Bán vốn trước khi về SCIC: Có “chống lệnh” Chính phủ?

VOV.VN - Mặc dù Chính phủ đã quy định về quy chế thoái vốn nhưng một số bộ, ngành và địa phương vẫn cố tình “trì hoãn” giữ vốn, không bàn giao.

Nhằm quản lý, kiểm soát nguồn lực của Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước, ngày 15/9/2014, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 51, quy định về quy chế thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Đây là văn bản pháp lý cao nhất hướng dẫn thoái vốn theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm bảo toàn được nguồn lực của nhà nước ở mức chấp nhận được.

Hiện mới chỉ có khoảng 61/234 doanh nghiệp chuyển vốn về SCIC.
(Ảnh minh họa: KT)
Những tưởng khi quyết định đã có hiệu lực, việc thoái vốn sẽ diễn ra suôn sẻ, tuy nhiên, thực tế lại không như vậy. Tại Hội thảo Chuyển giao vốn DNNN về SCIC ở Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) diễn ra mới đây, báo cáo của CIEM công bố, từ năm 2013 đến nay có khoảng 234 DNNN có thỏa thuận chuyển giao vốn về SCIC, tuy nhiên, hiện mới chỉ có khoảng 61 DN chuyển vốn được, còn hơn 173 trường hợp DN thuộc diện phải chuyển giao nhưng chưa thực hiện.

Đáng lưu ý là, tốc độ chuyển giao DN về SCIC đang trong xu hướng chậm lại và chưa có dấu hiệu chuyển biến.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM lý giải, có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan trong quá trình thực hiện mục tiêu trên. Trong đó, còn hiện tượng một số bộ, địa phương chưa tích cực triển khai, thậm chí trì hoãn việc chuyển giao, muốn giữ DN lại để mình quản lý hoặc chỉ chuyển giao những DN yếu kém cho SCIC.

Cũng có ý kiến cho rằng, có trường hợp SCIC không muốn nhận DN vì tình hình sản xuất kinh doanh không thuận lợi. Trong khi đó, quy phạm pháp luật về chế tài xử lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu chưa đầy đủ và thiếu rõ ràng nên không tạo được áp lực để các bên liên quan phải thực hiện quyết liệt như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Nguyễn Hồng Hiển, Phó Tổng giám đốc SCIC cho biết, dù Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhưng việc chuyển vốn về SCIC rất chậm. Nhiều bộ, ban, ngành và địa phương chưa quan tâm đúng mức và chỉ đạo việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn của DN cho SCIC.

Đặc biệt, dù Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước không được bán bớt phần vốn Nhà nước tại các công ty con, công ty liên kết, trước khi bàn giao về SCIC, tuy nhiên, một số tập đoàn, tổng công ty vẫn tiến hành bán vốn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cổ phần hóa DNNN: Cần ngăn “lợi ích nhóm” và thất thoát vốn
Cổ phần hóa DNNN: Cần ngăn “lợi ích nhóm” và thất thoát vốn

VOV.VN -Nhiều nhà đầu tư, chuyên gia kiến nghị cần có những biện pháp để tránh “lợi ích nhóm” lợi dụng làm thất thoát vốn của nhà nước.

Cổ phần hóa DNNN: Cần ngăn “lợi ích nhóm” và thất thoát vốn

Cổ phần hóa DNNN: Cần ngăn “lợi ích nhóm” và thất thoát vốn

VOV.VN -Nhiều nhà đầu tư, chuyên gia kiến nghị cần có những biện pháp để tránh “lợi ích nhóm” lợi dụng làm thất thoát vốn của nhà nước.

Có thể tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa DNNN?
Có thể tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa DNNN?

VOV.VN - VAFI đề xuất 2 giải pháp để các doanh nghiệp Nhà nước buộc phải niêm yết chứng khoán tạo điều kiện tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa.

Có thể tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa DNNN?

Có thể tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa DNNN?

VOV.VN - VAFI đề xuất 2 giải pháp để các doanh nghiệp Nhà nước buộc phải niêm yết chứng khoán tạo điều kiện tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa.

Xử lý DNNN không công bố thông tin theo quy định
Xử lý DNNN không công bố thông tin theo quy định

VOV.VN -Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ KHĐT tiếp tục theo dõi, báo cáo và đề xuất xử lý đối với các vi phạm về công bố thông tin.

Xử lý DNNN không công bố thông tin theo quy định

Xử lý DNNN không công bố thông tin theo quy định

VOV.VN -Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ KHĐT tiếp tục theo dõi, báo cáo và đề xuất xử lý đối với các vi phạm về công bố thông tin.