Những hiện vật lịch sử trong chiến dịch mùa xuân 1975

Nhiều hiện vật về chiến dịch Hồ Chí Minh và mùa xuân 1975 tại Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam, gợi nhớ những năm tháng chống Mỹ cứu nước oanh liệt

Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến 3/4/1975), mật danh Chiến dịch 275, là chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 do Quân giải phóng miền Nam Việt Nam phát động. Trong ảnh: Dây kéo pháo của Đại đội 1 Tiểu đoàn 34 (anh hùng) Lữ đoàn 24 Pháo binh dùng kéo pháo 85 mm lên điểm cao, yểm hộ bộ binh giải phóng Phước Long, ngày 6/1/1975.
Phù hiệu Hải quân Quân đội Sài Gòn và phù hiệu Trường Võ bị Quốc gia bộ đội ta thu được ở Cam Ranh.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 5/3 đến 29/3/1975) là một trong những chiến dịch lớn của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, dẫn đến kết thúc thành công cuộc Kháng chiến chống Mỹ. Trong ảnh: Xe tăng T763 - xe tăng đầu tiên của Quân giải phóng tiến vào giải phóng Đà Nẵng lúc 14h20 ngày 29/3/1975.
Cờ Trung tướng, Thiếu tướng, Chuẩn tướng ta thu được ở căn cứ Sư đoàn 1 quân đội Sài Gòn.
Súng ngắn quân ta thu được tại Ty cảnh sát quốc gia quân đội Sài Gòn ở Thừa thiên - Huế, ngày 26/3/1975 và súng ngắn của tên trung tá, chỉ huy trưởng cụm quân đóng trên điểm cao 480, đèo Lăng Cô khi vào giải phóng Đà Nẵng, tháng 3/1975.
Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi của chiến dịch tạo điều kiện cho Quân khu 8, Quân khu 9 tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn Quân đoàn 4 và Quân khu 4 của địch, giải phóng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh: Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào Sài Gòn, tháng 4/1975.
Ống nhòm của trung tướng Lê Đức Anh, Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh sử dụng và chiếc áo của đồng chí Nguyễn Thị Trung Kiên thuộc đội 18 biệt động Sài Gòn sử dụng khi dẫn đường cho xe tăng và bộ binh Trung đoàn 1, Sư đoàn 10 đánh chiếm trại Hoàng Hoa Thám, sân bay Tân Sơn Nhất, sáng 30/4/1975.
Phù điêu Hải quân Quân đội Sài Gòn, phù điêu biệt khu thủ đô và phù điêu Chiêu hồi quân Quân đội Sài Gòn ta thu được trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
Quân ủy Trung ương họp tháng 4/1975 bàn về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Súng B40 được đồng chí Lê Văn Tuấn Đại đội 10 Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 64 Sư đoàn bộ binh 320A dùng diệt 5 xe M113 ở Cầu Bông, Hoóc Môn. Súng B41 được hạ sĩ Nguyễn Đình Vĩ thuộc Đại đội 6 Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 165 Sư đoàn bộ binh 312 Quân đoàn 1 tiêu diệt 6 mục tiêu địch ở Phú Lợi. Súng tiểu liên AK được anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hoàng Thọ Mạc - Đại đội trưởng Đại đội 3 Tiểu đoàn 66 Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202 Quân đoàn 1 sử dụng chiến đấu tiêu diệt lực lượng kỵ binh thiết giáp quân đội Sài Gòn ở cầu Vĩnh Bình, Thủ Đức, Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Mũ mềm được thiếu tướng Nguyễn Hòa, Tư lệnh Quân đoàn 1 sử dụng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Mũ cứng được đại úy Phạm Xuân Thệ, Phó Trung đoàn 66 - Sư đoàn bộ binh 304 đội trưa ngày 30/4/1975 cùng đồng đội bắt nội các và Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh.
Biển tên Nguyễn Văn Thiệu được bộ đội ta thu tại Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn và dấu “Tổng thống Việt Nam Cộng hòa” thu tại phòng của Tổng thống chính quyền Sài Gòn, ngày 1/5/1975.
Sổ nhật ký ghi chép về kíp chiến đấu của xe tăng 390 ở dinh Độc lập ngày 30/4/1975 của đồng chí Lê Văn Phượng - Đại đội phó Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203.
Xe tăng T54B số hiệu 843 là một trong 4 bảo vật Quốc gia được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam, do trung úy – Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy dẫn đầu đội hình thọc sâu của Quân đoàn 2 đánh chiếm dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.
Nhân dân Sài Gòn chào đón bộ đội vào giải phóng thành phố ngày 30/4/1975.
Bên cạnh đó, Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam tổ chức một cuộc triển lãm về Đại tướng Văn Tiến Dũng. Ông được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn: từ chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị - Thiên (1972), chiến dịch Tây Nguyên (1975). Tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh).
Máy ghi âm Sony Cục II được Bộ Tổng tham mưu trang bị cho đại tướng Văn Tiến Dũng khi ông vào chiến trường miền Nam.
Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch quân sự lớn nhất của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đánh dấu sự tan rã hoàn toàn của quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Sau hơn 100 năm bị nước ngoài xâm lược và chiếm đóng, Việt Nam đã giành sự thống nhất, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trên đất liền, vùng trời, vùng biển.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ mùa xuân thành lập Đảng năm xưa - Nhớ và suy nghĩ
Từ mùa xuân thành lập Đảng năm xưa - Nhớ và suy nghĩ

Nhớ về ngày thành lập Đảng năm xưa chúng ta nhớ tinh thần sáng tạo, độc lập, nhớ sự nhạy bén, kịp thời và vai trò quyết định của một Người dẫn đường xuất sắc.

Từ mùa xuân thành lập Đảng năm xưa - Nhớ và suy nghĩ

Từ mùa xuân thành lập Đảng năm xưa - Nhớ và suy nghĩ

Nhớ về ngày thành lập Đảng năm xưa chúng ta nhớ tinh thần sáng tạo, độc lập, nhớ sự nhạy bén, kịp thời và vai trò quyết định của một Người dẫn đường xuất sắc.

Đại tướng Văn Tiến Dũng trong Đại thắng Mùa Xuân năm 1975
Đại tướng Văn Tiến Dũng trong Đại thắng Mùa Xuân năm 1975

Đại tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam được cử làm Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh.

Đại tướng Văn Tiến Dũng trong Đại thắng Mùa Xuân năm 1975

Đại tướng Văn Tiến Dũng trong Đại thắng Mùa Xuân năm 1975

Đại tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam được cử làm Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh.