Vay tiền Trung Quốc làm đường cao tốc: Tránh những điều kiện bất lợi

VOV.VN - Nếu vay vốn ODA của Trung Quốc để làm cao tốc thì nhất thiết phải đàm phán kĩ về các điều kiện cũng như lãi suất vay.

Dự án xây dựng đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái dài 96 km theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 382 triệu USD (tương đương 8.600 tỉ đồng). Trong đó, phía Trung Quốc đã hứa cho vay 304,6 triệu USD (cỡ vào khoảng 6.860 tỉ đồng) thông qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc vay ODA trước tiên không nên phân biệt nguồn tiền đến từ đâu.
Đối với đề xuất này, theo nhiều ý kiến của các chuyên gia, các vị Đại biểu Quốc hội thì sẽ cần phải cân nhắc rất kĩ, đặc biệt là trong quá trình đàm phán, cần xem xét thận trọng những điều kiện ràng buộc từ phía cho vay vốn ODA đặt ra.

Chỉ rõ về nguồn vốn vay ODA trong giai đoạn hiện nay, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc vay ODA trước tiên không nên phân biệt nguồn tiền đến từ đâu. Điều quan trọng nhất vẫn là việc xử lý, quản lý, sử dụng nguồn vốn này cho hiệu quả để có lợi nhất cho đất nước. Đối với những dự án được thực hiện từ nguồn vốn vay ODA, cơ quan tiếp nhận vốn ODA phải có quá trình đàm phán chặt chẽ về điều kiện với đối tác trong hợp đồng.

“Ngay cả với điều kiện của quốc gia cho vay ODA đưa ra là chỉ định thầu trong dự án, nhưng chúng ta phải tính tới phương án nhà thầu phụ ra sao? Điều kiện để vay nguồn vốn đó có nhất thiết phải có nhà thầu EPC hay không? Và nếu vay theo điều kiện có EPC thì lãi suất là bao nhiêu… tất cả những điều này phải được thể hiện trên hợp đồng”, ông Kiên cho biết.

Theo quan điểm của ông Kiên, nguồn vay vốn ODA của Trung Quốc hay bất cứ của quốc gia nào là điều không nên bàn nhiều, miễn là vay được tiền và lãi suất thấp hơn vay trong nước. Tuy nhiên, nếu vay ODA lãi suất thấp nhưng thời gian giải ngân, triển khai vốn kèm theo những điều kiện lại khắt khe hơn, nếu so sánh với vay thương mại trong nước lại thấy không có lợi thì việc triển khai dự án chắc chắn dự án cần phải được xác định lại. “Chúng ta phải nâng cao trách nhiệm đội ngũ đi đàm phán vay vốn và đội ngũ tiếp nhận, sử dụng nguồn vốn đó”, ông Kiên nói.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - ông Nguyễn Đức Kiên cũng tiết lộ, đến thời điểm này vẫn chưa có nhà đầu tư nào khác ngoài nhà đầu tư Trung Quốc cho Việt Nam vay vốn ODA để thực hiện dự án làm cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.

“Việc lựa chọn vay vốn ODA của Trung Quốc chỉ là 1 trong 3 lựa chọn cho nên chúng ta cũng vẫn còn có các phương án lựa chọn khác. Trong khi khả năng huy động vốn trong nước hiện rất hạn hẹp, dư địa để làm là có giới hạn thế nên phải cân đối lại các khả năng đó. Ngoài ra, cũng có thể lùi, giãn tiến độ triển khai dự án, hoặc cũng có thể vay một khoản của Ngân hàng thế giới hay ADB… Với bất kì phương án nào đều cần phải nghiên cứu, cân nhắc để đưa ra quyết định cuối cùng có lợi nhất cho đất nước”, ông Kiên bày tỏ quan điểm.

Là cơ quan trình đề xuất vay vốn Trung Quốc để thực hiện dự án đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cũng cho rằng, khi quyết định chọn vốn vay ODA của quốc tế, yếu tố lãi suất thấp là quan trọng nhưng không phải là quyết định vì nó còn phụ thuộc vào yếu tố công nghệ, thời điểm.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện nay điều kiện vay vốn với khoản vay này chưa thực sự thuận lợi, bởi lãi suất cao, phía cho vay lại đặt ra yêu cầu chỉ định thầu nên Bộ KH&ĐT đã đề nghị Bộ Tài chính đàm phán lại, trong đó có việc thay đổi điều kiện vay cho thuận lợi hơn, lãi suất thấp hơn và đặc biệt là bỏ điều kiện chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc.

