Doanh nghiệp khát lao động, ứng viên vẫn… chê và ở nhà ăn Tết

VOV.VN -Sau Tết, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp rất lớn, nhưng người lao động vẫn còn tâm lý “ăn Tết” đến hết tháng Giêng.

Theo đánh giá của Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhu cầu tuyển dụng, sử dụng lao động của các doanh nghiệp phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, ngày đầu mở phiên, vẫn ít bóng dáng lao động tới ứng tuyển.

Doanh nghiệp “dài cổ” chờ ứng viên

Tại phiên giao dịch việc làm đầu Xuân, do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (thuộc Sở LĐTB&XH Hà Nội) tổ chức ngày 7/2, đã có 38 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng hơn 900 chỗ làm. Trong đó, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại – dịch vụ chiếm đa số (hơn 73%); còn lại thuộc các lĩnh vực sản xuất, nhà hàng – khách sạn, viễn thông…

Phiên Giao dịch việc làm đầu Xuân vắng hoe vì ứng viên vẫn "nghỉ Tết"

Tại Sàn giao dịch này, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật thuật vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (40%); tiếp đó là lao động có trình độ cao đẳng – đại học và lao động phổ thông. Mức lương các doanh nghiệp đưa ra phổ biến từ 3,5 – 5 triệu đồng/tháng. Nhiều vị trí tuyển dụng mức lương sẽ được doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trong quá trình phỏng vấn, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, quyền lợi của lao động.

Tại TP HCM, theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố, trong tháng 2/2017, nhu cầu việc làm cần tuyển khoảng 20.000 chỗ làm ổn định và trên 10.000 lao động thời vụ cho các hoạt động dịch vụ - phục vụ.

Tuy nhiên, theo nhiều nhà tuyển dụng, họ không hy vọng sẽ tuyển đủ lao động vào những phiên đầu năm, do tâm lý người lao động muốn “ăn Tết” đến hết tháng Giêng này, sau đó mới lên thành phố kiếm việc làm.

Nhà tuyển dụng của Công ty Cổ phần Mediamart Việt Nam cho biết: “Ra Tết, chúng tôi có nhu cầu tuyển dụng khoảng 500 nhân sự và thông qua nhiều kênh. Do quá ít ứng viên tới sàn giao dịch đầu Xuân này nên sáng nay mới có 2 – 3 người tới tìm hiểu, phỏng vấn”.

Đại diện Công viên Hồ Tây cũng chia sẻ, ra Tết, Công viên có nhu cầu tuyển hàng chục lao động cho hơn 20 vị trí như nhân viên thủ kho, cứu hộ, bán vé, đứng bếp, cây xanh, tạp vụ… Nhưng có lẽ phải sang tháng 2 Âm lịch, thậm chí đầu mùa Hè mới hy vọng tuyển được lao động cho các vị trí này.

Theo các nhà tuyển dụng, hầu như phiên giao dịch nào cũng có hàng chục doanh nghiệp với những thông tin tuyển dụng thực tế, có địa chỉ cụ thể. Rõ ràng “cầu” tăng nhưng “cung” vẫn thiếu. Hầu như các phiên đều không đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Có thể nguyên nhân do nhiều ứng viên đòi hỏi mức lương cao, trong khi đó cơ hội việc làm trong thời gian gần đây rất dồi dào, nên họ có nhiều công việc để lựa chọn.

Nhiều việc làm đang chờ đón lao động sau Tết

Nhiều cơ hội việc làm sau Tết

Theo ông Nguyễn Toàn Phong, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, nhu cầu việc làm cũng như tuyển dụng lao động năm 2017 chắc chắn tăng cao so với năm 2016, do kinh tế trên đà khởi sắc và nhiều doanh nghiệp thành lập mới.

Chỉ tiêu của Hà Nội trong năm 2017 là giải quyết việc làm cho 152.000 lao động. Với nguồn lao động dồi dào, nhân lực lớn và tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trường nghề tại Hà Nội, có thể nói là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận ứng viên; đồng thời, người lao động cũng có cơ hội việc làm cao hơn.

Ông Nguyễn Toàn Phong
Nhận xét về tình trạng nhảy việc của lao động sau Tết, ông Nguyễn Toàn Phong khẳng định: “Căn cứ vào các chế độ chính sách của doanh nghiệp cũng như nhận thức của người lao động, năm nay hiện tượng nhảy việc ít hơn so với cùng kỳ. Tình trạng này ở Hà Nội thường ít hơn so với các địa phương khác. Điều này cho thấy tính ổn định của thị trường lao động tại Hà Nội".

Theo đánh giá, người lao động có nhu cầu ổn định công việc và đa số các doanh nghiệp thực hiện chính sách lương, thưởng và phúc lợi tốt nên mức độ thiếu hụt lao động sau Tết không cao, thể hiện sự gắn kết cung – cầu thị trường lao động, đặc biệt sự phát triển ổn định và chăm lo chính sách lao động của các doanh nghiệp.

Cũng theo ông Nguyễn Toàn Phong, nắm được xu hướng lao động tìm việc làm sau Tết khá lớn, nhiều trung tâm giới thiệu việc làm không phép hoặc các trang mạng tuyển dụng “ảo” sẽ xuất hiện. Do đó, để tránh bị lừa, các ứng viên nên tìm đến các trung tâm giới thiệu việc làm thuộc các Sở LĐTBXH, các đoàn thể để được tư vấn, tìm kiếm cơ hội việc làm, lại không mất phí./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TPHCM cần 4.000 việc làm cho sinh viên dịp Tết Đinh Dậu 2017
TPHCM cần 4.000 việc làm cho sinh viên dịp Tết Đinh Dậu 2017

VOV.VN - Hiện có khoảng 350 đơn vị tuyển dụng với 4000 đầu việc, đáp ứng sinh viên có nhu cầu tìm việc làm dịp Tết, tăng 30% so với ngày thường.

TPHCM cần 4.000 việc làm cho sinh viên dịp Tết Đinh Dậu 2017

TPHCM cần 4.000 việc làm cho sinh viên dịp Tết Đinh Dậu 2017

VOV.VN - Hiện có khoảng 350 đơn vị tuyển dụng với 4000 đầu việc, đáp ứng sinh viên có nhu cầu tìm việc làm dịp Tết, tăng 30% so với ngày thường.

Gần 90% lao động dệt may, da giày có nguy cơ mất việc làm do robot
Gần 90% lao động dệt may, da giày có nguy cơ mất việc làm do robot

VOV.VN - Theo ILO: 86% lao động Việt Nam trong ngành dệt may, da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm do tự động hóa.

Gần 90% lao động dệt may, da giày có nguy cơ mất việc làm do robot

Gần 90% lao động dệt may, da giày có nguy cơ mất việc làm do robot

VOV.VN - Theo ILO: 86% lao động Việt Nam trong ngành dệt may, da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm do tự động hóa.

Những công việc làm thêm cho thu nhập khá dành cho sinh viên
Những công việc làm thêm cho thu nhập khá dành cho sinh viên

VOV.VN -Có một công việc kiếm ra tiền trong khi vẫn còn đi học là một việc không đơn giản, nhưng sẽ không quá khó nếu bạn thử những nghề này.

Những công việc làm thêm cho thu nhập khá dành cho sinh viên

Những công việc làm thêm cho thu nhập khá dành cho sinh viên

VOV.VN -Có một công việc kiếm ra tiền trong khi vẫn còn đi học là một việc không đơn giản, nhưng sẽ không quá khó nếu bạn thử những nghề này.