Thế giới 7 ngày:

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016: “Gió bất ngờ đảo chiều” cho tỷ phú Trump?

VOV.VN - Việc FBI công bố thêm email của bà Clinton đã gây ra sự xáo động lớn khiến tỷ lệ cử tri Mỹ ủng hộ bà giảm sút và có chiều hướng nghiêng về ông Trump.

1. Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 3/11 đã công bố thêm 1.280 email của ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton. Việc Bộ Ngoại giao Mỹ công khai số email này trong bối cảnh chỉ còn và ngày nữa là diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống được cho là gây bất lợi thực sự cho cựu Ngoại trưởng Mỹ 67 tuổi này trong cuộc đua vào Nhà Trắng

Cử tri Mỹ sẽ quyết định ông Trump hay bà Clinton làm Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ vào ngày 8/11. (Ảnh: AP).

Bộ Ngoại giao Mỹ nhiều khả năng sẽ sẽ công bố thêm ít nhất 2.900 email của bà Clinton từ nay đến trước ngày bầu cử 8/11 tới. Bà Clinton bị chỉ trích vì sử dụng một tài khoản email cá nhân và máy chủ ở nhà ở New York trong thời gian giữ chức Ngoại trưởng Mỹ từ năm 2009-2013.

Trong bối cảnh đó, kết quả các cuộc thăm dò dư luận vào phút chút chót vẫn thay đổi đến chóng mặt. Các cuộc bỏ phiếu sớm cho thấy ưu thế vẫn đang nghiêng về bà Clinton. Tuy nhiên, theo các cuộc thăm dò dư luận, chênh lệch tỷ lệ ủng hộ giữa 2 ứng viên đang thu hẹp dần và hiện trung bình từ 3-4 điểm. 

Cơ hội giành tối thiếu 270 phiếu đại cử tri để trở thành Tổng thống của ứng viên Dân chủ Mỹ Clinton cũng đang giảm xuống. Đặc biệt, các bang vốn được coi là chiến trường như Ohio, Utah và tiểu bang Maine thì đến nay đã bắt đầu nghiêng về đảng Cộng hòa của ứng viên Donald Trump.

Có thể nói, sau những động thái mới nhất của FBI, dường như đang có một làn "gió đổi chiều" đang thổi vào cuộc bầu cử Mỹ nghiêng về tỷ phú Donald Trump. Những diễn biến bất ngờ này càng khiến cho cuộc bầu cử trở nên kịch tính đến phút chót. 

2. Yonhap ngày 4/11 đưa tin, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho biết, bà sẽ chấp nhận một cuộc điều tra về vụ bê bối tham nhũng liên quan đến người bạn thân Choi Soon-sil “nếu cần thiết”.

Bà Park Geun-hye có thể trở thành Tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc phải đối mặt với một cuộc điều tra và có thể bị truy tố. 

Bà Park Geun-hye đối mặt với điều tra trước những bê bối gần đây. (Ảnh: sydsvenskan).

Theo Yonhap, nếu một cuộc điều tra chính thức được mở với Tổng thống Hàn Quốc, các công tố viên sẽ phải tới gặp bà, bà Park không phải xuất hiện tại cơ quan công tố. Việc lấy lời khai có thể được thực hiện bằng văn bản.

Trước đó, ngày 2/11, bà Park Park Geun-hye đã quyết định thay thế vị trí Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính sau những bê bối gần đây liên quan đến người bạn thân của bà.

Việc thay đổi các vị trí quan trọng trong Nội các được cho là nỗ lực xoa dịu dư luận của bà Park Geun-hye trước những bê bối gần đây.

Các công tố viên đã cáo buộc bà Choi Soon-sil bạn thân của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye lợi dụng mối quan hệ này để gây áp lực lên các doanh nghiệp buộc họ phải đóng góp khoản tiền lên đến 69 triệu USD vào quỹ của bà Choi. 

