Con đường thành công của những ông trùm giàu nhất Ấn Độ

VOV.VN - Cả thế giới kinh ngạc khi có đến 23 tỷ phú Ấn Độ được tạp chí Forbes đưa vào danh sách những người giàu nhất hành tinh.

Trong số 23 tỷ phú Ấn Độ trong danh sách những người giàu nhất hành tinh của Forbes, có những người dựa vào kế thừa gia nghiệp giàu có, có những người thì tay trắng lập nghiệp, có những người thì đứng lên từ việc vực gia tộc thoát khỏi khó khăn...

Azim Premji: Bill Gates của Ấn Độ

Tỷ phú Azim Premji

Premji được sinh năm 1945, cùng năm đó cha của ông sáng lập ra “Công ty TNHH sản phẩm thực vật tây Ấn Độ”. Trong khoảng thời gian 21 năm ngắn ngủi (1945-1966) công ty đã có được sự phát triển nhanh chóng. Năm 21 tuổi, sau khi tiếp nhận công ty do người cha qua đời để lại, bên cạnh việc tiếp tục cho gia công những sản phẩm dầu thực vật thì Azim Premji còn nhận gia công thuê cho các tập đoàn nước ngoài nhiều loại sản phẩm khác nhau: thiết bị chiếu sáng, thiết bị vệ sinh, mỹ phẩm…

Cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin ở các nước phương tây, năm 1977, với phương châm “Biến ý tưởng thành hiện thực” (Wipro - Applying thought), ông đổi tên công ty thành Wipro Technologies, trụ sở đặt tại thành phố Bangalore. Năm 1979, Wipro bắt đầu xây dựng phân xưởng sản xuất máy vi tính và đến năm 1981 bắt đầu bán ra thị trường các sản phẩm hoàn chỉnh.

Không đầy hai thập niên sau đó, Wipro nhanh chóng trở thành công ty bán nhiều máy vi tính nhất tại Ấn Độ với tiêu chuẩn luôn phục vụ với chất lượng cao nhất và giữ chân được nhiều khách hàng lớn.

Anh em Ambani: Gia tộc quyền lực

Hiện nay, tập đoàn tư nhân lớn nhất Ấn Độ là Reliance, chủ nhân của nó là gia tộc Ambani. Trong danh sách những người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes công bố, hai anh em của gia tộc Ambani đó là Mukesh Ambani (48 tuổi) và Anil Ambani (46 tuổi) lần lượt đứng vị trí thứ 56 và 104.

Anh em tỉ phú Muskesh Ambani (phải) và Anil Ambani

“Đế chế” Reliance trị giá nhiều tỷ USD đã bị xé lẻ vào năm 2005, sau “cuộc chiến” kéo dài 7 tháng giữa hai anh em. Hai người được thừa kế tập đoàn này sau cái chết của cha, ông Dhirubhai Ambani, vào năm 2002. Vì người cha không để lại di chúc, trong khi hai anh em luôn mâu thuẫn, nên mẹ họ, bà Kokilaben Ambani, đã phải đi đến quyết định đau lòng là xé lẻ tâm huyết cả đời gây dựng của chồng - Tập đoàn công nghiệp Reliance và chia cho hai anh em quản lý.

Ambani anh đã phát triển Reliance Energy thành một tập đoàn năng lượng hùng mạnh, cung cấp điện cho thủ đô Delhi và thành phố Mumbai của Ấn Độ. Trong khi đó, công ty Reliance Communications của Ambani em cũng là một trong những doanh nghiệp viễn thông lớn nhất Ấn Độ.

Pallonji Mistry: Cổ đông lớn nhất tập đoàn Tata

Tỷ phú 84 tuổi Pallonji Mistry là cổ đông lớn nhất trong tập đoàn Tata - tập đoàn tư nhân lớn nhất của Ấn Độ. Pallonji Mistry thừa kế tập đoàn này từ cha ông, và từ năm 2012 ông đã giao lại chức chủ tịch cho người con trai Cyrus.

Tỷ phú Pallonji Mistry

Tập đoàn Tata hiện có hơn 100 công ty con, trong đó có hàng chục doanh nghiệp thuộc hàng lớn nhất Ấn Độ.

