​TP HCM tham khảo kinh nghiệm đào tạo nghề của Đức

VOV.VN - Hệ thống đào tạo nghề của Đức góp phần quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao

Hệ thống đào tạo nghề của Đức nổi tiếng thế giới với chất lương đào tạo cao do gắn với thực tiễn nhà máy xí nghiệp. Trong tháng 7.2016, TP Hồ Chí Minh đã cử hai đoàn cán bộ sang nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống đào tạo nghề của Đức.

Hệ thống đào tạo nghề của Đức góp phần quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao.
   Hệ thống đào tạo nghề của Đức góp phần quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao, giúp cho Đức giữ vững là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới với những sản phẩm công nghiệp uy tín.

Đã có hàng trăm nước đến tìm hiểu kinh nghiệm đào tạo nghề của Đức. Trong những năm gần đây, Đức cũng đã có nhiều dự án hỗ trợ Việt Nam trong cải cách hệ thống đào tạo nghề.

Trong tháng 7. 2016 Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh đã cử hai đoàn cán bộ với 50 người tham gia lớp bồi dưỡng về quản lí nhân sự và phát triển chương trình đào tạo nghề của Đức tại Trường Đại học Potsdam. Các thành viên tham gia chủ yếu là các cán bộ lãnh đạo các cơ quan quản lí và các cơ sở đào tạo nghề của TP Hồ Chí Minh.

Trọng tâm nội dung các khóa bồi dưỡng bao gồm những xu hướng cải cách quản lí nhân sự và quản lí hành chính công, tổ chức hệ thống đào tạo nghề và phát triển chương trình đào tạo nghề, tích cực hóa người học trong đào tạo nghề.  

Trong khóa bồi dưỡng, bên cạnh các buổi làm việc tại trường Đại học Potsdam còn có các buổi làm việc tại Bộ Giáo dục, Thanh niên và Khoa học Berlin, Viện Trường học và phương tiện của hai bang Berlin, Brandenburg, Trường Đại học công nghệ Berlin (TU-Berlin).  Các thành viên trong đoàn cũng có cơ hội tham quan và trao đổi kinh nghiệm với Trung tâm đào tạo nghề tại Götz (Brandenburg), Trung tâm đào tạo nghề Hans-Böckler-Schule OSZ (Berlin). Chuyến thăm quan xí nghiệp cơ khí chế tạo máy Focke tại Berlin với các máy gia công cơ khí CNC đã mang lại ấn tượng đặc biệt về nền sản xuất hiện đại và sự tham gia trực tiếp của các xí nghiệp vào việc đào tạo đội ngũ lao đông kế cận chất lượng cao ở Đức.     

Đào tạo nghề ở Đức được thực hiện trong ba hệ thống sau đây:

Hệ thống kép đào tạo nghề (Duale Berufsausbildung): Hệ thống này được gọi là hệ thống đào tạo kép (còn gọi là đào tạo song hành) vì việc đào tạo được tiến hành tại hai địa điểm: học lý thuyết tại trường nghề và học thực hành tại xí nghiệp. Đây là hệ thống chủ yếu của đào tạo nghề ở Đức với gần 350 nghề đào tạo được công nhận. Trình độ đầu vào tối thiểu là kết thúc phổ thông cơ sở (lớp 9 hoặc lớp 10).

Hệ thống các trường nghề toàn thời gian (Vollzeitberufschulen): Đối với một số nghề, việc đào tạo nghề được thực hiện toàn thời gian trong trong các trường đào tạo nghề, bao gồm cả đào tạo lí thuyết và thực hành.

Hệ thống quá độ (Übergangsystem): là năm đào tạo nghề cơ sở hay năm chuẩn bị nghề, chủ yếu dành cho những học sinh không đạt được bằng tốt nghiệp phổ thông sau giai đoạn giáo dục phổ thông bắt buộc, để chuẩn bị những điều kiện cho việc theo học ở hệ thống kép đào tạo nghề. Năm học chuẩn bị nghề này thường thực hiện trong các trường nghề. 

Hệ thống đào tạo nghề kép là hệ thống đào tạo nghề chất lượng cao với những ưu điểm nổi bật sau đây:

-  Việc kết hợp đào tại hai địa điểm đảm bảo cho việc đào tạo bài bản về lí thuyết tại trường nghề và đào tạo thực hành gắn với thực tiễn sản xuất tại xí nghiệp

- Kiến thức và kĩ năng đào tạo luôn được cập nhật với những sự phát triển mới nhất của kĩ thuật trong nghề nghiệp.

- Các đối tác xã hội có cơ hội lớn tham gia vào quá trình tổ chức đào tạo nghề.

- Việc tham gia trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm của học sinh học nghề làm tăng cường hứng thú học tập và giảm chi phí đào tạo.  

Chương trình đào tạo nghề của Đức được xây dựng theo tiếp cận năng lực, chuyển từ chương trình định hướng khoa học chuyên ngành sang chương trình đào tạo theo các lĩnh vực học tập. Các lĩnh vực học tập và các tình huống học tập được xây dựng trên cở sở các lĩnh vực hoạt động của thực tiễn nghề nghiệp.

Hệ thống kép đào tạo nghề của Đức đã có truyền thống lịch sử hàng trăm năm. Các xị nghiệp của Đức nhận thức được trách nhiệm của họ trong việc đào tạo đội ngũ lao động cho chính xi nghiệp của mình và cho xã hội. Việc học tập kinh nghiệm đào tạo nghề của Đức không thể áp dụng một cách máy móc. Tìm hiểu thấu đáo và vận dụng những kinh nghiệm đã được thử thách một cách phù hợp tạo cơ sở cho việc từng bước cải cách hệ thống đào tạo nghề nhằm cải thiện chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trên con đường phát triển và hội nhập quốc tế. 

Tri thức là cơ sở của đổi mới và là chìa khóa của thành công. Chúc các thành viên trong khóa bồi dưỡng có thể vận dụng những tri thức và kinh nghiệm đã thu được để góp phần cải cách và phát triển đào tạo nghề tại TP HCM và trong cả nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ Đức tài trợ 9 triệu euro cải cách đào tạo nghề ở Việt Nam
Chính phủ Đức tài trợ 9 triệu euro cải cách đào tạo nghề ở Việt Nam

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Chương trình cải cách đào tạo nghề 2013 (Hỗ trợ kỹ thuật)” sử dụng vốn ODA của Chính phủ Đức.

Chính phủ Đức tài trợ 9 triệu euro cải cách đào tạo nghề ở Việt Nam

Chính phủ Đức tài trợ 9 triệu euro cải cách đào tạo nghề ở Việt Nam

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Chương trình cải cách đào tạo nghề 2013 (Hỗ trợ kỹ thuật)” sử dụng vốn ODA của Chính phủ Đức.