5 triệu ha đất nông trường sử dụng không hiệu quả, quản lý làm sao?

VOV.VN - Cần thay đổi tư duy, quan điểm trong việc tổ chức sản xuất đối với các nông trường để làm sao sử dụng hiệu quả quỹ đất này

Bên lề phiên thảo luận của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014, các đại biểu cho rằng, trong khi đất của các nông – lâm trường quốc doanh hoạt động không hiệu quả thì nhiều người dân lại thiếu đất canh tác, sản xuất. Thực tế này cho thấy, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh đang là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Một góc khu vực đất nông lâm trường tại xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì (Ảnh: báo TN&MT)

Đại biểu Nguyễn Văn Rinh, đoàn Hải Dương cho rằng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nông, lâm trường quốc doanh cũng đóng góp một phần cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, qua nhiều thời kỳ, việc quản lý đất đai ở các nông, lâm trường đã có nhiều thay đổi. Hiệu quả quản lý chưa tốt, dẫn đến tình trạng lãng phí lớn về đất đai.

Theo đại biểu Nguyễn Văn Rinh, nguyên nhân chính của tình trạng này là do việc sắp xếp, đổi mới mô hình quản lý đất đai ở các nông, lâm trường còn kém. Các nông, lâm trường sau khi được chuyển đổi chưa chủ động thực hiện nhiệm vụ rà soát đất đai, đo đạc cắm mốc giới, lập hồ sơ địa chính để chuyển sang thuê đất theo quy định; đồng thời, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ ở nhiều nông, lâm trường còn hạn chế, vẫn còn mang tư tưởng bao cấp, trông chờ ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước... 

Đại biểu Nguyễn Văn Rinh phân tích: “Việc chuyển đổi mô hình quản lý cho thấy, trong khi một bộ phận nông dân, người làm rừng không có đất đai sử dụng, địa phương thiếu đất sản xuất, còn nông trường thì thừa đất. Thực tế đó dẫn tới việc sử dụng đất đai không hiệu quả”. 

Một số đại biểu cho rằng, nội dung quan trọng hàng đầu làm căn cứ để thực hiện điều chỉnh, sắp xếp lại mô hình tổ chức quản lý sản xuất là rà soát, đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai và thu hồi một phần trả lại cho địa phương để giao cho các thành phần khác hầu như chưa thực hiện được. Do vậy, việc quy định chỉ rà soát đất đai đối với các công ty nông, lâm nghiệp sau rà soát là chưa đủ mà cần phải tiếp tục rà soát đối với các Ban quản lý rừng tách ra từ các lâm trường. Theo đại biểu Dương Trung Quốc, đoàn Đồng Nai, đây là nội dung quan trọng nhưng còn nhiều bất cập.

"Hỗ trợ tốt nhất là làm cho cuộc sống người dân ổn định, hướng tới sự sung túc thì người dân sẽ tin tưởng và họ chính là lực lượng tại chỗ mà không có lực lượng chức năng nào thay thế được. Chúng ta giải quyết vấn đề này cũng chính là tạo thế trận quốc phòng an ninh, ở khu vực hết sức quan trọng và trọng yếu", đại biểu Dương Trung Quốc phân tích.

Theo đại biểu Trần Du Lịch, đoàn thành phố Hồ Chí Minh, nếu xét trong tổng thể quá trình đổi mới của Việt Nam, lĩnh vực đất nông lâm trường đã duy trì cơ chế quản lý không phù hợp. Việc lồng ghép chính sách nông – lâm trường là không đúng. Bởi lâm trường hoạt động với mục tiêu trồng rừng mới, bảo vệ rừng, giữ rừng, giữ môi trường, độ che phủ… và đặc biệt là gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng, chứ không phải là khai thác kinh tế. Trong khi đó, nông trường thì hoàn toàn là khai thác kinh tế. Vì vậy đồng nhất nông – lâm trường là không phù hợp. 

Bên cạnh đó, đối với gần 5 triệu ha đất nông trường sử dụng không hiệu quả, nên tiếp tục duy trì mô hình 100% vốn nhà nước, hoặc mạnh dạn cho thuê quỹ đất này? Đại biểu Trần Du Lịch kiến nghị: “Phải giải quyết dứt khoát những tồn tại của cơ chế phát canh thu tô. Cái đó là không chấp nhận được. Tôi ủng hộ là bây giờ chúng ta chi 1.000 tỷ để cắm mốc định giới và lên bản đồ địa chính để nắm quỹ đất này. Đây là quỹ đất hiếm, không thể tái tạo được. Vấn đề ở đây là tư duy, quan điểm trong việc tổ chức sản xuất đối với các nông trường chứ không phải chỉ là lấn chiếm, tranh chấp… điều lớn hơn làm sao sử dụng có hiệu quả quỹ đất này mới là vấn đề Quốc hội cần bàn./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Nghe báo cáo cứ tưởng đất rừng còn nhiều lắm”
“Nghe báo cáo cứ tưởng đất rừng còn nhiều lắm”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND mà chỉ nghe báo cáo, không kiểm tra chẳng khác gì “cưỡi ngựa xem hoa”.

“Nghe báo cáo cứ tưởng đất rừng còn nhiều lắm”

“Nghe báo cáo cứ tưởng đất rừng còn nhiều lắm”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND mà chỉ nghe báo cáo, không kiểm tra chẳng khác gì “cưỡi ngựa xem hoa”.

Luật phức tạp hay cán bộ dựa đất 'làm ăn'
Luật phức tạp hay cán bộ dựa đất 'làm ăn'

VOV.VN -Sửa đổi luật mà bộ máy con người chưa thực sự vì dân thì luồng gió mới từ tinh thần Hiến pháp sửa đổi đến với người dân còn hạn chế.

Luật phức tạp hay cán bộ dựa đất 'làm ăn'

Luật phức tạp hay cán bộ dựa đất 'làm ăn'

VOV.VN -Sửa đổi luật mà bộ máy con người chưa thực sự vì dân thì luồng gió mới từ tinh thần Hiến pháp sửa đổi đến với người dân còn hạn chế.

"Đi giám sát đất nông-lâm trường, chúng tôi về cứ buồn mãi"
"Đi giám sát đất nông-lâm trường, chúng tôi về cứ buồn mãi"

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh cho biết, qua giám sát đất nông, lâm trường cho thấy tình trạng thất thoát quỹ đất và tài sản khá nghiêm trọng.

"Đi giám sát đất nông-lâm trường, chúng tôi về cứ buồn mãi"

"Đi giám sát đất nông-lâm trường, chúng tôi về cứ buồn mãi"

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh cho biết, qua giám sát đất nông, lâm trường cho thấy tình trạng thất thoát quỹ đất và tài sản khá nghiêm trọng.

98% đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi Bộ TN-MT liên quan đất đai
98% đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi Bộ TN-MT liên quan đất đai

VOV.VN -Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang thừa nhận tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn diễn ra gay gắy, tính chất phức tạp.

98% đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi Bộ TN-MT liên quan đất đai

98% đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi Bộ TN-MT liên quan đất đai

VOV.VN -Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang thừa nhận tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn diễn ra gay gắy, tính chất phức tạp.