Tỷ phú Pallonji  Mistry cũng là chủ tịch của tập đoàn Shapoorji Pallonji, bao gồm nhiều doanh nghiệp nhỏ, trong đó đáng chú ý nhất là công ty TNHH Xây dựng Shapoorji Pallonji, công ty dệt may Forbes và Eureka Forbes Limited.

Kushal Pal Singh: Dám làm những điều không thể

Kushal Pal Singh hay còn gọi K.P. Singh là ông trùm bất động sản đồng thời là chủ tịch của DLF Limited -  công ty bất động sản lớn nhất Ấn Độ. Công ty sở hữu quỹ đất khoảng 10.255 mẫu Anh trong đó khoảng 3.000 mẫu Anh ở Gurgaon được gọi là DLF City.

Tỷ phú Kushal Pal Singh

Hiện nay, K.P. Singh đang xây một dự án khu dân cư sang trọng ở Mumbai và các biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, mang nhãn hiệu Sama, tại các điểm nóng du lịch. Ngoài ra ông còn hợp tác với tập đoàn bảo hiểm quốc tế Prudential để thành lập công ty bảo hiểm DLF Pramerica.

Có thể nói để tạo ra một DLF như ngày nay, tầm nhìn chiến lược và quan điểm đúng đắn rất quan trọng, nhưng yếu tố quyết định và điều mang lại thành công thật sự lại chính là  can đảm dám làm những điều tưởng chừng như không thể./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

CEO Eway: “Khởi nghiệp công nghệ đâu chỉ là tay không bắt giặc”
CEO Eway: “Khởi nghiệp công nghệ đâu chỉ là tay không bắt giặc”

VOV.VN - CEO Công ty Cổ phần Eway hài hước cho rằng, khởi nghiệp công nghệ ngoài tay không thì ít ra cũng phải cộng thêm cái bàn phím máy tính.

CEO Eway: “Khởi nghiệp công nghệ đâu chỉ là tay không bắt giặc”

CEO Eway: “Khởi nghiệp công nghệ đâu chỉ là tay không bắt giặc”

VOV.VN - CEO Công ty Cổ phần Eway hài hước cho rằng, khởi nghiệp công nghệ ngoài tay không thì ít ra cũng phải cộng thêm cái bàn phím máy tính.

Câu chuyện khởi nghiệp tuổi 40 của ông chủ SevenFriday
Câu chuyện khởi nghiệp tuổi 40 của ông chủ SevenFriday

Từ bỏ công việc ở một tập đoàn tên tuổi khi đã xấp xỉ 40, Daniel Niederer quyết định thành lập và thành công với thương hiệu đồng hồ SevenFriday.

Câu chuyện khởi nghiệp tuổi 40 của ông chủ SevenFriday

Câu chuyện khởi nghiệp tuổi 40 của ông chủ SevenFriday

Từ bỏ công việc ở một tập đoàn tên tuổi khi đã xấp xỉ 40, Daniel Niederer quyết định thành lập và thành công với thương hiệu đồng hồ SevenFriday.

Ông Donald Trump đã lập nghiệp như thế nào?
Ông Donald Trump đã lập nghiệp như thế nào?

VOV.VN - Không giống như nhiều tỷ phú Mỹ thành danh với chứng khoán và công nghệ, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm giàu từ bất động sản.

Ông Donald Trump đã lập nghiệp như thế nào?

Ông Donald Trump đã lập nghiệp như thế nào?

VOV.VN - Không giống như nhiều tỷ phú Mỹ thành danh với chứng khoán và công nghệ, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm giàu từ bất động sản.

Khởi nghiệp: Hành động trên tinh thần “yêu nước có lợi nhuận”
Khởi nghiệp: Hành động trên tinh thần “yêu nước có lợi nhuận”

VOV.VN-Cần hiểu bản chất của khởi nghiệp và tinh thần khởi nghiệp phải được hiện thực hóa để phục vụ phát triển đất nước trên tinh thần yêu nước có lợi nhuận.

Khởi nghiệp: Hành động trên tinh thần “yêu nước có lợi nhuận”

Khởi nghiệp: Hành động trên tinh thần “yêu nước có lợi nhuận”

VOV.VN-Cần hiểu bản chất của khởi nghiệp và tinh thần khởi nghiệp phải được hiện thực hóa để phục vụ phát triển đất nước trên tinh thần yêu nước có lợi nhuận.