Ngắm dê trong tranh vẽ của các họa sĩ Lê Trí Dũng và Trang Thanh Hiền

VOV.VN - Những bức tranh dê cho cảm hứng năm mới tràn đầy sinh lực và tình yêu thương

Xuân Ắt Mùi, họa sĩ Lê Trí Dũng vẽ hơn 50 bức tranh dê và họa sĩ Trang Thanh Hiền cũng có hơn 20 bức. Con số không nhỏ, trong khi cả hai họa sĩ đều bảo: Vẽ dê khó chết đi được!

Họa sĩ Lê Trí Dũng: Vẽ con dê trong tâm thức của người

 
Họa sĩ Lê Trí Dũng được coi là họa sĩ vẽ ngựa nhiều nhất, đẹp nhất. Vẽ dê dĩ nhiên là chuyện khác. Ông bảo: “Trong 12 con giáp, dưới góc nhìn hội họa, có bốn con khó vẽ nhất, đó là: con chuột, con rắn, con khỉ, và con dê. Khó thứ nhất vì hình thể nó không đẹp, thứ hai vì ý nghĩa đời sống không lành. Đến những năm này ít họa vẽ chúng! Ban đầu tôi nghĩ vậy nhưng bắt tay vào thì “ý mẹ đẻ ý con”, luôn nảy ra ý tưởng mới…”. Và thế là ông đã vẽ trên 50 bức tranh dê đón mùa Tết năm nay.

Trong cảm nhận của họa sĩ Lê Trí Dũng: “Dê là một động vật rất gần gũi với con người. Ở Việt Nam, dê là một trong 6 con vật được người Việt thuần dưỡng và rất gần gũi gồm: dê, gà, lợn, trâu, chó, ngựa. Trong văn hóa phương Đông, dê đại diện cho địa chi Mùi, một chi quan trọng mang ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc.

Con dê rất dễ nuôi, chỉ cần cỏ lá, và không đòi hỏi những điều kiện phức tạp gì nhiều. Dê biểu tượng cho sức sống, sinh tồn phồn thịnh. Dê đực biểu tượng cho mãnh lực sinh sôi nảy nở.  Dê cái biểu tượng cho tính ôn hòa, thuần hậu và nhanh trí…”

Một số bức tranh dê của họa sĩ Lê Trí Dũng:

 
Đoàn khúc 28. Bố ơi chúng mình đi đâu thế?
 
Đoản khúc 30. Dương đại tướng

 
Đoàn khúc 31. Ngũ hành dê

   
Đoản khúc 33. Ngũ hành dê

 
Đoản khúc 34. Tình Phụ tử

 

 
 
 
Đoàn khúc 39. Ngũ hổ tướng
 

 

Đoản khúc 47. Nhất Dương Sinh

Họa sĩ Trang Thanh Hiền: Trong những bức tranh dê có người đàn bà say đắm...

Trong những bức tranh của Trang Thanh Hiền đều có người đàn bà mà với những đường nét, những họa tiết môi son thể hiện một phụ nữ đa tình. Nhưng cô ấy lại có dáng ngồi thiền. “Một người đàn bà sexy, tâm Phật, một tâm hồn trong sáng”- Trang Thanh Hiền nói về “nhân vật”, mà chị cũng thừa nhận rằng người đàn bà trong chính mình là một phần hình mẫu của nhân vật ấy. Một người đàn bà yêu say đắm.

 
  “Tôi thích ý nghĩ giữa ranh giới của nhục dục, bản năng và sự thanh khiết. Khi yêu say đắm thì ý nghĩ về “dê” đâu còn?”. Nói về “dê” người ta hay nghĩ đến tình dục. Nó là sự cuốn hút giữa âm và dương, mà khi bản năng
 
quá mạnh làm người ta quên lý trí thì xấu, còn nếu nó là sự hòa điệu của hai tâm hồn thì sẽ rất tuyệt vời!.

Trang Thanh Hiền cho biết, chị ấp ủ ý tưởng rất lâu, và nghĩ rất nhiều. Rồi chị thể hiện trên chất liệu giấy dó, “sở trường” của mình.

Họa sĩ Trang Thanh Hiền chuyên về nghiên cứu về mỹ thuật cổ, nên những bức tranh chị sáng tác lấy cảm hứng từ văn hóa cổ truyền của người Việt, như các dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, tranh thờ đạo Mẫu.

Trang Thanh Hiền mượn hình ảnh “dê” làm đề tài để nói về đời sống và cảm xúc rất “người”. Trong tranh của mình, chị sử dụng các màu sắc ngũ hành, đem lại cảm giác tươi tắn và sinh lực tràn trề cho một năm mới.

Những bức tranh vẽ dê của họa sĩ Trang Thanh Hiền:

 

 
Tam dương khai thái
(lấy ý tứ ba hào dương khởi đầu cho quẻ Thái trong Kinh dịch
 
Thánh mẫu Thượng ngàn và con dê đỏ (trích)
 
Khu vườn tình yêu
 
Tam dương "lập" thái
 
Hai con dê
Gia đình dê
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên