Thế giới 7 ngày: Nước Đức rúng động vì vụ xả súng ỏ Munich

VOV.VN -Nhiều người Đức đổ lỗi cho Thủ tướng Angela Merkel vì chính sách nhập cư và đòi bà từ chức

1. Tối 22/7, tại Trung tâm thương mại Olympia ở Munich đã xảy ra nhiều vụ nổ súng làm ít nhất 9 nạn nhân bị bắn chết, hơn 2 chục người bị thương nặng. Kẻ xả súng sau đó đã bắn vào đầu tự sát khi bị lực lượng an ninh truy bắt.
Cảnh sát tại hiện trường vụ án ở trung tâm thương mại Olympia, khu trung tâm thương mại lớn nhất ở Munich. (ảnh: Getty).
Thủ phạm vụ xả súng sau đó được xác định là David Ali Sonboly, một người Đức gốc Iran, sinh ra và lớn lên tại thành phố Munich.

Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere cũng cho biết, sau khi khám xét nơi ở của thủ phạm, họ đã tìm thấy các tài liệu bằng văn bản và cả dữ liệu trên internet cho thấy thủ phạm có mối quan tâm đặc biệt đến các vụ xả súng từng xảy ra trước đây, trong đó có vụ xả súng do Anders Behring Breivik tiến hành ở Nauy năm 2011, nhưng vẫn còn quá sớm để đưa ra bất cứ kết luận nào về động cơ của tên này.

2. Chính phủ Đức họp nội các khẩn cấp sau vụ xả súng. Trong tuyên bố của mình, Thủ tướng Merkel cho biết bản thân bị sốc khi nhận được tin về vụ xả súng, gọi đây là một "đêm kinh hoàng". 

Thủ tướng Đức Angela Merkel "sốc" vì vụ xả súng (Ảnh Getty).

Bà cũng bày tỏ chia sẻ với những nỗi đau mà các nạn nhân và thân nhân gặp phải tối 22/7, đồng thời cam kết sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn tới vụ việc.

Ngay sau khi vụ xả súng xảy ra, nhiều người Đức đã giận dữ đổ lỗi cho Thủ tướng Angela Merkel vì chính sách nhập cư của bà. Trên các mạng xã hội xuất hiện những lời kêu gọi yêu cầu bà Merkel phải từ chức.

Thủ hiến bang Bayern, ông Horst Seehofer đã thông báo tổ chức tang lễ cấp bang cho các nạn nhân xấu số tại Nghị viện bang vào ngày 31/7 tới. Cho tới thời điểm này, mọi viên chức chính quyền sẽ không tham dự các hoạt động lễ hội tổ chức ở Bayern.

3. Quốc tế đang lo ngại trước việc hàng loạt công chức nhà nước ở Thổ Nhĩ Kỳ bị sa thải, bị xét xử trước những biện pháp mạnh tay của Tổng thống Erdogan sau vụ đảo chính bất thành hôm 14/7.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (Ảnh: AP).

Các nước phương Tây vốn ủng hộ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khi xảy ra đảo chính nhưng nay đang ngày càng quan ngại vì chiến dịch “làm trong sạch” bộ máy nhà nước và mục tiêu tiếp theo là lực lượng an ninh.

Theo truyền thông địa phương, hiện có ít nhất 2.500 người đang làm việc trong đội cận vệ Phủ Tổng thống và đã có 283 người bị bắt giữ. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã hủy bỏ 10.856 hộ chiếu của những viên chức nhà nước có thể bị bắt giữ hoặc đang tìm cách bỏ trốn.

Một số quan chức châu Âu cũng chỉ ra những dấu hiệu cho thấy chính quyền Ankara đã chuẩn bị danh sách những người sẽ bị trừng phạt vì đảo chính trước khi đảo chính xảy ra. Liên minh châu Âu cảnh báo, nếu chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn kiên quyết thực hiện bước đi này, không loại trừ khả năng NATO sẽ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi tổ chức.

