Doanh nghiệp khởi nghiệp phải "đủ ăn" mới xây dựng thương hiệu?

VOV.VN - Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường có suy nghĩ khi nào làm "đủ ăn" thì mới xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Các tài sản sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thế nhưng, phần lớn doanh nghiệp lại không quan tâm bảo hộ loại tài sản này, nhất là đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường có suy nghĩ khi nào làm "đủ ăn" thì mới xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam chưa thể thành công.

Anh Trần Mạnh Thắng, Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ thành công Á Châu - một trong số ít srartup quan tâm đến việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình.

Sau 4 năm nghiên cứu sinh tại Mỹ và bỏ ngang học tiến sỹ tại Anh, năm 2013, anh Trần Mạnh Thắng trở về nước với ý tưởng thành lập một công ty công nghệ chuyên về phỏng vấn video, họp và học trực tuyến. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về môi trường kinh doanh, pháp lý cũng như tập hợp một số người bạn cùng ý tưởng, tháng 6/2016 anh thành lập Công ty cổ phần công nghệ thành công Á Châu.

Công việc được anh ưu tiên xúc tiến khi khởi nghiệp là đăng ký bảo hộ thương hiệu "Việt interview" cho phần mềm phỏng vấn video trước khi chính thức ra mắt sản phẩm vào tháng 7/2016. Trong chưa đầy 4 tháng, công ty đã có 10 khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2 khách hàng lớn là Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh và Viện Kinh tế Bưu điện trong việc đào tạo, đánh giá toàn bộ hệ thống nhân viên.

Anh Trần Mạnh Thắng, Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ thành công Á Châu chia sẻ: “Khi còn ở Mỹ, tôi thấy các doanh nghiệp rất quan tâm đến bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng như bản quyền các sản phẩm họ đưa ra. Trong khi ở Việt Nam, các doanh nghiệp khởi nghiệp không để ý mấy đến vấn đề đó. Có khi sản phẩm thành công 1-2 năm rồi, họ mới quay lại việc xác lập bản quyền cho mình thì đã bị mất bản quyền rồi. Chính vì vậy, khi tôi có ý tưởng, song song với đó tôi cũng lên kế hoạch bảo vệ ý tưởng và bản quyền sản phẩm của mình. Cả giấy phép đăng ký bản quyền, thương hiệu, logo sản phẩm bên mình chỉ mất khoảng 3 triệu trong khoảng thời gian 1-2 tháng".

Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Quốc Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Thương hiệu, Đại học Thương mại.

Đây chỉ là một trong số rất ít doanh nghiệp khởi nghiệp có ý thức về bảo hộ sở hữu trí tuệ các sản phẩm hay xây dựng thương hiệu của mình. Theo khảo sát, hiện có tới hơn 80% doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam cho rằng họ muốn xây dựng thương hiệu nhưng không có tiền, khi nào "đủ ăn" thì mới làm. Tuy nhiên, do không được bảo hộ nên các tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp dễ bị sao chép, đánh cắp, làm giả, hay bị lợi dụng danh tiếng khi sản phẩm, dịch vụ được lưu thông trên thị trường.

Thực tế cho thấy, bảo vệ các tài sản sở hữu trí tuệ không chỉ giúp doanh nghiệp chống lại những hành vi gian lận của các chủ thể khác, mà còn giúp tạo lập giá trị lớn khi hầu hết nguồn lợi nhuận doanh nghiệp khởi nghiệp có được là nhờ giá trị của danh tiếng, chất lượng, uy tín của sản phẩm, dịch vụ cung cấp nhiều hơn so với giá trị nguồn vốn hữu hình.

Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Quốc Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Thương hiệu, Đại học Thương mại cho rằng, bất cứ doanh nghiệp nào cũng gặp khó khăn về tài chính, nguồn nhân lực, vì vậy phải lựa chọn cách đi cho phù hợp. Điều đầu tiên và quan trọng nhất đối với doanh nghiệp khởi nghiệp là xác lập quyền đối với tài sản sở hữu trí tuệ.

Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Quốc Thịnh cho biết: "Ở nước ngoài, tại một số quốc gia như Mỹ và một số nước phát triển khác, việc đăng ký bảo hộ cho tài sản trí tuệ chi phí tương đối cao. Nhưng riêng tại Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ với mức giá có thể nói rằng không ở bất cứ đâu rẻ như ở Việt Nam. Để đăng ký một nhãn hiệu chỉ mất tối đa 1 triệu 800 nghìn đồng. Đăng ký một sáng chế tương đương với 50 USD. Rõ ràng đây là một con số quá rẻ so với doanh nghiệp khởi nghiệp. Như vậy, chi phí không phải là vấn đề lớn".

