Chùm ảnh: Đặc sắc lễ hội Tú Tỉ của dân tộc Giáy

VOV.VN - Cứ vào ngày 2/2 Âm lịch hàng năm, đồng bào dân tộc Giáy, xã San Thàng, TP Lai Châu (tỉnh Lai Châu) lại hòa mình trong không khí lễ hội đầu năm.

Lễ hội Tú Tỉ xuất phát từ nghi lễ tâm linh của dân tộc Giáy, đã được duy trì từ nhiều đời nay như một nét văn hóa không thể thiếu đầu năm. Phần lễ chính diễn ra ở bản San Thàng I (hay còn gọi là Phố đá) bởi hàng rào được bà con xếp hoàn toàn bằng đá cuội lấy từ suối.
Nơi tổ chức cúng Tú Tỉ là gốc cây thiêng đầu bản được bao quanh bởi hàng rào đá trang nghiêm.
Cánh đàn ông cũng đã có mặt từ sớm để chuẩn bị lễ vật là gà, lợn để cúng thần linh.
Theo người dân nơi đây, Tú Tỉ nghĩa là thổ địa, là thần cai quản vùng đất bản mường mình. Với quan niệm “Đất có thổ công, sông có hà bá”, từ nhiều năm nay người dân sinh sống ở vùng đất này đã duy trì phong tục thờ cúng thổ công.
 Nơi tổ chức cúng chính được kiêng kỵ nghiêm ngặt, chỉ dành cho đàn ông khỏe mạnh, sạch sẽ, mặc áo màu đen. Sau khi thầy mo cúng lần thứ nhất để mời vị thần cai quản vùng đất về, bà con cùng nhau mổ lợn và gà tại chỗ, luộc chín và cúng lần hai.
Thầy mo thực hiện việc cúng để mời vị thần cai quản vùng đất về nhận lễ vật và để cầu mong cho mùa màng tươi tốt, người dân trong bản được mạnh khỏe, vật nuôi sinh sôi nảy nở, nhà nhà ấm no hạnh phúc. Nghi lễ kết thúc bằng bữa cơm tập thể tại chỗ, thắt chặt tình làng, nghĩa xóm, với mong muốn cùng nhau phấn đấu vươn lên. 
Nghi lễ đã trở thành nét văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Giáy. Trước đây, chỉ có thầy mo và một số hộ dân tiêu biểu trong xã mới được tham gia lễ cúng Tú Tỉ.
Ngày nay, nghi lễ đã được gắn thêm phần hội, với các trò chơi dân gian truyền thống, gắn liền với các hoạt động đời sống và sản xuất, cũng như các nghề truyền thống của dân tộc.
Có lễ hội, bà con không chỉ được tham gia, mà còn hiểu rõ và tự hào về nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. 
Bà con ai nấy đều diện những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, rực rỡ sắc màu từ các nẻo đường nô nức kéo về bản để tham gia lễ hội. 
Trò chơi bịt mắt bắt vịt.

Thi làm bánh dày.
Gạo làm bánh dày được người dân chắt lọc, để lại từ vụ mùa trước có đặc trưng thơm ngon, mang đậm hương vị nếp nương vùng cao.
Thi cắt phở thể hiện sự khéo léo của phụ nữ dân tộc Giáy.

Xã San Thàng thuộc thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu (Google Map)
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao nhiều lễ hội đang bị bóp méo, biến tướng?
Vì sao nhiều lễ hội đang bị bóp méo, biến tướng?

VOV.VN - Giáo sư Trần Lâm Biền cho rằng, chính sự biến tướng trong cách hành lễ khiến các lễ hội đang mất đi ý nghĩa.

Vì sao nhiều lễ hội đang bị bóp méo, biến tướng?

Vì sao nhiều lễ hội đang bị bóp méo, biến tướng?

VOV.VN - Giáo sư Trần Lâm Biền cho rằng, chính sự biến tướng trong cách hành lễ khiến các lễ hội đang mất đi ý nghĩa.