4. Tỷ phú Donald Trump đã có diễn văn chấp nhận đề cử tại đại hội đảng Cộng hòa (Mỹ), chính thức trở thành ứng viên Tổng thống của đảng này.

Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa đã kết thức vào sáng 22/7 (theo giờ Việt Nam) tại thành phố Cleveland, bang Ohio với bài phát biểu chấp thuận đề cử ứng cử viên tổng thống của tỷ phú Donald Trump.

Tỷ phú Trump phát biểu chấp thuận đề cử làm ứng viên tổng thống đại diện của đảng Cộng hòa (Ảnh: CNN).

Trong bài phát biểu kéo dài hơn một giờ đồng hồ, ông Donald Trump liên tục sử dụng những ngôn từ cứng rắn thường thấy trong suốt chiến dịch tranh cử của mình.

Về đối nội, ông Trump mạnh mẽ chỉ trích chính phủ, cho rằng sự yếu kém của cơ quan công quyền đã dẫn đến tình trạng nợ công, bạo lực và nghèo đói ngày một gia tăng. Nhà tỷ phú nhấn mạnh nếu đắc cử tổng thống, ông sẽ dành ưu tiên số một cho nước Mỹ, mô tả đây là sự khác biệt trong chính sách của ông so với đối thủ khác.

5. 15 nước ủy viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 21/7 bắt đầu bỏ phiếu kín quyết định ai sẽ là tân Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kế nhiệm ông Ban Ki-moon kể từ tháng 1/2017.

Cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark (phải), cựu Tổng Thư ký Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu Christiana Figueres (trái) và cựu Tổng thống Slovenia Danilo Turk trong cuộc tranh luận trực tiếp cho cương vị Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. (Ảnh: Reuters)

Có tổng cộng 12 ứng cử viên tham gia cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, đa số là các nước Đông Âu - khu vực chưa từng có người giữ chức vụ đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này. Từng nước ủy viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đưa ý kiến của mình về từng ứng viên. 

Kết quả cuộc bỏ phiếu đầu tiên cho thấy cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres đang là ứng viên số 1 cho vị trí tân Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, theo sau là cựu Tổng thống Slovenia Daniel Turk và bà Irina Bokova - Tổng Giám đốc UNESCO đang giữ vị trí số 3.

Đợt bỏ phiếu thứ hai dự kiến sẽ được tổ chức vào tuần tới và vài đợt nữa sẽ được tổ chức trước khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra vào tháng 9 tới. Theo kế hoạch, ứng viên cuối cùng được lựa chọn vào tháng 10 và nhậm chức vào ngày 1/1/2017.

6. Mưa lũ tồi tệ đã diễn ra trên khắp cả nước Trung Quốc, làm hàng trăm người thiệt mạng và mất tích.

Các phương tiện giao thông bị ngập trong nước ở thành phố Thiên Tân, Trung Quốc (Ảnh CNN).

Giới chức Trung Quốc ngày 23/7 đưa ra những phản ứng khẩn cấp nhằm ứng phó với tình hình lũ lụt nghiêm trọng tại tỉnh Sơn Tây, miền Bắc nước này.

Mưa lũ từ ngày 18/7 đã khiến ít nhất 6 người chết, 19.000 người ở Sơn Tây buộc phải sơ tán. Gần 15.000 nhà bị sập, 5.600 hecta hoa màu bị phá hủy, thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 1,4 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 210 triệu USD). 

Tiếp đó, mưa lớn trút xuống tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc từ sáng ngày 20/7 đã làm ít nhất 30 người thiệt mạng và 68 người mất tích. Cơ quan dân chính tỉnh Hà Bắc đã nhận được nhiều báo cáo về lở đất và lũ lụt tại các khu vực trong tỉnh, với hơn 47.700 ngôi nhà bị phá hủy, hơn 345.000 hécta hoa màu bị hư hại, điện lưới và hệ thống giao thông - liên lạc đều bị gián đoạn. Gần 164.000 người đã được sơ tán khẩn cấp.

7. Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN AMM-49 và các Hội nghị liên quan, sáng 23/7 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở thủ đô Vientiane, Lào khai mạc cuộc họp SOM EAS để chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao Đông Á diễn ra vào ngày 26/7.

Đại biểu tham dự SOM EAS (Ảnh: Hùng Cường).

Tại cuộc họp này, 10 nước thành viên ASEAN và 8 nước đối tác (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn độ, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ) đánh giá lại tiến trình tổ chức triển khai kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh EAS lần thứ 10 được tổ chức vào tháng 11/2015 tại Kuala Lumpur, Malaysia nhất là tuyên bố chung Kuala Lumpur về việc thành lập EAS tròn 10 năm và việc tổ chức thực hiện các nội dung chương trình với 6 lĩnh vực ưu tiên như: tài chính, năng lượng và môi trường, giáo dục, vấn đề sức khỏe và dịch bệnh, công tác quản lý thiên tai và kết nối ASEAN. 

Trước đó, cùng ngày, cũng tại thủ đô Lào, đã diễn ra cuộc họp Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN+3 (với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản). Các cuộc họp đã hoàn tất công tác chuẩn bị và thống nhất chương trình nghị sự của các hội nghị Bộ trưởng, trong đó có việc kiểm điểm và đề ra các định hướng thúc đẩy hợp tác ASEAN với các bên đối tác trong khuôn khổ ASEAN+3 và EAS. Các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 và EAS sẽ diễn ra ngày 26/7/2016./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hoàn tất hồ sơ yêu cầu Mỹ dẫn độ giáo sĩ Gulen
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hoàn tất hồ sơ yêu cầu Mỹ dẫn độ giáo sĩ Gulen

VOV.VN-Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến mất từ 1 tuần đến 10 ngày để hoàn tất hồ sơ yêu cầu Mỹ dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị nghi ngờ liên quan đến vụ đảo chính.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hoàn tất hồ sơ yêu cầu Mỹ dẫn độ giáo sĩ Gulen

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hoàn tất hồ sơ yêu cầu Mỹ dẫn độ giáo sĩ Gulen

VOV.VN-Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến mất từ 1 tuần đến 10 ngày để hoàn tất hồ sơ yêu cầu Mỹ dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị nghi ngờ liên quan đến vụ đảo chính.

Đức xác định được danh tính thủ phạm vụ xả súng
Đức xác định được danh tính thủ phạm vụ xả súng

VOV.VN - Thủ phạm vụ xả súng là David Ali Sonboly, một người Đức gốc Iran, sinh ra và lớn lên tại thành phố Munich.

Đức xác định được danh tính thủ phạm vụ xả súng

Đức xác định được danh tính thủ phạm vụ xả súng

VOV.VN - Thủ phạm vụ xả súng là David Ali Sonboly, một người Đức gốc Iran, sinh ra và lớn lên tại thành phố Munich.

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây rạn nứt hậu đảo chính
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây rạn nứt hậu đảo chính

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo châu Âu kêu gọi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng nhân quyền trong quá trình điều tra xét xử thủ phạm vụ đảo chính.

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây rạn nứt hậu đảo chính

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây rạn nứt hậu đảo chính

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo châu Âu kêu gọi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng nhân quyền trong quá trình điều tra xét xử thủ phạm vụ đảo chính.

AMM-49: Hợp tác bền vững và hiệu quả với các đối tác của ASEAN
AMM-49: Hợp tác bền vững và hiệu quả với các đối tác của ASEAN

VOV.VN -ASEAN+3 có vai trò quan trọng thúc đẩy ổn định tài chính, bảo đảm an ninh lương thực và là lực lượng nòng cốt phát triển kinh tế trong khu vực.

AMM-49: Hợp tác bền vững và hiệu quả với các đối tác của ASEAN

AMM-49: Hợp tác bền vững và hiệu quả với các đối tác của ASEAN

VOV.VN -ASEAN+3 có vai trò quan trọng thúc đẩy ổn định tài chính, bảo đảm an ninh lương thực và là lực lượng nòng cốt phát triển kinh tế trong khu vực.