3. Quân đội Iraq cho biết, ngày 5/11, quân đội nước này đã giải phóng thêm được 6 huyện từ tay tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại khu vực phía Đông của Mosul. Theo tuyên bố của quân đội Iraq, cờ chính phủ đã được treo lên các tòa nhà hành chính của các huyện vừa mới được giải phóng.

Từ hôm 3/11, lực lượng an ninh Iraq đã kiểm soát được hầu hết quận Godjali, cũng như nhiều khu vực nội ô quan trọng khác của Mosul. 

Xe thiết giáp Iraq tham gia giải phóng Mosul. (Ảnh: Al Jazeera).

Hiện lực lượng này đang tham gia chiến dịch càn quét khủng bố tại các khu vực đã được tái chiếm, đi từ phố này đến phố khác và thậm chí từ nhà này đến nhà khác để lùng sục những tay súng khủng bố còn sót lại.

Người phát ngôn của liên quân do Mỹ dẫn đầu tại Iraq Đại tá John Dorrian nhận định, thủ lĩnh IS tại Iraq Abu Bakr al-Baghdadi đang mất dần khả năng kiểm soát nhóm phiến quân của mình trong trận chiến tại Mosul.

Theo ông Dorrian, IS vừa phát tán đoạn ghi âm giọng nói được cho là của thủ lĩnh al-Baghdadi trên sóng radio, trong đó kêu gọi các tay súng IS không được phép rút lui trước các đợt tấn công của lực lượng an ninh Iraq cho thấy những nỗ lực rõ ràng của IS muốn cổ súy tinh thần đang xuống của nhóm phiến quân tại mặt trận Mosul

4. Ngày 1/11, chính phủ Nhật Bản đã có công hàm phản đối Trung Quốc sau khi phát hiện một tàu khoan thăm dò của nước này neo đậu và tiến hành một số hoạt động tại khu vực gần các mỏ khí đốt trên Biển Hoa Đông. 

Phát biểu trong cuộc họp báo mới diễn ra, Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida cho biết “hết sức lấy làm tiếc” về việc Trung Quốc vẫn duy trì các hoạt động khai thác đơn phương bất chấp việc ranh giới trên biển giữa 2 nước tại khu vực này chưa được phân định. 

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida. (Ảnh EPA).

Một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, có khả năng phía Trung Quốc đang khoan thử nghiệm để tiến tới xây dựng một giàn khoan thăm dò dầu mỏ và khí đốt mới ở Biển Hoa Đông. 

5. Ngày 31/10, Quốc hội Lebanon đã bầu cựu chỉ huy quân đội Michel Aoun làm Tổng thống, chấm dứt khoảng trống quyền lực kéo dài 29 tháng qua.

Ngày 31/10, Quốc hội Lebanon đã bầu cựu chỉ huy quân đội Michel Aoun làm Tổng thống, chấm dứt khoảng trống quyền lực kéo dài 29 tháng qua tại nước này. Ngay sau phiên bỏ phiếu, ông Michel Aoun đã tuyên thệ nhậm chức. 

Phát biểu trước các nghị sỹ, ông Michel Aoun nói: “Chúng tôi sẽ tôn trọng luật lệ của Liên đoàn Ả Rập, theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập dựa trên lợi ích của người dân Lebanon, tôn trọng luật lệ quốc tế, tạo ra sự ổn định cho Lebanon. Ưu tiên hàng đầu của tôi là phát triển quân đội để có thể đối phó những mối đe dọa với quốc gia, bảo vệ lãnh thổ, độc lập và chủ quyền đất nước".

Sau khi trở thành Tổng thống, nhiệm vụ tiếp theo của ông sẽ là chỉ định Thủ tướng thành lập chính phủ mới. Thủ tướng mới sẽ phải là người nhận được sự ủng hộ của đa số thành viên trong quốc hội. 

6. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 2/11 cho biết, Nga cùng với Mỹ và một số quốc gia Trung Đông khác vẫn đang nỗ lực tìm giải pháp cho cuộc nội chiến tại Syria. Tuy nhiên, những nỗ lực đó đang bị phá hoại bởi những thế lực “cực đoan” tìm cách lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Bashar Al-Assad. 

