Công nghiệp Văn hóa Việt Nam:

Để tiềm năng văn hóa có thể trở thành nguồn lực kinh tế, chính trị

VOV.VN- Ông Bùi Hoài Sơn, Phó Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS), chia sẻ góc nhìn về thực trạng ngành Công nghiệp Văn hóa Việt Nam.

Mới đây, ông Bùi Hoài Sơn, Phó Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS), Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chia sẻ góc nhìn về thực trạng ngành Công nghiệp Văn hoá ở Việt Nam.

Theo ông, nếu khai thác đúng cách, Công nghiệp Văn hoá (CNVH) không chỉ mang lại lợi ích vật chất, mà còn tạo nên sức mạnh mềm, thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.

Xin cảm ơn ông Bùi Hoài Sơn (BHS) đã nhận lời cuộc trò chuyện. Thưa ông, hình như ở nước ta chỉ có sản phẩm văn hóa hoặc chuỗi sản phẩm văn hóa chứ hình như chưa có cái gọi là Công nghiệp Văn hóa theo chuẩn quốc tế. Ông nghĩ sao về điều này?

- Để trả lời ngành CNVH có ở Việt Nam hay không thì chúng ta phải khẳng định rằng nó đã và đang tồn tại ở Việt Nam chứ không phải là không. Nước ta không phải là mảnh đất trống của CNVH. Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển của các ngành CNVH ở Việt Nam có một vấn đề: tính chuyên nghiệp không cao. Vì vậy, chúng cần phải có những kế hoạch, chiến lược để làm sao CNVH ở Việt Nam phát triển theo đúng quy luật của ngành CNVH trên thế giới.

Ông Bùi Hoài Sơn.

Ông có thể làm rõ, tính chuyên nghiệp trong ngành CNVH của chúng ta còn yếu thì yếu ở điểm nào ?

- Để phát triển một ngành CNVH hoàn chỉnh cần dựa trên 4 yếu tố: thứ nhất là tài năng sáng tạo tức là các nghệ sĩ, cá nhân có khả năng sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa; thứ hai là tiềm năng hay vốn văn hóa;

Thứ ba là kỹ năng kinh doanh, những yếu tố giúp đưa sản phẩm văn hó đến với thị trường; và thứ tư là yếu tố công nghệ để sáng tạo nên sản phẩm văn hoá (công nghệ trong âm nhạc, điện ảnh), tạo điều kiện để quảng bá, phân phối sản phẩm văn hóa (như công nghệ thông tin).

Tất cả các yêu tố đó phải được thực hiện đồng bộ, liên kết chặt chẽ với nhau để xây dựng nên các ngành công nghiệp văn hóa chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, chúng ta chưa chú ý đầy đủ cả 4 yếu tố nói trên. Chúng ta mới chỉ tập trung 1 hoặc 2, cùng lắm là 3 yếu tố, chứ chưa tạo ra một chuỗi liên hoàn để hình thành sức mạnh tổng thể hỗ trợ lẫn nhau.

Ví dụ: Mỹ thuật là một lĩnh vực của CNVH, thì ở ta mới đào tạo ra những nghệ sĩ vẽ tranh, những em có kỹ năng làm sao vẽ ra được một bức tranh thật đẹp, chứ chưa chú ý đến việc làm thế nào để đưa những bức tranh đó tiếp cận thị trường, phù hợp với thị hiếu của người xem.

Như vậy, làm thế nào để sản phẩm nghệ thuật này tiếp cận với thị trường, làm sao quảng bá thương hiệu người nghệ sĩ, áp dụng công nghệ marketing quảng cáo hay là số hoá sản phẩm để đưa bức tranh đó tiếp cận gần hơn người xem, đặc biệt là khán giả quốc tế thì chúng ta chưa làm được. Vấn đề này không chỉ diễn ra trong ngành mỹ thuật mà trong tất cả các lĩnh vực khác thuộc về CNVH như điện ảnh, âm nhạc, sân khấu… chúng ta đều mắc phải.

