Ngày nào trong tuần có lượng mua sắm nhiều nhất?

Thứ Hai là ngày có nhiều giao dịch nhất trong những ngày làm việc. Thứ Bảy và Chủ nhật là 2 ngày có lượng giao dịch, mua sắm tăng cao.

Trên smartphone, người dùng mua nhiều nhất là áo phông, kế đến là áo sơmi, giày và quần, phụ kiện (như mũ, dây lưng...).

Theo khảo sát thói quen mua sắm của khách hàng do công ty quảng cáo số Criteo (Pháp) thực hiện, hơn một nửa (52%) người dùng mua sắm quần áo trực tuyến thông qua thiết bị di động.

Thứ Bảy và Chủ nhật là 2 ngày có lượng giao dịch, mua sắm tăng cao.
Khảo sát này cũng cho thấy, có tới 86% người dùng hiện nay vẫn sử dụng máy tính bàn là công cụ để truy cập và mua sắm tại các trang bán hàng trực tuyến, chợ điện tử. Có tới 57% người thuộc nhóm khách hàng này chỉ sử dụng máy tính thay vì mua hàng trên nhiều thiết bị khác nhau.

Trong khi đó, con số này của nhóm dùng smartphone chỉ 21% và dùng máy tính bảng là 13%. Như vậy, có lần lượt 79% và 87% người dùng 2 loại thiết bị này sử dụng đa thiết bị, thay vì trung thành với một phương tiện mua sắm cố định.

Máy tính cũng là công cụ thực hiện nhiều giao dịch mua sắm nhất ở các ngày trong tuần, trong khi cuối tuần chủ yếu thuộc về điện thoại di động và máy tính bảng. Thứ Hai là ngày có nhiều giao dịch nhất trong những ngày làm việc. Thứ Bảy và Chủ nhật là 2 ngày có lượng giao dịch, mua sắm tăng cao.

Đồ thời trang được mua nhiều nhất và có sự khác biệt trên từng loại thiết bị khác nhau. Ví dụ, với smartphone thì thứ tự các món được mua từ nhiều tới ít là áo phông, áo sơmi, giày, quần, phụ kiện. Máy tính thường được dùng để mua giày, áo phông, áo sơmi, quần, đồ lót, còn máy tính bảng ít được dùng để mua đồ lót, thay vào đó là đồ phụ kiện thời trang như dây lưng, mũ...

Cuộc khảo sát được Criteo thực hiện dựa trên dữ liệu về 5 triệu giao dịch tạo ở các website, ứng dụng thuộc 200 hãng bán lẻ thời trang lớn tại Mỹ. Hãng cũng thu thập thêm thông tin của 1.500 người mua hàng ở quốc gia này nhằm làm dày thêm khảo sát của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỗi người Việt dự chi 350 USD cho mua sắm trực tuyến
Mỗi người Việt dự chi 350 USD cho mua sắm trực tuyến

5 năm tới sẽ có khoảng 30% dân số Việt Nam tham gia giao dịch trực tuyến qua mạng, theo kế hoạch phát triển thương mại điện tử do Thủ tướng phê duyệt.

Mỗi người Việt dự chi 350 USD cho mua sắm trực tuyến

Mỗi người Việt dự chi 350 USD cho mua sắm trực tuyến

5 năm tới sẽ có khoảng 30% dân số Việt Nam tham gia giao dịch trực tuyến qua mạng, theo kế hoạch phát triển thương mại điện tử do Thủ tướng phê duyệt.

50% dân thành thị Việt Nam sẽ không dùng tiền mặt thanh toán mua sắm
50% dân thành thị Việt Nam sẽ không dùng tiền mặt thanh toán mua sắm

VOV.VN -Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 có 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

50% dân thành thị Việt Nam sẽ không dùng tiền mặt thanh toán mua sắm

50% dân thành thị Việt Nam sẽ không dùng tiền mặt thanh toán mua sắm

VOV.VN -Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 có 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Đến năm 2025, 100% mua sắm thường xuyên thực hiện trên mạng
Đến năm 2025, 100% mua sắm thường xuyên thực hiện trên mạng

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016 - 2025.

Đến năm 2025, 100% mua sắm thường xuyên thực hiện trên mạng

Đến năm 2025, 100% mua sắm thường xuyên thực hiện trên mạng

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016 - 2025.