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. (Ảnh: RT).

Nga cho rằng, bạo lực do phiến quân nổi dậy gây ra chính là nguyên nhân khiến triển vọng hòa bình cho Syria ngày càng xa vời.

Reuters ngày 1/11 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho rằng, việc phương Tây không thể kiềm chế tình trạng bạo lực do phiến quân nổi dậy gây ra bất chấp việc Nga dừng không kích ở Aleppo đã làm trì hoãn việc nối lại tiến trình đàm phán hòa bình ở Syria. 

Trong tuyên bố phát trên truyền hình Nga, ông Shoigu cho rằng, phương Tây phải chịu trách nhiệm trước tình trạng bạo lực không có lối thoát hiện nay ở Syria.

7. Ngày 4/11, hàng chục nghìn người Hồi giáo theo đường lối cứng rắn ở Indonesia đã tuần hành đến Dinh Tổng thống đòi Thị trưởng thành phố Jakarta là ông Basuki Tjahaja Purnama phải từ chức vì đã phỉ báng kinh Koran trong chiến dịch tranh cử ở Pulau Seribu hồi tháng trước. 

Người biểu tình ở Jakarta, Indonesia đụng độ với cảnh sát. (Ảnh: Reuters).

Đám đông sau đó bất chấp lời kêu gọi giải tán của cảnh sát để tiếp tục đổ về đường Medan Merdeka Barat, gần khu vực trung tâm và đã xảy ra đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình.

Ngày 5/11, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã quyết định hủy chuyến thăm tới Australia do "tình hình an ninh tại thủ đô Jakarta”. 

8. Pakistan ngày 3/11 đã tiết lộ với giới truyền thông danh tính và hình ảnh 8 nhà ngoại giao Ấn Độ bị cáo buộc làm gián điệp trên lãnh thổ Pakistan

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Pakistan Nafees Zakaria cáo buộc 8 nhà ngoại giao Ấn Độ là thành viên của 2 cơ quan tình báo của Ấn Độ, tiến hành nhiều hoạt động gián điệp và làm gia tăng bất ổn tại tỉnh Sindh và Baluchistan của Pakistan, cũng như phá hoại dự án Hành lang Kinh tế Pakistan-Trung Quốc trị giá 46 tỷ USD (một dự án kết nối giao thông và hạ tầng năng lượng giữa Trung Quốc với bờ biển Arab của Pakistan).

Ngay lập tức, người phát ngôn bộ Ngoại giao Ấn Độ Vikas Swarup tuyên bố, Ấn Độ hoàn toàn bác bỏ những cáo buộc vô căn cứ của Pakistan đối với phái bộ ngoại giao của Ấn Độ ở Islamabad. 

Sau những tranh chấp và đụng độ ở Kashmir, 2 cường quốc ở Nam Á một lần nữa cuốn vào cuộc tranh cãi ngoại giao và các biện pháp trả đũa lẫn nhau. 

9. Trong tuần qua, Italy phải chịu hàng loạt vụ động đất, phá hủy nhiều công trình xây dựng ở đất nước này.

Trận động đất mạnh 6,6 độ richter làm trung chuyển miền Trung Italy vào sáng 30/10 đã làm ít nhất 20 người bị thương và đây là trận động đất mạnh nhất ở Italy trong hơn 30 năm qua. 

Cảnh đổ nát do động đất ở Italy. (Ảnh: AP).

Ngày 3/11, một trận động đất khác xảy ra vào lúc 1h35 sáng 3/11 (giờ địa phương), với tâm chấn sâu 10km, cách khu vực Perugia, Italy 51,5km về phía đông nam.

Trước đó, ngày 26/10, hai trận động đất mạnh 5,5 và 6,1 độ richter cũng xảy ra tại khu vực Perugia khiến nhiều người bị thương.

