Càng nhiều người tự ứng cử đại biểu Quốc hội, dân chủ càng mở rộng

VOV.VN - Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường: Chúng ta nên khuyến khích những người tự ứng cử vì điều này thể hiện tính dân chủ sâu rộng trong xã hội ta.

“Tôi rất mừng vì nếu như trong trường hợp ở các tỉnh, thành phố nhiều người tự ứng cử thì điều đó chứng tỏ ý thức chính trị của người dân đã được nâng lên một mức rất cao. Chúng ta nên khuyến khích những người tự ứng cử vì điều này thể hiện tính dân chủ sâu rộng trong xã hội ta”- bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đầu tư TNG Holdings Việt Nam nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn VOV.VN

ĐBQH khối doanh nghiệp đã hoàn thành tốt vai trò của mình

PV: Bà đã tham gia nhiều khóa ĐBQH, bà đánh giá như thế nào về tiếng nói đại diện cho khối doanh nhân ở diễn đàn Quốc hội?

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường: Trong Quốc hội Khóa XIII có khoảng 40 đại biểu Quốc hội đại diện cho các doanh nghiệp, các tổ chức, các hiệp hội. Quốc hội khoá XIII cũng đã quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến việc xây dựng thể chế kinh tế. Các đại biểu Quốc hội là đại diện cho khối doanh nghiệp cũng đã có rất nhiều đóng góp trong việc xây dựng các thể chế này.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đầu tư TNG Holdings Việt Nam

Nhìn lại kết quả hoạt động của Quốc hội khoá XIII, chúng ta thấy Quốc hội đã ban hành nhiều Bộ luật có tác động rất lớn đến việc thiết lập một môi trường hoạt động kinh doanh ổn định, minh bạch, thông thoáng hơn cho doanh nghiệp và người dân. Ví dụ: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp đã cởi trói rất nhiều cho doanh nghiệp, làm cho quá trình thành lập, hoạt động của doanh nghiệp trở nên đơn giản, minh bạch và rõ ràng hơn. Ngoài ra, những quy định mới của Luật cũng góp phần quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần tích cực vào việc thu hút nguồn vốn FDI đến với Việt Nam.

Tại mỗi kỳ họp, Quốc hội đều quyết nghị những vấn đề quan trọng của đất nước: những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, những vấn đề nóng mà cử tri và nhân dân cả nước quan tâm được đưa vào giám sát... Trong tiến trình xây dựng luật pháp, hoạt động giám sát hay quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước đều có sự tham gia tích cực của các ĐBQH là doanh nghiệp và doanh nhân.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường thăm và tặng quà gia đình có con em đang công tác  tại quần đảo Trường Sa ở huyện Ứng Hòa (Hà Nội)
Theo tôi đến thời điểm này, có thể nói, các đại biểu đại diện cho khối doanh nghiệp đã hoàn thành khá tốt vai trò đại diện của mình, đáp ứng được sự ủy nhiệm, sự tin tưởng của người dân, của khối doanh nghiệp, doanh nhân.

PV: Đại hội Đảng lần thứ XII có nhấn mạnh vai trò của kinh tế tư nhân. Tuy vậy trong khóa Quốc hội tới, đại diện của khối này tham gia vào Quốc hội lại giảm đáng kể so với các khóa trước. Liệu như vậy có phản ánh được đầy đủ tiếng nói của khối này trong việc đóng góp vào diễn đàn Quốc hội, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường: Theo tôi, hiệu quả hoạt động của Quốc hội căn cứ rất nhiều vào chất lượng của đại biểu Quốc hội. Nói như thế có nghĩa là số lượng chưa chắc đã quyết định được chất lượng. Cho nên, những đại biểu đại diện cho khối doanh nghiệp và doanh nhân, thông qua thực tiễn hoạt động trên nghị trường của mình, được cử tri theo dõi và đánh giá là thật sự xứng đáng thì các đại biểu ấy vẫn hoàn toàn là người xứng đáng đại diện cho tiếng nói của khối doanh nghiệp, doanh nhân, để phản ánh tâm tư của người dân, của doanh nghiệp trên diễn đàn Quốc hội.

PV: Có nhiều đại biểu thực tế chưa phát huy được vai trò của mình, thậm chí có người bị bãi nhiệm tư cách ĐBQH. Theo bà làm thế nào để nâng cao chất lượng đại biểu trong khóa này?

