Chính phủ đưa ra 10 nhóm giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2017

VOV.VN - Dự thảo Nghị quyết đầu tiên năm 2017 của Chính phủ nêu 10 nhóm giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu.

Tiếp tục phiên họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, sáng 28/12, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trình bày tóm tắt dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017.

Toàn cảnh phiên họp 

Dự thảo nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô làm nền tảng cho sự phát triển; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với tăng trưởng gắn với 3 đột phá chiến lược; bảo đảm phát triển nhanh, bền vững, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phòng, chống tham nhũng lãng phí, xây dựng nền hành chính hiện đại phục vụ người dân và doanh nghiệp (DN).

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu ba chỉ tiêu quan trọng nhất là GDP 6,7%, lạm phát bình quân 4% và ngân sách phải bảo đảm cả trung ương và địa phương.

Cụ thể, Dự thảo Nghị quyết đầu tiên năm 2017 của Chính phủ nêu 10 nhóm giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu.

Về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát: Chính phủ yêu cầu các bộ trong tổ điều hành vĩ mô phải theo dõi sát diễn biến, cập nhật tình hình các đối tác kinh tế lớn để có phản ứng chính sách phù hợp. Năm 2016 đã đi qua những rung lắc dữ dội như sự kiện Brexit, chứng khoán Trung Quốc, FED tăng lãi suất, điều chỉnh chính sách sau bầu cử ở một số nước...

NHNN điều hành chính sách chủ động linh hoạt, tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng, lưu ý kết cấu tín dụng, ổn định lãi suất năm 2017, phấn đấu giảm lãi suất trung dài hạn, quản lý thị trường ngoại tệ, vàng hiệu quả.

Phó Thủ tướng cho biết, năm tới dự kiến tổng mức phát hành trái phiếu chính phủ là 250.000 tỷ, giảm so với 280.000 tỷ của năm 2016. Cơ cấu trái phiếu chính phủ có sự thay đổi tích cực khi nguồn vốn từ ngân hàng giảm, các tổ chức tài chính khác tăng, kỳ hạn tăng.

Theo ông Vương Đình Huệ, việc điều hành ngân sách cần chủ động chặt chẽ, hạn chế tối đa ban hành chính sách giảm thu, trừ những cam kết quốc tế, hạn chế ban hành chính sách tăng chi trừ trường hợp đặc biệt. Song song với đó, cần tiết kiệm chi tiêu ngân sách là quốc sách, tăng cường kỷ luật kỷ cương, kỷ luật ngân sách, thu trong nền kinh tế, chi theo khả năng, vay trong năng trả nợ. Triển khai quyết liệt giải ngân vốn đầu tư ngân sách ngay từ đầu năm 2017.

Về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, dự thảo Nghị quyết nêu rõ việc khuyến khích khởi nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, dự thảo nghị quyết yêu cầu rà soát đồng bộ các quy định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong đó tập trung hỗ trợ tiếp cận vốn cho DNNVV, DN siêu nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể chuyển thành DN, DN khởi nghiệp sáng tạo.

Các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tiếp cận trình độ ASEAN-4.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, bên cạnh 3 đột phá chiến lược, yếu tố đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ có thể được coi là mũi thứ tư để tận dụng lợi thế, cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đối với tái cơ cấu kinh tế, gắn với tăng trưởng, dự thảo nghị quyết cho biết các đề án liên quan đến tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu và đổi mới DNNN, tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn xử lý nợ xấu… quyết tâm của Chính phủ trong quý 1/2017 tất cả các đề án đều phải được trình các cơ quan liên quan.

Phó Thủ tướng cho biết trong năm 2017 các Bộ NN&PTNT, Công Thương, KH&ĐT, KHCN, VHTT&DL… phải có những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể để thu hút đầu tư, phát triển DN, đổi mới KHCN, chú trọng sản xuất, chế biến...; xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh thị trường nội địa…

Bên cạnh đó cần tăng cường chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, tăng cường bảo vệ chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân, phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Nghị quyết giao cụ thể cho các Bộ NN&PTNT, Xây dựng, KHCN, TN&MT… chủ động triển khai ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo vệ tài nguyên và môi trường, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; đề xuất các giải pháp công trình, phi công trình để thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó lũ lụt

Trong thực hiện nhóm giải pháp cải cách hành chính, dự thảo nghị quyết nhấn mạnh yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải thực hiện nghiêm tăng cường kỷ luật kỷ cương, nâng cao hiệu quả trong phòng chống tham nhũng, lãng phí; tập trung xử lý các vụ án tham nhũng lớn, nghiêm trọng…

Đồng thời tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh quốc thực hiện hiệu quả chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giảm tai nạn giao thông trên 3 tiêu chí, thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm. Bộ Quốc phòng, Công an sẵn sàng chuẩn bị lực lượng tham gia ứng phó với thiên tai, bão lũ.

Phó Thủ tướng cũng nêu thực tế: “Khâu yếu nhất của chúng ta là tổ chức thực hiện. Vì vậy, Nghị quyết giao ngay trong tháng 1/2017, các bộ ngành, địa phương phải ban hành kế hoạch hành động, có đơn vị, cơ quan chủ trì cụ thể. Thường xuyên kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch đã đề ra, chủ động xử lý hoặc đề xuất cấp trên để xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết bãi bỏ giám sát cá da trơn của Hoa Kỳ
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết bãi bỏ giám sát cá da trơn của Hoa Kỳ

VOV.VN - Bãi bỏ giám sát là bước đi đúng đắn, góp phần thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với các cơ chế thương mại song phương và đa phương với Việt Nam

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết bãi bỏ giám sát cá da trơn của Hoa Kỳ

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết bãi bỏ giám sát cá da trơn của Hoa Kỳ

VOV.VN - Bãi bỏ giám sát là bước đi đúng đắn, góp phần thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với các cơ chế thương mại song phương và đa phương với Việt Nam

Nghị quyết 35 về hỗ trợ doanh nghiệp: Liệu có bình mới rượu cũ?
Nghị quyết 35 về hỗ trợ doanh nghiệp: Liệu có bình mới rượu cũ?

VOV.VN -Sau hơn 3 tháng có hiệu lực Nghị quyết 35 về hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều bất cập, vướng mắc. 

Nghị quyết 35 về hỗ trợ doanh nghiệp: Liệu có bình mới rượu cũ?

Nghị quyết 35 về hỗ trợ doanh nghiệp: Liệu có bình mới rượu cũ?

VOV.VN -Sau hơn 3 tháng có hiệu lực Nghị quyết 35 về hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều bất cập, vướng mắc. 

Chính phủ sẽ có Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp vào đầu tháng 5
Chính phủ sẽ có Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp vào đầu tháng 5

VOV.VN -Thông tin này được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu tại họp báo về kết quả Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp.

Chính phủ sẽ có Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp vào đầu tháng 5

Chính phủ sẽ có Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp vào đầu tháng 5

VOV.VN -Thông tin này được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu tại họp báo về kết quả Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp.