Bỉ mở cửa trở lại sân bay bị đánh bom: Thách thức những kẻ khủng bố

VOV.VN - Sân bay Zaventem – nơi hứng chịu loạt khủng bố đẫm máu vừa qua tại thủ đô Bỉ hôm 3/4 sẽ chính thức mở cửa trở lại, thách thức khủng bố bạo tàn.

Dù chỉ có 3 chuyến bay trong ngày được nối lại, song quyết định này lại có ý nghĩa biểu tượng cao, như một thông điệp gửi tới những kẻ khủng bố rằng, nước Bỉ sẽ không “khép mình” trước sự tàn bạo của chúng.

Sân bay Zaventem ở Brussels. Ảnh: SCMP.

Chỉ cách đây hơn một tuần, sảnh chờ của sân bay Zaventem ở thủ đô Brussels, Bỉ đã bị chấn động mạnh bởi vụ tấn công liều chết kép xảy ra hôm 22/3. Một giờ sau đó, một kẻ tấn công liều chết khác đã kích hoạt khối thuốc nổ mang bên mình ở ga tàu điện ngầm Brussels. Xảy ra chỉ hơn 4 tháng sau loạt vụ tấn công ở thủ đô Paris, Pháp và cũng do một mạng lưới có liên hệ với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tiến hành, những vụ tấn công này đã cướp đi sinh mạng của 32 người và làm 340 người khác bị thương.

Và hôm nay, 3/4, tức là 10 ngày sau loạt vụ tấn công kinh hoàng này, chuyến bay đầu tiên từ sân bay Zaventem sẽ được nối lại vào lúc 13h40 giờ địa phương (18h40 giờ Việt Nam) và điểm đến là thành phố Faro, miền Nam Bồ Đào Nha. Sau đó sẽ là các chuyến bay tới thủ đô Athens (Hy Lạp) và Turin (Italy).

Theo Tổng giám đốc sân bay Brussels Zaventem Arnaud Feist, đây là một thông điệp về hi vọng, khẳng định quyết tâm và sức mạnh của nước Bỉ vượt qua mọi thử thách và sẽ không lùi bước trước chủ nghĩa khủng bố.

Vị lãnh đạo của sân bay này nói: “Bắt đầu từ hôm nay, sân bay ở thủ đô Brussels sẽ hoạt động dần trở lại, mở đầu với 3 chuyến bay của Hãng hàng không Brussels: tới Faro, Turin và Athens. Việc sân bay có thể mở cửa trở lại chỉ trong một thời gian ngắn như vậy là một thông điệp về hy vọng, cho thấy quyết tâm của chúng ta sẽ không khuất phục trước chủ nghĩa khủng bố.”

Bắt đầu từ ngày mai, số lượng các chuyến bay sẽ tăng dần lên và mở rộng sang cả các hãng hàng không khác chứ không chỉ Hãng hàng không Brussels và với những điểm đến xa hơn.

Siết chặt an ninh

Cùng với việc mở cửa trở lại sân bay, các biện pháp an ninh tăng cường cũng được tiến hành. Trước đó, tại cuộc họp khẩn cùng ngày với các nghiệp đoàn cảnh sát, chính phủ Bỉ đã quyết định thắt chặt an ninh tại khu vực sảnh chờ, cũng như tăng cường các biện pháp kiểm soát hành khách lên máy bay. Theo đó, một loạt biện pháp kiểm soát có hệ thống tất cả hành khách và hành lý trước khi được vào bên trong sân bay sẽ được triển khai.

Ngoài việc kiểm tra thẻ căn cước, vé máy bay, hành lý của hành khách, thỏa thuận mới còn quy định giám sát toàn bộ những người làm việc trong sân bay. Lực lượng cảnh sát sân bay cũng sẽ được tăng cường. Ngoài ra, một ngân sách 2 triệu euro sẽ được bổ sung để trang bị thêm thiết bị cho các nhân viên đứng gác ở sân bay và lắp đặt thêm camera ghi lại biển số xe của tất cả các xe tới sân bay.