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường: Tôi cho rằng quá trình sàng lọc với 3 vòng hiệp thương và ở từng vòng hiệp thương Hội đồng bầu cử, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn Chủ tịch Trung ương MTTQ Việt Nam đã làm rất cẩn thận, kỹ lưỡng và chu đáo.

Cùng với đó, các cơ quan, tổ chức khi giới thiệu đại biểu ứng cử cũng đều sàng lọc rất kỹ lưỡng với mong muốn tìm người xứng đáng đại diện cho cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là ứng cử viên đó có được cử tri tín nhiệm hay không. Quy trình lựa chọn mặc dù kỹ lưỡng như vậy nhưng cuối cùng ứng cử viên không được cử tri tín nhiệm cao thì cũng không trở thành đại biểu nhân dân được.

Theo tôi, với 3 vòng Hiệp thương hết sức kỹ càng như vậy thì quan trọng nhất ứng cử viên phải đạt được tín nhiệm cao của cử tri.

Càng nhiều người tự ứng cử, càng thể hiện tính dân chủ sâu rộng

PV: Theo báo cáo của Ủy ban bầu cử các tỉnh, thành thì số lượng người tự ứng cử ĐBQH tăng hơn nhiều so với các khóa trước. Về cá nhân bà, bà nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường: Trong nhiệm kỳ khóa XIII, Quốc hội đã thông qua một văn kiện lịch sử là Hiến pháp (sửa đổi). Bản Hiến pháp (sửa đổi) quy định rất rõ về quyền con người, quyền công dân. Tôi rất mừng vì nếu như trong trường hợp ở các tỉnh, thành phố có nhiều người tự ứng cử thì điều đó chứng tỏ ý thức chính trị của người dân đã được nâng lên một mức rất cao. Chúng ta nên khuyến khích những người tự ứng cử vì điều này thể hiện tính dân chủ sâu rộng trong xã hội ta.

Với tư cách là một công dân của Việt Nam tôi cảm thấy rất phấn khởi vì ngày càng có nhiều người tự ứng cử ĐBQH. Tôi cho rằng chúng ta nên khuyến khích những người hội tụ đủ những tố chất như tâm, tài, trí có nhiệt huyết, có uy tín trong cộng đồng ra ứng cử ĐBQH để góp phần xây dựng đất nước.

PV: Qua các vòng Hiệp thương, đặc biệt là Hội nghị lấy ý kiến cử tri, bà có cho rằng những người tự ứng cử “lép vế” hơn so với những người được các cơ quan, tổ chức giới thiệu?

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường: Tôi không cho là thế, vì ở ngay Quốc hội khóa XIII và ở các khóa trước cũng đã có rất nhiều đại biểu tự ứng cử nhận được sự tín nhiệm cao của nhân dân. Trên thực tế, ứng cử viên được giới thiệu và người tự ứng cử đều bình đẳng trước pháp luật. Càng nhiều hồ sơ tự ứng cử thì chúng ta càng có điều kiện để lựa chọn được những đại biểu có chất lượng tốt hơn.

Khi đã được vào danh sách ứng cử chính thức và được phân bổ về các đơn vị bầu cử thì vị thế của các ứng cử viên là như nhau. Theo tôi, điểm mấu chốt là các ứng cử viên ĐBQH phải thông qua Chương trình Hành động của mình để đạt được tín nhiệm của cử tri, phải chứng minh được rằng mình xứng đáng với sự tin tưởng và ủy nhiệm của cử tri thì mới được người dân lựa chọn bầu làm ĐBQH.

PV: Xin cảm ơn bà./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

VOV, VTV, TTXVN sẽ không có ứng viên vào Quốc hội
VOV, VTV, TTXVN sẽ không có ứng viên vào Quốc hội

VOV.VN - Trong danh sách khối Chính phủ vừa được Hội nghị Hiệp thương lần 2 thông qua thì 3 cơ quan báo chí gồm VOV, TTXVN, VTV không có người ứng cử ĐBQH khóa XIV

VOV, VTV, TTXVN sẽ không có ứng viên vào Quốc hội

VOV, VTV, TTXVN sẽ không có ứng viên vào Quốc hội

VOV.VN - Trong danh sách khối Chính phủ vừa được Hội nghị Hiệp thương lần 2 thông qua thì 3 cơ quan báo chí gồm VOV, TTXVN, VTV không có người ứng cử ĐBQH khóa XIV

Chỉ rõ 'thế lực đứng sau' để tạo sự dân chủ cho người tự ứng cử ĐBQH!
Chỉ rõ 'thế lực đứng sau' để tạo sự dân chủ cho người tự ứng cử ĐBQH!