Ví như ở Hàn Quốc, họ có những không gian kích thích sáng tạo gọi là “công viên sáng tạo”, ở đó trưng bày những tác phẩm điêu khắc hoặc tranh vẽ ngay trên đường phố. Khách du lịch hay người dân qua đó nghỉ chân có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm này. Nhưng những không gian sáng tạo như thế ở Việt Nam hình như còn ít, hơi hiếm. Theo ông, việc tạo ra những không gian sáng tạo như thế là trách nhiệm của chính phủ hay các tổ chức tư nhân tự đứng ra làm ?

- Đúng như bạn nói, các không gian sáng tạo ở Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn manh nha phát triển nhưng cũng đã có những đóng góp nhất định. Trước đây chúng ta có Zone 9, rồi bây giờ là Hanoi Creative City và một số địa điểm khác nữa ở cả Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng...

Theo tôi, trách nhiệm tạo ra những không gian sáng tạo này không của riêng ai mà của toàn xã hội: các tổ chức tư nhân là người tạo nên chúng, chính phủ là bên hỗ trợ chính sách, tổ chức qui hoạch phân bố cho phù hợp với không gian chung của đô thị.

Chính phủ nên bảo trợ cho các không gian sáng tạo này. Bởi đúng như bạn nhận xét, các không gian sáng tạo có vai trò cực kì quan trọng trong việc phát triển một ngành CNVH chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Đó là môi trường để những người làm sáng tạo kết nối với nhau nhằm tạo ra sản phẩm, đó cũng là nơi đầu tiên để các sản phẩm được trưng bày cho công chúng. Rồi đó cũng là nơi họ đến để trao đổi những vấn đề mình quan tâm, giao tiếp với khán giả…

Trên thế giới có nhiều mô hình sáng tạo như thế. Chúng ta có thể thấy ngay thung lũng Silicon (Mỹ) có thể coi là một không gian sáng tạo. Ở Anh có các thành phố Brighton hay Bristol, ngay cả thủ đô London cũng có rất nhiều các không gian sáng tạo như vậy.

Chính những không gian sáng tạo đó thúc đẩy công nghiệp sáng tạo hay CNVH ở các quốc gia, tạo ra sản phẩm, của cải với giá trị gia tăng rất lớn.

Trước đây, nhận thức về CNVH của chúng ta vẫn còn sơ sài. Nhưng hiện nay, trên cương vị người nghiên cứu văn hóa, ông thấy quá trình thay đổi tư duy ở tầm chính phủ trong việc kiến tạo phát triển CNVH ở Việt Nam trong vài năm qua như thế nào?

Tôi thấy trong 2-3 năm qua chúng ta đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức của xã hội về lĩnh vực CNVH. Từ Công ước về bảo vệ và phát huy các biểu đạt đa dạng của văn hóa năm 2005 của UNESCO, chúng ta đã có những hình thức áp dụng trong bối cảnh thực tiễn Việt Nam.

Ở tầm chính phủ, chúng ta đã có nghị quyết hội nhập quốc tế, trong đó có nhiệm vụ giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch soạn thảo Chiến lược Phát triển Các Ngành CNVH Việt Nam đến năm 2020 - tầm nhìn đến năm 2030. Trên thực tế, Bộ VHTTDL đã rất nỗ lực xây dựng chiến lược này.

Tất nhiên, CNVH vẫn là một ngành mới ở Việt Nam nên nhận thức của chúng ta về vấn đề này cũng chưa đầy đủ và còn một vài điểm khác nhau. Trong thời gian sắp tới, tôi mong Chính phủ sẽ sớm thông qua Chiến lược Phát triển Các Ngành CNVH để hình thành cơ sở pháp lý cho các cá nhân, doanh nghiệp sáng tạo vận hành.

Một trong những cái tôi đánh giá rất tích cực là Chương trình Khởi nghiệp (Start-up). Chương trình Khởi nghiệp này, đặc biệt là các chương trình phát trên Đài Truyền hình Việt Nam đã trở thành cảm hứng cho mọi người tham gia công nghiệp văn hóa hay công nghiệp sáng tạo. Từ những câu chuyện cụ thể trong đời sống xã hội như thế sẽ khiến nhận thức chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn.

Tôi tin rằng, khi chúng ta hiểu được rằng, tiềm năng văn hóa có thể trở thành nguồn lực kinh tế, chính trị, chuyển hoá thành quyền lực mềm của Việt Nam trên thế giới thì sẽ giúp ích cho tương lai phát triển của ngành thì CNVH Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kết nối văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ nghệ thuật Trà đạo và cắm hoa
Kết nối văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ nghệ thuật Trà đạo và cắm hoa

VOV.VN -Lễ hội là một trong những sự kiện giao lưu nhân dân giữa hai nước nhằm truyền bá về văn hóa truyền thống của Nhật Bản đến người dân Việt Nam.

Kết nối văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ nghệ thuật Trà đạo và cắm hoa

Kết nối văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ nghệ thuật Trà đạo và cắm hoa

VOV.VN -Lễ hội là một trong những sự kiện giao lưu nhân dân giữa hai nước nhằm truyền bá về văn hóa truyền thống của Nhật Bản đến người dân Việt Nam.

Gặp gỡ, giao lưu nhân dịp triển lãm Không gian văn hóa Việt Nam ở Đức
Gặp gỡ, giao lưu nhân dịp triển lãm Không gian văn hóa Việt Nam ở Đức

VOV.VN- Ngày 5/1 tại phòng tranh Zulimon Artbox ở Berlin đã diễn ra cuộc giao lưu giữa những người tổ chức và khách tham quan "Không gian văn hóa Việt Nam".

Gặp gỡ, giao lưu nhân dịp triển lãm Không gian văn hóa Việt Nam ở Đức

Gặp gỡ, giao lưu nhân dịp triển lãm Không gian văn hóa Việt Nam ở Đức

VOV.VN- Ngày 5/1 tại phòng tranh Zulimon Artbox ở Berlin đã diễn ra cuộc giao lưu giữa những người tổ chức và khách tham quan "Không gian văn hóa Việt Nam".

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại lễ hội đa sắc tộc quốc tế của Séc
Quảng bá văn hóa Việt Nam tại lễ hội đa sắc tộc quốc tế của Séc

VOV.VN - Lễ hội văn hóa đa sắc tộc quốc tế được tổ chức hàng năm để giới thiệu nét văn hóa truyền thống của các quốc gia trên thế giới với công chúng Séc.

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại lễ hội đa sắc tộc quốc tế của Séc

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại lễ hội đa sắc tộc quốc tế của Séc

VOV.VN - Lễ hội văn hóa đa sắc tộc quốc tế được tổ chức hàng năm để giới thiệu nét văn hóa truyền thống của các quốc gia trên thế giới với công chúng Séc.

Mỹ nhân “Cô dâu 8 tuổi” muốn trải nghiệm văn hóa Việt Nam
Mỹ nhân “Cô dâu 8 tuổi” muốn trải nghiệm văn hóa Việt Nam

VOV.VN - Nàng Saanchi của “Cô dâu 8 tuổi” muốn được trải nghiệm văn hóa vùng miền tại những địa danh cô đến trong chuyến thăm Việt Nam lần này. 

Mỹ nhân “Cô dâu 8 tuổi” muốn trải nghiệm văn hóa Việt Nam

Mỹ nhân “Cô dâu 8 tuổi” muốn trải nghiệm văn hóa Việt Nam

VOV.VN - Nàng Saanchi của “Cô dâu 8 tuổi” muốn được trải nghiệm văn hóa vùng miền tại những địa danh cô đến trong chuyến thăm Việt Nam lần này.