Phát hiện một om chôn cất tại khu vực thăm dò tìm mộ vua Quang Trung

Các chuyên gia khảo cổ tìm mộ Quang Trung phát hiện một nền móng có diện tích trên 1 m2 được sắp xếp bằng những viên đá lớn.

Còn tại một hố thám sát khác trong chùa Thuyền Lâm cũng phát hiện một om chôn cất.

Sáng 11-10, các chuyên gia của Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục công việc đào xới thu thập thông tin tại những hố thám sát ở khu vực gò Dương Xuân, phường Trường An, TP Huế trong kế hoạch đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho phép thăm dò khảo cổ tìm dấu tích triều Tây Sơn cũng như nơi chôn cất vua Quang Trung.

Các chuyên gia dùng chổi nhỏ quét sạch lớp đất phủ trên bề mặt

Tại một hố thám sát ở khu vực một nhà dân ở gần chùa Vạn Phước, khi đào xuống sâu khoảng 0,4 m, các chuyên gia đã phát hiện một nền móng lạ có diện tích trên 1 m 2. Nền móng này được sắp xếp bằng nhiều viên đá lớn. Cạnh đó cũng xuất hiện nhiều viên đá nằm rải rác. Theo quan sát, đây là loại đá mà người dân từ trước đến nay thường dùng trong việc xây móng, bờ thành tại các công trình nhà cửa. Các chuyên gia đã dùng chổi nhỏ quét sạch lớp đất bám ở phía trên đồng thời khoanh vùng để phục vụ nghiên cứu.

Nền móng này có diện tích khoảng 1 m2

Còn tại một hố thám sát ở trong khuôn viên chùa Thuyền Lâm, ngoài các hiện vật như mảnh gạch, đá, sành sứ, việc thăm dò cũng phát hiện một om (hũ) nghi táng thi hài nằm sâu khoảng 1 m so với mặt đất. Phía nửa trên chiếc om này đã vỡ vụn, còn phía dưới hầu như còn nguyên vẹn; đất ở trong om có màu đen, khác so với màu đất phía ngoài. Cạnh chiếc om này cũng xuất hiện nhiều viên gạch thẻ.

Vị trí hố thám sát phát hiện chiếc om nghi táng thi thể

Như Báo Người Lao Động online nhiều lần thông tin, từ ngày 7-10, các chuyên gia khảo cổ đã bắt đầu công tác thăm dò khảo cổ học tại 5 hố với diện tích khoảng 22 m2 ở khu vực chùa Thuyền Lâm, chùa Vạn Phước và trong khuôn viên nhà dân tại phường Trường An. Đây là vị trí mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng là gò Dương Xuân, nơi từng tồn tại phủ Dương Xuân của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Sau đó là điện Đan Dương, nơi đóng đô tạm thời triều đại Tây Sơn và là chỗ an táng của Quang Trung sau khi vị vua này qua đời vào năm 1792.

Việc thăm dò khảo cổ học dự kiến kéo dài đến hết ngày 15-10, sau đó các hiện vật sẽ được giải mã để có những bước nghiên cứu tiếp theo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiến trúc phật giáo đang bị lai căng, mất phương hướng
Kiến trúc phật giáo đang bị lai căng, mất phương hướng

VOV.VN - Trong bối cảnh phật giáo đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nếu không có sự định hướng sẽ dẫn đến tình trạng lai căng, đánh mất bản sắc.

Kiến trúc phật giáo đang bị lai căng, mất phương hướng

Kiến trúc phật giáo đang bị lai căng, mất phương hướng

VOV.VN - Trong bối cảnh phật giáo đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nếu không có sự định hướng sẽ dẫn đến tình trạng lai căng, đánh mất bản sắc.

Đã tìm thấy tượng Phật bà chùa Mễ Sở bị mất cắp
Đã tìm thấy tượng Phật bà chùa Mễ Sở bị mất cắp

VOV.VN -Theo ông Nguyễn Đông Bình, Chủ tịch UBND xã Mễ Sở, bức tượng Phật bà chùa Mễ Sở đã được tìm thấy sáng nay, 8/10.

Đã tìm thấy tượng Phật bà chùa Mễ Sở bị mất cắp

Đã tìm thấy tượng Phật bà chùa Mễ Sở bị mất cắp

VOV.VN -Theo ông Nguyễn Đông Bình, Chủ tịch UBND xã Mễ Sở, bức tượng Phật bà chùa Mễ Sở đã được tìm thấy sáng nay, 8/10.

“Báu vật khảo cổ học Việt Nam” được trưng bày tại Đức
“Báu vật khảo cổ học Việt Nam” được trưng bày tại Đức

VOV.VN - Đây là lần đầu tiên những báu vật khảo cổ học của nước ta được đưa ra trưng bày tại nước ngoài.

“Báu vật khảo cổ học Việt Nam” được trưng bày tại Đức

“Báu vật khảo cổ học Việt Nam” được trưng bày tại Đức

VOV.VN - Đây là lần đầu tiên những báu vật khảo cổ học của nước ta được đưa ra trưng bày tại nước ngoài.