyệt đối dân số trong độ tuổi lao động sẽ chỉ đạt mức đỉnh khoảng 72 triệu vào năm 2038 (hiện nay là 66 triệu) và sau đó sẽ giảm dần.

Theo Philip O'Keefe, tốc độ chuyển tiếp dân số nhanh chóng tại Việt Nam đặt ra thách thức mới đối với các nhà hoạch định chính sách, chủ doanh nghiệp và người dân. Trong đó, thách thức trên thị trường lao động là làm sao chuẩn bị sẵn sàng trước tình trạng giảm dân số trong độ tuổi lao động và tăng năng suất lao động khi lực lượng lao động giảm sút.

Bên cạnh đó, rủi ro lớn nhất về mặt tài khoá là khả năng bền vững tài chính của hệ thống hưu trí với tỉ lệ tham gia thấp hiện nay. Tuy đã thực hiện đổi mới đáng kể trong năm 2014 nhưng hệ thống hưu trí chính thức vẫn chưa bền vững về tài chính và cần được cải cách sâu hơn.

Điều chỉnh lương hưu theo chỉ số giá tiêu dùng

Theo khuyến nghị của các chuyên gia của WB, một biện pháp quan trọng cần thực hiện là dần dần nâng tuổi nghỉ hưu chính thức; nâng tuổi nghĩ hưu nam, nữ bằng nhau; và nâng mức khấu trừ tỉ lệ hưởng đối với những người nghỉ hưu sớm hợp lý theo đúng tính toán cơ học. Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp khác như giảm tỉ lệ hưởng cho mỗi năm đóng góp theo mức trong khu vực và trên thế giới, mở rộng cơ sở đóng góp bằng cách gộp thêm cả phụ cấp, thưởng vào lương chính để tính mức đóng góp.

Ngoài ra còn có thể đảm bảo cân đối tài chính bằng cách áp dụng nghiêm chỉnh điều chỉnh lương hưu theo chỉ số giá tiêu dùng, giảm dần số nghề đặc biệt được hưởng ưu đãi hưu trí.

Philip O'Keefe cho rằng, nếu thực hiện tốt các biện pháp đó sẽ có thể tạo được không gian tài khoá phục vụ mở rộng chế độ hưu trí chính thức theo mục tiêu Chính phủ đã đề ra. Kinh nghiệm thế giới cho thấy nếu chỉ áp dụng bắt buộc thì sẽ khó mở rộng diện đối tượng. Trong bối cảnh nêu trên, có thể xem xét một số phương án khả thi hơn như giảm dần tuổi hưởng hưu trí xã hội từ 80 xuống 70 hoặc mở rộng hưu trí bắt buộc có trợ giá của nhà nước đối với người lao động trong khu vực phi chính thức.

Bên cạnh đó, WB cũng khuyến nghị giải pháp gia tăng tỉ lệ tham gia lao động của phụ nữ, nhất là số phụ nữ có trình độ tại khu vực thành thị. Đây là nhóm thường nghỉ hưu rất sớm. Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ kinh phí cho dịch vụ chăm sóc trẻ em và chăm sóc người cao tuổi để phụ nữ có thêm thời gian làm việc.

Biện pháp nữa là không thực hiện trả lương theo thâm niên nữa vì như vậy sẽ tạo mức độ hấp dẫn của lao động cao tuổi và cách trả lương như vậy cũng không gắn liền với năng suất lao động.

Đồng thời, cần tổ chức công việc linh hoạt hơn, ví dụ làm việc bán thời gian, làm việc với thời gian linh hoạt, hay chia sẻ công việc. Đây là cách làm phù hợp với lao động cao tuổi và chủ doanh nghiệp, đồng thời tạo giai đoạn chuyển tiếp từ lao động sang nghỉ hưu thay vì chấm dứt đột ngột.

Biện pháp tiết kiệm chi phí nữa mà WB đề xuất là điều chỉnh chỗ làm việc sao cho phù hợp hơn với thể chất lao động cao tuổi. Ngoài việc tăng cường số lượng lao động trong tương lai còn phải chú ý nâng cao chất lượng người lao động thông qua nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề, phát triển các kênh học tập suốt đời nhằm đảm bảo liên tục nâng cao tay nghề; và thông qua đổi mới chính sách lao động, ví dụ thay đổi chính sách hộ khẩu nhằm khuyến khích di chuyển lao động từ các ngành năng suất thấp sang các ngành năng suất cao hơn, và từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ bị kéo giảm vì già hóa dân số
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ bị kéo giảm vì già hóa dân số

VOV.VN - Theo WB, người già trên 65 tuổi của Việt Nam sẽ vọt tăng gấp 3 so với hiện nay vào năm 2040, gây ra những hậu quả khắc nghiệt.

 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ bị kéo giảm vì già hóa dân số

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ bị kéo giảm vì già hóa dân số

VOV.VN - Theo WB, người già trên 65 tuổi của Việt Nam sẽ vọt tăng gấp 3 so với hiện nay vào năm 2040, gây ra những hậu quả khắc nghiệt.

Chăm sóc y tế người cao tuổi chưa “đuổi kịp” tốc độ già hóa dân số
Chăm sóc y tế người cao tuổi chưa “đuổi kịp” tốc độ già hóa dân số

VOV.VN - Trong khi số lượng người già càng nhiều lên, thì hệ thống y tế chưa đáp ứng được yêu cầu chăm sóc cho nhóm dân số này.

Chăm sóc y tế người cao tuổi chưa “đuổi kịp” tốc độ già hóa dân số

Chăm sóc y tế người cao tuổi chưa “đuổi kịp” tốc độ già hóa dân số

VOV.VN - Trong khi số lượng người già càng nhiều lên, thì hệ thống y tế chưa đáp ứng được yêu cầu chăm sóc cho nhóm dân số này.

WB tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn 6,0% năm 2016
WB tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn 6,0% năm 2016

VOV.VN -Ngân hàng Thế giới vừa hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2016 xuống còn 6,0% thay vì mức 6,2% và 6,6% các dự báo trước đó.

WB tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn 6,0% năm 2016

WB tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn 6,0% năm 2016

VOV.VN -Ngân hàng Thế giới vừa hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2016 xuống còn 6,0% thay vì mức 6,2% và 6,6% các dự báo trước đó.

Tín dụng tăng trưởng dương, cơ cấu tích cực
Tín dụng tăng trưởng dương, cơ cấu tích cực

VOV.VN-Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm nay, tín dụng toàn nền kinh tế tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, cơ cấu tín dụng cũng tích cực.

Tín dụng tăng trưởng dương, cơ cấu tích cực

Tín dụng tăng trưởng dương, cơ cấu tích cực

VOV.VN-Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm nay, tín dụng toàn nền kinh tế tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, cơ cấu tín dụng cũng tích cực.

Mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2016 - Nhiệm vụ bất khả thi
Mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2016 - Nhiệm vụ bất khả thi

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế tại buổi tọa đàm công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý II/2016 nhận định, năm nay không thể thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,7%.

Mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2016 - Nhiệm vụ bất khả thi

Mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2016 - Nhiệm vụ bất khả thi

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế tại buổi tọa đàm công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý II/2016 nhận định, năm nay không thể thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,7%.