Thông tin thêm về đề xuất của phía Trung Quốc cho Việt Nam vay vốn thực hiện dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng vẫn khẳng định, đề xuất dựa trên cơ sở Trung Quốc vẫn có thoả thuận với Việt Nam. Thỏa thuận này mở rộng ở tất cả lĩnh vực, song Việt Nam có quyền lựa chọn vay hay không tùy thuộc vào dự án nào có lợi hay bất lợi.

Nhắc lại những dự án của Việt Nam đã từng vay và sử dụng vốn ODA của Trung Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng đó là những bài học để các Bộ, ngành và Chính phủ phải xem xét khi tính toán chuyện vay vốn.

“Đối với dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, quan điểm của Bộ KH&ĐT là vẫn đang để mở và chưa khẳng định là có vay hay không vay vốn ODA của Trung Quốc. Trong trường hợp vay sẽ phải tiếp tục đàm phán tiếp về điều kiện vay, chỉ khi nào thấy có thuận lợi thì mới quyết định vay và đầu tư vào dự án”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự án nước sông Đà 2: Nhà thầu Trung Quốc có được “tạo điều kiện”?
Dự án nước sông Đà 2: Nhà thầu Trung Quốc có được “tạo điều kiện”?

VOV.VN - Mặc dù có đầy đủ điều kiện thắng thầu nhưng một nhà thầu Ấn Độ đã bị chủ đầu tư loại một cách khó hiểu trước nhà thầu Trung Quốc.

Dự án nước sông Đà 2: Nhà thầu Trung Quốc có được “tạo điều kiện”?

Dự án nước sông Đà 2: Nhà thầu Trung Quốc có được “tạo điều kiện”?

VOV.VN - Mặc dù có đầy đủ điều kiện thắng thầu nhưng một nhà thầu Ấn Độ đã bị chủ đầu tư loại một cách khó hiểu trước nhà thầu Trung Quốc.

Vốn vay ODA chuyển về cho vay địa phương, kiểm soát thế nào?
Vốn vay ODA chuyển về cho vay địa phương, kiểm soát thế nào?

VOV.VN -Để kiểm soát nợ công, việc chuyển đổi cơ chế từ cấp phát vốn vay ưu đãi ODA sang cho vay lại đối với các địa phương sẽ mang đến nhiều thay đổi...

Vốn vay ODA chuyển về cho vay địa phương, kiểm soát thế nào?

Vốn vay ODA chuyển về cho vay địa phương, kiểm soát thế nào?

VOV.VN -Để kiểm soát nợ công, việc chuyển đổi cơ chế từ cấp phát vốn vay ưu đãi ODA sang cho vay lại đối với các địa phương sẽ mang đến nhiều thay đổi...

Nhà thầu Trung Quốc đòi Tisco bồi thường hàng trăm tỷ đồng
Nhà thầu Trung Quốc đòi Tisco bồi thường hàng trăm tỷ đồng

Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc đang yêu cầu Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên bồi thường cả trăm tỷ đồng do thời gian kéo dài dịch vụ kỹ thuật.

Nhà thầu Trung Quốc đòi Tisco bồi thường hàng trăm tỷ đồng

Nhà thầu Trung Quốc đòi Tisco bồi thường hàng trăm tỷ đồng

Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc đang yêu cầu Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên bồi thường cả trăm tỷ đồng do thời gian kéo dài dịch vụ kỹ thuật.

Cân nhắc đề nghị cho vay hơn 300 triệu USD của Trung Quốc
Cân nhắc đề nghị cho vay hơn 300 triệu USD của Trung Quốc

Đề nghị cho vay hơn 300 triệu USD từ phía Trung Quốc để Việt Nam thực hiện dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đang được các bộ ngành thảo luận 1 cách thận trọng.

Cân nhắc đề nghị cho vay hơn 300 triệu USD của Trung Quốc

Cân nhắc đề nghị cho vay hơn 300 triệu USD của Trung Quốc

Đề nghị cho vay hơn 300 triệu USD từ phía Trung Quốc để Việt Nam thực hiện dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đang được các bộ ngành thảo luận 1 cách thận trọng.