Người phát ngôn Cảnh sát Liên bang Bỉ  Michael Jonniaux cho biết, các biện pháp an ninh tại sân bay sẽ được đặc biệt tăng cường: “Bất kỳ người nào muốn vào sân bay, sẽ phải trải qua một loạt các biện pháp kiểm tra an ninh nghiêm ngặt. Chúng tôi sẽ kiểm tra giấy tờ của họ, thẻ căn cước, so sánh các giấy tờ có khớp với nhau hay không. Ngoài ra, hành khách cũng sẽ phải đi qua cổng kiểm tra an ninh và kiểm tra hành lý.”

Trong lúc này, các cuộc điều tra về loạt vụ tấn công khủng bố vừa qua vẫn đang được tiến hành. Salah Abdeslam, nghi phạm duy nhất còn sống sót sau loạt vụ tấn công khủng bố tại Pháp hồi cuối năm 2015 đã phủ nhận mọi liên quan tới các vụ tấn công tại Bỉ hôm 22/3. Bị bắt giữ hôm 18/3 tại Brussels và  bị giam giữ tại một nhà tù ở phía Tây Bắc nước Bỉ, tên này sẽ bị dẫn độ về Pháp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Bỉ dẫn độ nghi can khủng bố Paris sang Pháp
Bỉ dẫn độ nghi can khủng bố Paris sang Pháp

VOV.VN - Salah Abdeslam được cho là kẻ hỗ trợ hậu cần cho các vụ tấn công ở Paris sẽ bị dẫn độ sang Pháp để xét xử.

Bỉ dẫn độ nghi can khủng bố Paris sang Pháp

Bỉ dẫn độ nghi can khủng bố Paris sang Pháp

VOV.VN - Salah Abdeslam được cho là kẻ hỗ trợ hậu cần cho các vụ tấn công ở Paris sẽ bị dẫn độ sang Pháp để xét xử.

Mỹ đánh giá lại an ninh quốc gia sau vụ tấn công tại Brussels, Bỉ
Mỹ đánh giá lại an ninh quốc gia sau vụ tấn công tại Brussels, Bỉ

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Obama đã họp với đội ngũ an ninh quốc gia để đánh giá tình hình an ninh đất nước hậu khủng bố ở Brussels (Bỉ).

Mỹ đánh giá lại an ninh quốc gia sau vụ tấn công tại Brussels, Bỉ

Mỹ đánh giá lại an ninh quốc gia sau vụ tấn công tại Brussels, Bỉ

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Obama đã họp với đội ngũ an ninh quốc gia để đánh giá tình hình an ninh đất nước hậu khủng bố ở Brussels (Bỉ).

Sân bay lớn thứ 2 tại Thụy Điển bị đe dọa đánh bom
Sân bay lớn thứ 2 tại Thụy Điển bị đe dọa đánh bom

VOV.VN - Sân bay Landvetter của Thụy Điển đã nhận được lời đe dọa đánh bom và cảnh sát đã tìm thấy 2 túi nhựa khả nghi.

Sân bay lớn thứ 2 tại Thụy Điển bị đe dọa đánh bom

Sân bay lớn thứ 2 tại Thụy Điển bị đe dọa đánh bom

VOV.VN - Sân bay Landvetter của Thụy Điển đã nhận được lời đe dọa đánh bom và cảnh sát đã tìm thấy 2 túi nhựa khả nghi.

Cộng đồng Hồi giáo ở Mỹ gặp khó khăn sau loạt khủng bố Brussels
Cộng đồng Hồi giáo ở Mỹ gặp khó khăn sau loạt khủng bố Brussels

VOV.VN - Các vụ khủng bố chết người ở Brussels đã ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của các cộng đồng Hồi giáo ở Mỹ.

Cộng đồng Hồi giáo ở Mỹ gặp khó khăn sau loạt khủng bố Brussels

Cộng đồng Hồi giáo ở Mỹ gặp khó khăn sau loạt khủng bố Brussels

VOV.VN - Các vụ khủng bố chết người ở Brussels đã ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của các cộng đồng Hồi giáo ở Mỹ.