Đàn Bầu - biểu tượng văn hóa và tâm hồn Việt Nam

VOV.VN - Trong khuôn khổ “Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016” đã diễn ra Hội thảo chuyên đề “Cây đàn Bầu Việt Nam” vào chiều 13/10 tại Hà Nội.

Theo nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, “Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016” đã làm được một điều rất đặc biệt, đó là đưa được các nhạc cụ của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là cây đàn Bầu vào trong các chương trình biểu diễn. Ngoài các tác phẩm do nhạc sĩ Việt Nam sáng tác thì còn có cả tác phẩm “Cụ Rùa” của nhà soạn nhạc người Singapore Robert Casteels và “The ride to the crescent moon" của nhà soạn nhạc Australia Natalya Vagner viết riêng cho đàn Bầu.

Chiều 13/10 tại Hà Nội, đông đảo nhạc sĩ Việt Nam và các nhà soạn nhạc của châu Á - châu Âu – châu Mỹ đã cùng tham dự buổi Hội thảo với chuyên đề “Cây đàn Bầu Việt Nam”.

Đông đảo nhạc sĩ trong và ngoài nước tham gia Hội thảo "Cây đàn Bầu Việt Nam".

Nhạc cụ có truyền thống lâu đời

Theo NSND Thanh Tâm, Chủ nhiệm khoa Nhạc cụ truyền thống, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, trong hệ thống các nhạc cụ Việt Nam, Đàn Bầu hay còn gọi là Độc Huyền Cầm là một nhạc cụ thuần Việt nhất, độc đáo nhất của người Việt Nam và cũng được coi là một trong số những cây đàn độc đáo của thế giới bởi cấu tạo của cây đàn rất đơn giản.

Không giống như những loại nhạc cụ khác, âm thanh được tạo nên từ các âm bồi của dây đàn, kết hợp với việc dùng cần đàn để căng dây lên hoặc chùng dây xuống trên một sợi dây duy nhất tạo ra nhiều âm thanh có các cao độ khác nhau với âm sắc trong trẻo, quyến rũ.

Trước kia, thân đàn Bầu được làm bằng một đoạn ống Bương hoặc Vầu dài khoảng trên dưới 1 mét. Cần đàn làm bằng sừng tre dẻo dài khoảng 50-70 cm, sau này thay bằng sừng trâu. Dây đàn làm bằng dây móc xe lại hoặc dây mây, dần thay bằng dây tơ, sau này thay bằng dây sắt. Bầu đàn bằng đầu cuống quả Bầu nậm hoặc gỗ tiện giống quả Bầu.

NSND Thanh Tâm.

Từ năm 1956, đàn Bầu và các nhạc cụ dân tộc được đưa vào giảng dạy chính thức trong hệ thống trường Âm nhạc đã làm cho đàn Bầu có cơ hội mở rộng hơn với nhiều tầng lớp công chúng và tìm được vị trí thích đáng trong hệ thống âm nhạc dân tộc.

Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ khoa học, cây đàn Bầu điện ra đời với âm lượng lớn hơn cây đàn Bầu mộc, đã tạo điều kiện để các nghệ sĩ đàn Bầu cũng như những nhà nghiên cứu cải tiến và đưa thêm nhiều thủ pháp diễn tấu mới vào cây đàn. Từ đây ngoài các chiếu xẩm, đàn Bầu không thể thiếu vắng trong các buổi biểu diễn phục vụ công chúng, trên làn sóng đài phát thanh và trên các sân khấu lớn, nhỏ ở trong, ngoài nước.

Giai điệu của đàn Bầu là giai điệu của tâm hồn Việt Nam

Trên thế giới có rất nhiều loại đàn một dây nhưng đàn một dây mang tên đàn Bầu thì chỉ ở Việt Nam mới có. Đàn Bầu với âm thanh trong trẻo, quyến rũ phù hợp với tình cảm, tâm hồn, ngôn ngữ của người Việt Nam.

NSND Nguyễn Tiến – người có công mang âm sắc của đàn Bầu ra với thế giới, khẳng định: “Cây đàn Bầu Việt Nam là cây đàn độc đáo, phù hợp với tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam. Người Việt sống cởi mở nhưng sâu lắng, dịu dàng, tình cảm. Song, người Việt cũng trải qua nhiều sự mẩt mát đau thương của những cuộc chiến tranh nên vẫn ẩn sâu trong đó những nỗi buồn mà chỉ đàn Bầu mới có thể thể hiện hết”.

NSND Nguyễn Tiến.

NSND Nguyễn Tiến chia sẻ rằng, đàn Bầu luôn nhận được sự chú ý từ công chúng khi lưu diễn ở nước ngoài. Riêng ở Trung Quốc, nhiều người còn đề nghị thành lập khoa đàn Bầu tại các trường Âm nhạc để học. Người Trung Quốc rất ấn tượng với sự uyển chuyển của cần đàn, âm điệu sâu sắc và sự linh hoạt từ những ngón tay khi chơi đàn. Hiện nay, ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cũng có người Trung Quốc được cử sang để học đàn Bầu, thậm chí có cả những nghệ sĩ từ châu Âu, châu Mỹ…

“Muốn học và chơi được đàn Bầu thật ra rất dễ, chỉ cần hiểu tâm hồn, cốt cách của người Việt Nam thì sẽ chơi hay. Còn không hiểu được thì chơi sẽ rất khó và cứng” – NSND Nguyễn Tiến chia sẻ.

Thời xưa đàn Bầu thường được chơi ở nhà ga, bến chợ, bến xe và làm nền cho người ta hát thì ngày nay, đàn Bầu cũng có thể lên được những sân khấu lớn, chơi cùng với dàn nhạc dân tộc, dàn nhạc giao hưởng. Từ việc chỉ chơi những bản nhạc dân gian thì ngày nay, đàn Bầu cũng thể hiện được những bản nhạc Pop, World music... Đàn Bầu ngày càng đi vào quần chúng và đời sống tinh thần của người Việt, giống như một biểu tượng về âm nhạc của Việt Nam bên cạnh nón lá, áo dài.

Song, dù là một loại nhạc cụ độc đáo, mang đậm hồn Việt và chỉ có ở Việt Nam nhưng đàn Bầu vẫn chưa được đệ trình lên UNESCO công nhận là di sản văn hóa của Việt Nam. Theo NSND Hoàng Cương, nguyên Giám đọc Học viện Âm nhạc TP.HCM thì đây là việc làm khẩn cấp và phải làm ngay từ bây giờ để đánh dấu sự hiện hữu của nhạc cụ này trong nhạc dân tộc Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016 mở cửa miễn phí 10 buổi hòa nhạc
Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016 mở cửa miễn phí 10 buổi hòa nhạc

VOV.VN - Gần 100 tác phẩm giao hưởng, thính phòng của gần 100 tác giả của châu Á và châu Âu sẽ được trình diễn tại Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016.

Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016 mở cửa miễn phí 10 buổi hòa nhạc

Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016 mở cửa miễn phí 10 buổi hòa nhạc

VOV.VN - Gần 100 tác phẩm giao hưởng, thính phòng của gần 100 tác giả của châu Á và châu Âu sẽ được trình diễn tại Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016.

Chương trình tổng thể của Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016
Chương trình tổng thể của Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016

VOV.VN - Gần 100 tác phẩm giao hưởng, thính phòng của gần 100 tác giả của châu Á và châu Âu sẽ được trình diễn tại Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016.

Chương trình tổng thể của Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016

Chương trình tổng thể của Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016

VOV.VN - Gần 100 tác phẩm giao hưởng, thính phòng của gần 100 tác giả của châu Á và châu Âu sẽ được trình diễn tại Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016.

Hình ảnh ấn tượng đêm khai mạc Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016
Hình ảnh ấn tượng đêm khai mạc Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016

VOV.VN - 11 tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ các nước đã được biểu diễn trong đêm khai mạc Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016.

Hình ảnh ấn tượng đêm khai mạc Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016

Hình ảnh ấn tượng đêm khai mạc Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016

VOV.VN - 11 tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ các nước đã được biểu diễn trong đêm khai mạc Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016.

Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016 mở màn với những tác phẩm ấn tượng
Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016 mở màn với những tác phẩm ấn tượng

VOV.VN - Tối 12/10, “Festival Âm nhạc mới Á – Âu 2016” đã chính thức khai mạc tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.

Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016 mở màn với những tác phẩm ấn tượng

Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016 mở màn với những tác phẩm ấn tượng

VOV.VN - Tối 12/10, “Festival Âm nhạc mới Á – Âu 2016” đã chính thức khai mạc tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.