VOV.VN -Theo nhiều ý kiến, không nên nói chung chung “có thế lực đứng sau một số người tự ứng cử”, nếu có hãy chỉ rõ ra để tạo sự dân chủ, tự tin cho người tự ứng cử

Chỉ rõ 'thế lực đứng sau' để tạo sự dân chủ cho người tự ứng cử ĐBQH!

Chỉ rõ 'thế lực đứng sau' để tạo sự dân chủ cho người tự ứng cử ĐBQH!

VOV.VN -Theo nhiều ý kiến, không nên nói chung chung “có thế lực đứng sau một số người tự ứng cử”, nếu có hãy chỉ rõ ra để tạo sự dân chủ, tự tin cho người tự ứng cử

Tối thiểu 35 người ngoài Đảng sẽ tham gia Quốc hội khóa XIV
Tối thiểu 35 người ngoài Đảng sẽ tham gia Quốc hội khóa XIV

VOV.VN- Ủy ban TVQH đã phân bổ khoảng 35 đại biểu là người ngoài Đảng ở địa phương. Ngoài ra sẽ có những người ngoài Đảng tự ứng cử, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được bổ sung…

Tối thiểu 35 người ngoài Đảng sẽ tham gia Quốc hội khóa XIV

Tối thiểu 35 người ngoài Đảng sẽ tham gia Quốc hội khóa XIV

VOV.VN- Ủy ban TVQH đã phân bổ khoảng 35 đại biểu là người ngoài Đảng ở địa phương. Ngoài ra sẽ có những người ngoài Đảng tự ứng cử, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được bổ sung…

Chọn ĐBQH có tâm, tầm và “nói tiếng dân” không hề đơn giản
Chọn ĐBQH có tâm, tầm và “nói tiếng dân” không hề đơn giản

VOV.VN - Theo Thiếu tướng Lê Mã Lương, để lựa chọn được những người có tâm, có tầm, thể hiện lòng trung thành với Tổ quốc, nói tiếng nói của cử tri không hề đơn giản.

Chọn ĐBQH có tâm, tầm và “nói tiếng dân” không hề đơn giản

Chọn ĐBQH có tâm, tầm và “nói tiếng dân” không hề đơn giản

VOV.VN - Theo Thiếu tướng Lê Mã Lương, để lựa chọn được những người có tâm, có tầm, thể hiện lòng trung thành với Tổ quốc, nói tiếng nói của cử tri không hề đơn giản.

Cơ cấu ĐBQH là doanh nhân: Bao nhiêu thì hợp lý?
Cơ cấu ĐBQH là doanh nhân: Bao nhiêu thì hợp lý?

VOV.VN - Theo đề xuất cơ cấu, thành phần ĐBQH thì số đại biểu khối doanh nghiệp dự kiến là 7.

Cơ cấu ĐBQH là doanh nhân: Bao nhiêu thì hợp lý?

Cơ cấu ĐBQH là doanh nhân: Bao nhiêu thì hợp lý?

VOV.VN - Theo đề xuất cơ cấu, thành phần ĐBQH thì số đại biểu khối doanh nghiệp dự kiến là 7.

Phân bổ 198 ĐBQH Trung ương, giới thiệu được 197 người
Phân bổ 198 ĐBQH Trung ương, giới thiệu được 197 người

VOV.VN -Trong đó, có 192 người được cử tri nơi công tác tín nhiệm 100%, 5 người được cử tri nơi công tác tín nhiệm từ 97,6% đến 99,3%.

Phân bổ 198 ĐBQH Trung ương, giới thiệu được 197 người

Phân bổ 198 ĐBQH Trung ương, giới thiệu được 197 người

VOV.VN -Trong đó, có 192 người được cử tri nơi công tác tín nhiệm 100%, 5 người được cử tri nơi công tác tín nhiệm từ 97,6% đến 99,3%.