Lễ hội méo mó, người dân hành xử theo tâm lý đám đông
Lễ hội méo mó, người dân hành xử theo tâm lý đám đông

VOV.VN - Cục trưởng Cục VHCS: “Người dân tham dự lễ hội có những hành động bột phát, theo tâm lý đám đông, thiếu hiểu biết về ý nghĩa lễ hội...”.

Lễ hội méo mó, người dân hành xử theo tâm lý đám đông

Lễ hội méo mó, người dân hành xử theo tâm lý đám đông

VOV.VN - Cục trưởng Cục VHCS: “Người dân tham dự lễ hội có những hành động bột phát, theo tâm lý đám đông, thiếu hiểu biết về ý nghĩa lễ hội...”.

“Đặt tiền lẻ ở chân tượng Phật khác gì đút lót để được lợi lộc“
“Đặt tiền lẻ ở chân tượng Phật khác gì đút lót để được lợi lộc“

VOV.VN - "Đặt tiền ở chân tượng phật là một tệ nạn, chẳng khác gì cách đút lót để lấy được lợi lộc", nhà văn Trang Hạ cho biết.

“Đặt tiền lẻ ở chân tượng Phật khác gì đút lót để được lợi lộc“

“Đặt tiền lẻ ở chân tượng Phật khác gì đút lót để được lợi lộc“

VOV.VN - "Đặt tiền ở chân tượng phật là một tệ nạn, chẳng khác gì cách đút lót để lấy được lợi lộc", nhà văn Trang Hạ cho biết.

Lễ hội Đền Cửa Ông năm 2017 được tổ chức với quy mô lớn
Lễ hội Đền Cửa Ông năm 2017 được tổ chức với quy mô lớn

VOV.VN - Lễ hội Đền Cửa Ông năm 2017 được tổ chức với quy mô lớn, đặc biệt hơn mọi năm và kết hợp đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Lễ hội Đền Cửa Ông năm 2017 được tổ chức với quy mô lớn

Lễ hội Đền Cửa Ông năm 2017 được tổ chức với quy mô lớn

VOV.VN - Lễ hội Đền Cửa Ông năm 2017 được tổ chức với quy mô lớn, đặc biệt hơn mọi năm và kết hợp đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

"Lễ hội chọi trâu, nơi thì tôn vinh là di sản, nơi lại cấm, rất vô lý"
"Lễ hội chọi trâu, nơi thì tôn vinh là di sản, nơi lại cấm, rất vô lý"

VOV.VN - “Lễ hội chọi trâu, bản chất là hai con trâu chọi nhau nhưng nơi thì vinh danh di sản, chỗ lại cấm”, ông Nguyễn Vũ Phan chia sẻ.

"Lễ hội chọi trâu, nơi thì tôn vinh là di sản, nơi lại cấm, rất vô lý"

"Lễ hội chọi trâu, nơi thì tôn vinh là di sản, nơi lại cấm, rất vô lý"

VOV.VN - “Lễ hội chọi trâu, bản chất là hai con trâu chọi nhau nhưng nơi thì vinh danh di sản, chỗ lại cấm”, ông Nguyễn Vũ Phan chia sẻ.

Tận thấy nghi lễ đám cưới của người Dao đỏ ở Yên Bái
Tận thấy nghi lễ đám cưới của người Dao đỏ ở Yên Bái

VOV.VN - Đám cưới là một trong những nghi lễ truyền thống và là sự kiện quan trọng bậc nhất trong đời sống của đồng bào Dao.

Tận thấy nghi lễ đám cưới của người Dao đỏ ở Yên Bái

Tận thấy nghi lễ đám cưới của người Dao đỏ ở Yên Bái

VOV.VN - Đám cưới là một trong những nghi lễ truyền thống và là sự kiện quan trọng bậc nhất trong đời sống của đồng bào Dao.