Khi Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành luôn phải “tiến công và đột phá”

VOV.VN - Thủ tướng đã có các cuộc đối thoại thẳng thắn với lãnh đạo các doanh nghiệp để cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Mệnh lệnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 10/2016  với các thành viên Chính phủ cho thấy ông rất sốt ruột về việc điều hành và thực thi công vụ hiện nay: “Không để ăn Tết xong mới bàn đến quý I”.

Ngay lúc này, Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương phải chuẩn bị và xây dựng Chương trình hành động của bộ, ngành, địa phương mình cho năm 2017 với tinh thần tiến công và đột phá.

Thủ tướng chỉ đạo: “Không để ăn Tết xong mới bàn đến quý I”.

Dường như đã thành một quy luật “khó cưỡng”, nhiều năm qua, nước ta luôn tái diễn tình trạng những tháng đầu năm, tăng trưởng thường chậm hơn, vấn đề này dẫn tới những tháng cuối năm phải “chạy nước rút” để đạt mục tiêu đề ra.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 19, Nghị quyết số 35 và Nghị quyết số 60 của Chính phủ.

Quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ đã thể hiện trong từng lời nói, hành động của ông. Ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng đã có cuộc gặp với các doanh nghiệp, đối thoại thẳng thắn với lãnh đạo các doanh nghiệp để cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp đã và đang gặp phải.

Gần đây nhất, tại cuộc gặp của Thủ tướng với các thanh niên khởi nghiệp, Thủ tướng đã yêu cầu các tỉnh phải công khai minh bạch giải quyết nhanh thủ tục cho thanh niên trẻ có ý tưởng. “Ai chậm trễ không chịu giải quyết các vị báo cho tôi biết”.

Sau nhiều năm, nhiều chỉ đạo của Thủ tướng bị các bộ, ngành, địa phương “lãng quên”, tình trạng nợ đọng văn bản, nghị định trở thành vấn đề “nóng”, bức xúc nhưng vẫn như mớ bòng bong, không tìm được lối ra. Thủ tướng đã thành lập Tổ công tác của Thủ tướng, kiểm tra, giám sát các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng. Và nhờ có tổ công tác này mà lần đầu tiên, lý do nợ đọng văn bản được công bố rộng rãi để doanh nghiệp và người dân biết. Đó là tình trạng bố trí, sắp xếp công việc không khoa học, chồng chéo, thời gian họp hành quá nhiều…

Nhờ những Chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, hành động rốt ráo, lần đầu tiên Chính phủ không còn nợ đọng văn bản. Đây là một tín hiệu mừng đối với các doanh nghiệp vì không nợ đọng văn bản có nghĩa là các chính sách, qui định đối với doanh nghiệp được khai thông.

Một tín hiệu vui, thông tin từ Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực quay trở lại hoạt động trong 10 tháng năm 2016 là 22.486 doanh nghiệp, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư đã đặt niềm tin rất lớn vào triển vọng của nền kinh tế của đất nước.

Thủ tướng và Chính phủ đã tạo ra khí thế mới để toàn hệ thống có một guồng làm việc liên tục. Nếu thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng thì đất nước sẽ không lo phải chịu “tháng ăn chơi” và tránh được tình trạng “co giò chạy nước rút” những tháng cuối năm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khi Thủ tướng “sốt ruột” về đội ngũ công chức, viên chức
Khi Thủ tướng “sốt ruột” về đội ngũ công chức, viên chức

VOV.VN -Thủ tướng đã biết những tồn tại, yếu kém trong đội ngũ công chức, viên chức hiện nay và yêu cầu nghiêm túc khắc phục.

Khi Thủ tướng “sốt ruột” về đội ngũ công chức, viên chức

Khi Thủ tướng “sốt ruột” về đội ngũ công chức, viên chức

VOV.VN -Thủ tướng đã biết những tồn tại, yếu kém trong đội ngũ công chức, viên chức hiện nay và yêu cầu nghiêm túc khắc phục.

Khi Thủ tướng ăn sáng ở quán bình dân!
Khi Thủ tướng ăn sáng ở quán bình dân!

VOV.VN - Hình ảnh Thủ tướng thân thiện với dân thể hiện quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ là chăm lo đời sống vật chất tinh thần của người dân.

Khi Thủ tướng ăn sáng ở quán bình dân!

Khi Thủ tướng ăn sáng ở quán bình dân!

VOV.VN - Hình ảnh Thủ tướng thân thiện với dân thể hiện quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ là chăm lo đời sống vật chất tinh thần của người dân.