Cận cảnh: Ngôi trường đơn sơ trên đỉnh Hoàng Liên

VOV.VN - Thầy trò trường tiểu học Bản Khoang 1 chưa bao giờ có khái niệm về ngày 20/11. Lúc nào họ cũng ở ngôi trường xiêu vẹo, thiếu thốn trăm bề...

Dưới cái lạnh chỉ khoảng 11-12 độ vào những ngày đầu đông tháng 11, thầy và trò trường Tiểu học Bản Khoang 1 (Sa Pa-Lào Cai) trước khi vào lớp học phải dành nửa tiếng tập thể dục làm nóng cơ thể.
Hầu hết lũ trẻ đều ăn mặc phong phanh, chân dép không tất dưới cái lạnh cắt da.
Lạnh như thế nhưng có em chỉ mặc áo phông cộc tay đến lớp.
Ngoài hiên lớp học, 1 chiếc nhiệt kế đo nhiệt độ ngoài trời được thầy Hòa - 1 trong 3 giáo viên của trường treo lên để đo nhiệt độ.
Nói là trường nhưng chỉ có 2 lớp và các em phải ngồi học chung với nhau từ lớp 1 đến lớp 5, với sĩ số dao động khoảng 40 em là con em các gia đình dân tộc trong vùng.
Lớp học của các em cũng không giống như ở vùng xuôi, bàn ghế kê theo… trình độ. Mỗi lớp một góc cùng nhau học trong 1 không gian.
Điều kiện dạy và học ở đây khá thiếu thốn, hầu như các em chỉ có sách giáo khoa cũ và vở do chính nhà trường cung cấp.
Để trường hoạt động, các thầy cô giáo ở đây phải lặn lội đến tận từng nhà của các em, trèo đèo, lội suối cách xa trường hàng chục cây số để vận động cha mẹ các em cho con đi học.
Nhưng không phải gia đình nào cũng muốn cho con mình đi học, bởi nhiều lý do như nhà xa, con đi học thì gia đình lại thiếu 1 nhân lực lao động…
Phòng học với 2 lớp gộp lại.

Những lớp học đơn sơ được dựng bằng những tấm ván gỗ đôi khi không đủ giữ ấm cho cả thầy và trò. Thầy Hòa cho biết, ở đây vào mùa đông thường có băng giá, thậm chí tuyết phủ trắng… lạnh đến mức cả thầy và trò không thể dạy và học nổi.

1 trong 2 giáo viên nữ còn lại của trường - cô Liên, cũng là vợ thầy Hòa đang đứng lớp. 2 thầy cô cùng lên đây dạy học với mong muốn giúp đỡ các em nhỏ còn nhiều thiệt thòi.

Lớp 1, chỉ có khoảng 5-6 em theo học.
Sùng Thị Dở, học lớp 5, nhà cách trường gần 20km, do đường sá đi lại khó khăn em được cho ở lại trường, trong nhà thầy Hòa, cô Liên.
Đến bữa ăn, em cũng ăn cùng vợ chồng thầy cô, như 1 thành viên trong gia đình.
Bức vẽ của 1 học sinh được treo trên tường lớp học.

Mong ước lớn nhất của thầy Hòa, đó là làm sao để các lớp học được sửa sang, để mỗi khi trời mưa gió lớp học không bị dột và các em không bị lạnh...

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Chủ tịch nước gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc
Phó Chủ tịch nước gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc

VOV.VN -Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã có buổi gặp gỡ thân mật 153 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu toàn quốc.

Phó Chủ tịch nước gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc

Phó Chủ tịch nước gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc

VOV.VN -Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã có buổi gặp gỡ thân mật 153 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu toàn quốc.

Đại học Y Hà Nội thay đổi thời gian đào tạo y, bác sĩ
Đại học Y Hà Nội thay đổi thời gian đào tạo y, bác sĩ

VOV.VN - Sinh viên học trong 6 năm mới chỉ coi là giai đoạn đầu của đào tạo y khoa. Các em cần học thêm nữa mới có thể hành nghề độc lập theo chuyên ngành.

Đại học Y Hà Nội thay đổi thời gian đào tạo y, bác sĩ

Đại học Y Hà Nội thay đổi thời gian đào tạo y, bác sĩ

VOV.VN - Sinh viên học trong 6 năm mới chỉ coi là giai đoạn đầu của đào tạo y khoa. Các em cần học thêm nữa mới có thể hành nghề độc lập theo chuyên ngành.

Rút ngắn thời gian đào tạo ĐH: Sắp xếp lại chương trình như thế nào?
Rút ngắn thời gian đào tạo ĐH: Sắp xếp lại chương trình như thế nào?

VOV.VN -Để rút ngắn thời gian đào tạo, các trường đại học sẽ phải rà soát lại toàn bộ chương trình, sau đó sắp xếp, hoặc thiết kế lại chương trình cho phù hợp.

Rút ngắn thời gian đào tạo ĐH: Sắp xếp lại chương trình như thế nào?

Rút ngắn thời gian đào tạo ĐH: Sắp xếp lại chương trình như thế nào?

VOV.VN -Để rút ngắn thời gian đào tạo, các trường đại học sẽ phải rà soát lại toàn bộ chương trình, sau đó sắp xếp, hoặc thiết kế lại chương trình cho phù hợp.