Sau hàng loạt các vụ động đất rung chuyển, Thủ tướng Italy tuyên bố sẽ huy động mọi nguồn lực để tái thiết tất cả ngôi làng, nhà thờ... bị tàn phá./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thế giới 24h: Bà Clinton lại dính “đòn chí mạng” trước thềm bầu cử Mỹ
Thế giới 24h: Bà Clinton lại dính “đòn chí mạng” trước thềm bầu cử Mỹ

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 3/11 công bố thêm 1.280 email của ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Thế giới 24h: Bà Clinton lại dính “đòn chí mạng” trước thềm bầu cử Mỹ

Thế giới 24h: Bà Clinton lại dính “đòn chí mạng” trước thềm bầu cử Mỹ

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 3/11 công bố thêm 1.280 email của ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Bầu cử Mỹ: Nghẹt thở vì kết quả thăm dò dư luận “nhảy múa”
Bầu cử Mỹ: Nghẹt thở vì kết quả thăm dò dư luận “nhảy múa”

VOV.VN - Các kết quả thăm dò gần đây cho thấy, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của ông Trump và bà Clinton sẽ không hề dễ dàng.

Bầu cử Mỹ: Nghẹt thở vì kết quả thăm dò dư luận “nhảy múa”

Bầu cử Mỹ: Nghẹt thở vì kết quả thăm dò dư luận “nhảy múa”

VOV.VN - Các kết quả thăm dò gần đây cho thấy, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của ông Trump và bà Clinton sẽ không hề dễ dàng.

Bầu cử Mỹ: Bà Clinton vẫn giữ được khoảng cách so với ông Trump
Bầu cử Mỹ: Bà Clinton vẫn giữ được khoảng cách so với ông Trump

VOV.VN - Bất chấp cuộc điều tra của FBI về vụ email, bà Clinton vẫn giữ được khoảng cách với đối thủ Trump trong cuộc tranh cử Mỹ.

Bầu cử Mỹ: Bà Clinton vẫn giữ được khoảng cách so với ông Trump

Bầu cử Mỹ: Bà Clinton vẫn giữ được khoảng cách so với ông Trump

VOV.VN - Bất chấp cuộc điều tra của FBI về vụ email, bà Clinton vẫn giữ được khoảng cách với đối thủ Trump trong cuộc tranh cử Mỹ.

Bầu cử Mỹ: Clinton tiếp tục bỏ xa Trump trong các cuộc bỏ phiếu sớm
Bầu cử Mỹ: Clinton tiếp tục bỏ xa Trump trong các cuộc bỏ phiếu sớm

VOV.VN - Kết quả thăm dò của Reuters/Ipsos ngày 29/10 cho thấy, bà Clinton đang dẫn trước tỷ phú Trump 15% điểm trong các cuộc bỏ phiếu sớm.

Bầu cử Mỹ: Clinton tiếp tục bỏ xa Trump trong các cuộc bỏ phiếu sớm

Bầu cử Mỹ: Clinton tiếp tục bỏ xa Trump trong các cuộc bỏ phiếu sớm

VOV.VN - Kết quả thăm dò của Reuters/Ipsos ngày 29/10 cho thấy, bà Clinton đang dẫn trước tỷ phú Trump 15% điểm trong các cuộc bỏ phiếu sớm.

Cảnh báo tấn công khủng bố trước thềm bầu cử Mỹ
Cảnh báo tấn công khủng bố trước thềm bầu cử Mỹ

VOV.VN - Trước thềm bầu cử Mỹ, bang Texas cùng New York và Virginia được liệt vào danh sách các bang có thể trở thành mục tiêu tấn công của khủng bố.

Cảnh báo tấn công khủng bố trước thềm bầu cử Mỹ

Cảnh báo tấn công khủng bố trước thềm bầu cử Mỹ

VOV.VN - Trước thềm bầu cử Mỹ, bang Texas cùng New York và Virginia được liệt vào danh sách các bang có thể trở thành mục tiêu tấn công của khủng bố.