Hà Văn Thắm lập khống hồ sơ rút 137 tỷ đồng của Oceanbank

VOV.VN -Để có tiền trả nợ và phục vụ cho mục đích cá nhân, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank đã lập khống hồ sơ rút 137 tỷ đồng.
 

Đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) là 1 trong 6 đại án tham nhũng, kinh tế được Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thống nhất chủ trương đưa ra xét xử sơ thẩm từ nay đến cuối năm 2016 và trong quý I năm 2017.

Trong vụ án này Hà Văn Thắm (SN 1972, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank) được xác định là chủ mưu, cầm đầu hoạt động phạm tội.

Hà Văn Thắm thời đương chức 

Cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank bị cáo buộc 3 tội danh: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong các hành vi của tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cơ quan điều tra làm rõ, tháng 5/2014, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank đã chỉ đạo thuộc cấp lập khống 24 hợp đồng chuyển nhượng căn hộ của dự án Star City Westlake với Công ty Viptour Togi làm chủ đầu tư. Thực chất Công ty Viptour Togi là công ty sân sau của Hà Văn Thắm.

Sau đó, Hà Văn Thắm chỉ đạo Nguyễn Thị Dung là người được ông ta thuê làm Phó Tổng giám đốc Công ty Viptour Togi ký các hồ sơ này.

Sau khi ký hồ sơ vay, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank đã chỉ đạo Nguyễn Việt Hà – Giám đốc Phòng giao dịch Đào Duy Anh thẩm định cho vay.

Cuối tháng 5/2015, dưới sự chỉ đạo của Hà Văn Thắm, thuộc cấp của ông ta bỏ qua tất cả các quy trình cho vay, thẩm định hồ sơ… để ký duyệt giải ngân hơn 137 tỷ đồng.

Số tiền này được đổ vào tài khoản của Công ty Viptour Togi. Thông qua công ty này, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank sử dụng toàn bộ vào việc chi tiêu cá nhân và trả nợ cho các khoản vay của mình.

Mặc dù số tiền này bị Hà Văn Thắm chiếm đoạt, tuy nhiên hai cá nhân liên quan đến các hợp đồng chuyển nhượng căn hộ của dự án Star City Westlake đã trả lại Oceanbank số tiền hơn 27,5 tỷ đồng.

Sau đó, Nguyễn Thị Dung cũng đã huy động bằng các nguồn tiền thu nợ từ các công ty con của Thắm như: OGC, OCH và nộp lại cho cơ quan điều tra hơn 111,8 tỷ đồng. Cho nên trong hành vi lập khống hợp đồng chuyển nhượng, Oceanbank bị thiệt hại khoảng 17 tỷ đồng.

Không thẩm định tài sản vẫn cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng

Liên quan đến hành vi Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cơ quan điều tra còn làm rõ, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank còn chỉ đạo thuộc cấp cho Công ty Trung Dung – công ty do Phạm Công Danh – cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng – cựu Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh vay số tiền 500 tỷ đồng.

Đứng đại diện cho Công ty Trung Dung là giám đốc Trần Văn Bình – thực chất là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh được Phạm Công Danh dựng lên.

Tài sản đảm bảo cho khoản vay này là phần góp 250 tỷ đồng của Trần Hữu Bình, tương đương 100% vốn điều lệ của Công ty Trung Dung. Hợp đồng góp vốn đầu tư và xây dựng lô nhà tại dự án khu dân cư phức hợp thuộc đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Tân Bình, TP.HCM)… Con số ảo được những tài sản đảm bảo này được đẩy lên hàng trăm tỷ đồng.

Cuối tháng 11/2013, Ngân hàng Oceanbank giải ngân khoảng 500 tỷ vào tài khoản Công ty Trung Dung của Phạm Công Danh. Số tiền này được Phạm Công Danh sử dụng cho mục đích riêng của mình.

Đến nay, số tiền này, Oceanbank không có khả năng thu hồi. Theo cơ quan tố tụng, việc không thể thu hồi số tiền này về cho Oceanbank do xuất phát từ hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng, cho vay không đảm bảo, số tài sản đảm bảo cho khoản vay không có thật…

Sai phạm này được xác định thuộc về cá nhân Hà Văn Thắm và thuộc cấp.

Còn về phần Phạm Công Danh thì bị tuyên phạt 30 năm tù giam trong đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ án Hà Văn Thắm: Ai nhận nghìn tỷ ngoài hợp đồng của Oceanbank?
Vụ án Hà Văn Thắm: Ai nhận nghìn tỷ ngoài hợp đồng của Oceanbank?

VOV.VN - Để thu hút nguồn vốn gửi vào Ngân hàng Oceanbank, bị can Hà Văn Thắm đã ra chủ trương “đi đêm” lãi suất với khách hàng, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.

Vụ án Hà Văn Thắm: Ai nhận nghìn tỷ ngoài hợp đồng của Oceanbank?

Vụ án Hà Văn Thắm: Ai nhận nghìn tỷ ngoài hợp đồng của Oceanbank?

VOV.VN - Để thu hút nguồn vốn gửi vào Ngân hàng Oceanbank, bị can Hà Văn Thắm đã ra chủ trương “đi đêm” lãi suất với khách hàng, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.

Tin nóng trong ngày: Hà Văn Thắm “đi đêm” lãi suất với khách hàng
Tin nóng trong ngày: Hà Văn Thắm “đi đêm” lãi suất với khách hàng

VOV.VN -Để thu hút nguồn vốn khách hàng gửi vào Oceanbank, cựu Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm đã "đi đêm" lãi suất, gây thiệt hại hơn ngàn tỷ đồng.

Tin nóng trong ngày: Hà Văn Thắm “đi đêm” lãi suất với khách hàng

Tin nóng trong ngày: Hà Văn Thắm “đi đêm” lãi suất với khách hàng

VOV.VN -Để thu hút nguồn vốn khách hàng gửi vào Oceanbank, cựu Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm đã "đi đêm" lãi suất, gây thiệt hại hơn ngàn tỷ đồng.

Kết luận điều tra vụ án cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm
Kết luận điều tra vụ án cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm

VOV.VN -Vụ án liên quan cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank Hà Văn Thắm là 1 trong 6 đại án tham nhũng, kinh tế lớn được thống nhất chủ trương đưa ra xét xử sớm.

Kết luận điều tra vụ án cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm

Kết luận điều tra vụ án cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm

VOV.VN -Vụ án liên quan cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank Hà Văn Thắm là 1 trong 6 đại án tham nhũng, kinh tế lớn được thống nhất chủ trương đưa ra xét xử sớm.

Hà Văn Thắm đã cấu kết với Nguyễn Xuân Sơn như thế nào?
Hà Văn Thắm đã cấu kết với Nguyễn Xuân Sơn như thế nào?

VOV.VN -Để huy động vốn cho Ngân hàng Oceanbank, giữa Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn đã đi đến một thỏa thuận, được gọi là “chi phí” dịch vụ khách hàng.

Hà Văn Thắm đã cấu kết với Nguyễn Xuân Sơn như thế nào?

Hà Văn Thắm đã cấu kết với Nguyễn Xuân Sơn như thế nào?

VOV.VN -Để huy động vốn cho Ngân hàng Oceanbank, giữa Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn đã đi đến một thỏa thuận, được gọi là “chi phí” dịch vụ khách hàng.