19 ủy viên Bộ Chính trị được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV
19 ủy viên Bộ Chính trị được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV

VOV.VN - Danh sách 197 người của khối các cơ quan Trung ương được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV được Hội nghị Hiệp thương lần 2 thông qua

19 ủy viên Bộ Chính trị được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV

19 ủy viên Bộ Chính trị được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV

VOV.VN - Danh sách 197 người của khối các cơ quan Trung ương được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV được Hội nghị Hiệp thương lần 2 thông qua

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: 'Có vị trí phải trúng cử ĐBQH mới được giữ'
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: 'Có vị trí phải trúng cử ĐBQH mới được giữ'

VOV.VN - Theo Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, có những vị trí lãnh đạo phải trúng ĐBQH mới được giữ. Danh sách chuyên trách ở Quốc hội còn phải ngặt nghèo hơn

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: 'Có vị trí phải trúng cử ĐBQH mới được giữ'

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: 'Có vị trí phải trúng cử ĐBQH mới được giữ'

VOV.VN - Theo Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, có những vị trí lãnh đạo phải trúng ĐBQH mới được giữ. Danh sách chuyên trách ở Quốc hội còn phải ngặt nghèo hơn

Người ứng cử ĐBQH ít tiếp xúc dân, lấy ý kiến cử tri nơi cư trú ở đâu?
Người ứng cử ĐBQH ít tiếp xúc dân, lấy ý kiến cử tri nơi cư trú ở đâu?

VOV.VN - Người ứng cử ĐBQH do đặc thù công tác ít có điều kiện tiếp xúc với nhân dân nơi mình đang ở thì có thể lấy ý kiến cử tri nơi gia đình người đó đang sinh sống.  

Người ứng cử ĐBQH ít tiếp xúc dân, lấy ý kiến cử tri nơi cư trú ở đâu?

Người ứng cử ĐBQH ít tiếp xúc dân, lấy ý kiến cử tri nơi cư trú ở đâu?

VOV.VN - Người ứng cử ĐBQH do đặc thù công tác ít có điều kiện tiếp xúc với nhân dân nơi mình đang ở thì có thể lấy ý kiến cử tri nơi gia đình người đó đang sinh sống.  

Khối hành pháp có 18 “ghế” trong Quốc hội: Vẫn nhiều?
Khối hành pháp có 18 “ghế” trong Quốc hội: Vẫn nhiều?

VOV.VN -Nhiều ý kiến cho rằng nên giảm ĐBQH khối hành pháp, vì họ gánh nhiều việc quá. Tuy nhiên, một số cho rằng, họ là kênh cung cấp thông tin để làm luật sát thực tiễn

Khối hành pháp có 18 “ghế” trong Quốc hội: Vẫn nhiều?

Khối hành pháp có 18 “ghế” trong Quốc hội: Vẫn nhiều?

VOV.VN -Nhiều ý kiến cho rằng nên giảm ĐBQH khối hành pháp, vì họ gánh nhiều việc quá. Tuy nhiên, một số cho rằng, họ là kênh cung cấp thông tin để làm luật sát thực tiễn

“Không thể lựa chọn ĐBQH chỉ ngồi và ấn nút thông qua”
“Không thể lựa chọn ĐBQH chỉ ngồi và ấn nút thông qua”

VOV.VN -TS. Phạm Huy Thông: Phải chọn được những đại biểu có bản lĩnh, có chính kiến trước những quyết sách quan trọng... không phải người chỉ ấn nút thông qua

“Không thể lựa chọn ĐBQH chỉ ngồi và ấn nút thông qua”

“Không thể lựa chọn ĐBQH chỉ ngồi và ấn nút thông qua”

VOV.VN -TS. Phạm Huy Thông: Phải chọn được những đại biểu có bản lĩnh, có chính kiến trước những quyết sách quan trọng... không phải người chỉ ấn nút thông qua

Lý do khối Quốc hội thiếu 1 ứng cử ĐBQH so với phân bổ
Lý do khối Quốc hội thiếu 1 ứng cử ĐBQH so với phân bổ

VOV.VN - Bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội cho biết, đến ngày cuối cùng nộp hồ sơ (13/3) thì có một đại biểu ở Vụ Tài chính xin rút.

Lý do khối Quốc hội thiếu 1 ứng cử ĐBQH so với phân bổ

Lý do khối Quốc hội thiếu 1 ứng cử ĐBQH so với phân bổ

VOV.VN - Bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội cho biết, đến ngày cuối cùng nộp hồ sơ (13/3) thì có một đại biểu ở Vụ Tài chính xin rút.