Theo các chuyên gia, vấn đề đang khiến doanh nghiệp khởi nghiệp ở trong nước lúng túng là góc tiếp cận pháp lý đối với bảo hộ sở hữu trí tuệ, trường hợp nào doanh nghiệp khởi nghiệp nên xác lập bảo hộ sở hữu trí tuệ về phát minh hay sáng chế, ý tưởng, trường hợp nào chưa thể xác lập được. Ông Trần Lê Hồng, Chánh Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, hiện nay ở các Sở Khoa học và Công nghệ địa phương, các Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa đều có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để tiếp cận và quản lý các vấn đề liên quan đến tài sản trí tuệ. Ngoài ra, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đang xây dựng cơ chế hỗ trợ, tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

Ông Trần Lê Hồng cho hay: "Trong thời gian tới, với mục tiêu tạo môi trường đầu tư cũng như môi trường cho hoạt động khởi nghiệp tốt hơn, Cục Sở hữu trí tuệ đang cố gắng tạo ra một cơ chế, địa chỉ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tìm đến để trao đổi, chia sẻ cùng các chuyên gia. Trước hết sẽ là các sự kiện do Cục tổ chức như các lớp đào tạo, tập huấn cho đến các hoạt động hỗ trợ, tư vấn trong và ngoài chương trình 68".

Ông Trần Lê Hồng, Chánh Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Với các chương trình của Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai về phát triển tài sản trí tuệ, chắc chắn doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ được hưởng lợi rất nhiều liên quan đến việc tư vấn về góc độ pháp lý, bảo hộ cho các đối tượng sở hữu trí tuệ. Quan trọng nhất là doanh nghiệp có quyết tâm hay không và nếu kiên trì chịu khó tìm hiểu cơ hội thành công sẽ cao hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Nóng” vấn đề sở hữu trí tuệ trong FTA Việt Nam với EU
“Nóng” vấn đề sở hữu trí tuệ trong FTA Việt Nam với EU

VOV.VN - Theo các chuyên gia, cần đảm bảo tính nghiêm minh của các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU.

“Nóng” vấn đề sở hữu trí tuệ trong FTA Việt Nam với EU

“Nóng” vấn đề sở hữu trí tuệ trong FTA Việt Nam với EU

VOV.VN - Theo các chuyên gia, cần đảm bảo tính nghiêm minh của các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU.

Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may nhờ sở hữu trí tuệ
Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may nhờ sở hữu trí tuệ

VOV.VN - Sở hữu trí tuệ là công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may nhờ sở hữu trí tuệ

Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may nhờ sở hữu trí tuệ

VOV.VN - Sở hữu trí tuệ là công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng.

Doanh nghiệp còn thờ ơ với sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu
Doanh nghiệp còn thờ ơ với sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu

VOV.VN -Tình trạng vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong xã hội.

Doanh nghiệp còn thờ ơ với sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu

Doanh nghiệp còn thờ ơ với sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu

VOV.VN -Tình trạng vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong xã hội.

Vi phạm sở hữu trị tuệ sẽ bị xử lý hình sự trong sân chơi TPP
Vi phạm sở hữu trị tuệ sẽ bị xử lý hình sự trong sân chơi TPP

VOV.VN -Trong sân chơi TPP, các doanh nghiệp Việt Nam càng cần phải tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và có thể bị xử lý hình sự nếu vi phạm.

Vi phạm sở hữu trị tuệ sẽ bị xử lý hình sự trong sân chơi TPP

Vi phạm sở hữu trị tuệ sẽ bị xử lý hình sự trong sân chơi TPP

VOV.VN -Trong sân chơi TPP, các doanh nghiệp Việt Nam càng cần phải tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và có thể bị xử lý hình sự nếu vi phạm.

Ngành dệt may nâng cao giá trị bằng công cụ sở hữu trí tuệ
Ngành dệt may nâng cao giá trị bằng công cụ sở hữu trí tuệ

VOV.VN - Sở hữu trí tuệ là công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng.

Ngành dệt may nâng cao giá trị bằng công cụ sở hữu trí tuệ

Ngành dệt may nâng cao giá trị bằng công cụ sở hữu trí tuệ

VOV.VN - Sở hữu trí tuệ là công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng.