Tập đoàn lắp ráp ô tô Malaysia lên kế hoạch sang Việt Nam

Tập đoàn Tan Chong (Malaysia) vừa có công văn kiến nghị lên Bộ Tài chính về việc nhập khẩu bộ linh kiện (CKD), thuế nhập khẩu, thuế ưu đãi.

Trong văn bản trả lời kiến nghị, Bộ Tài chính cho biết Công ty TCIE (thuộc Tập đoàn Tan Chong) chỉ dự kiến lắp ráp xe ô tô tại Việt Nam, không nhập khẩu trực tiếp và không có hệ thống bán hàng. Công ty TCIE sẽ hợp tác với một công ty được thành lập tại Việt Nam để công ty này nhập khẩu bộ kinh kiện (CKD) sau đó chuyển cho nhà máy của Công ty TCIE lắp ráp và bán lại cho công ty khác.

“Trường hợp Công ty TCIE uỷ quyền cho công ty tại Việt Nam khác nhập khẩu bộ linh kiện thì phải đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô theo quy định của Bộ Công Thương. Trong trường hợp Công ty TCIE uỷ thác cho một công ty phía Việt Nam nhập khẩu linh kiện thì hai bên phải có hợp đồng uỷ thác. Trường hợp công ty Việt Nam khác nhập khẩu kinh doanh và bán cho Công ty TCIE thì cả hai công ty phải có hợp đồng mua bán”, văn bản của Bộ Tài chính nêu.

Công ty TCIE (thuộc Tập đoàn Tan Chong) chỉ dự kiến lắp ráp xe ô tô tại Việt Nam. (Ảnh minh họa:KT)
Về thuế ưu đãi nhập khẩu, Bộ Tài chính cho biết, theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành theo Nghị quyết số 122 của Chính phủ, hàng hoá nhập khẩu là bộ linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ của ôtô để sản xuất và lắp ráp được áp dụng thuế ưu đãi khi đủ tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Bộ Công Thương trực tiếp nhập khẩu để sản xuất uỷ quyền nhập khẩu, uỷ thác nhập khẩu hoặc nhập khẩu kinh doanh.

Trường hợp uỷ thác nhập khẩu thì phải có hợp đồng uỷ thác, trường hợp nhập khẩu kinh doanh thì phải có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có đủ điều kiện lắp ráp xe ôtô theo quy định của Bộ Công Thương khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu.

Các linh kiện là những sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiện nhưng có mức độ rời rạc tối thiểu theo quy định về tỷ lệ nội địa hoá đối với ôtô theo quy định.

Tổng trị giá của các linh kiện nhập khẩu chưa đảm bảo mức độ rời rạc không vượt quá 10% tổng trị giá các linh kiện để sản xuất, lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh. Linh kiện không phải là khung xe, thân xe, thùng xe, cabin.

Tập đoàn Tan Chong là một trong những Tập đoàn hàng đầu của Malaysia hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp, sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô, marketing, phân phối xe ô tô.

Gần đây, Tập đoàn Tan Chong có nhiều động thái tìm hiểu về định hướng, chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, trong đó quan tâm đến chính sách ưu đãi cho nội địa hóa phụ tùng, linh kiện ô tô, đặc biệt là ý định hợp tác với một đối tác nước ngoài khác để nhập khẩu phụ tùng, lắp ráp xe ô tô tại Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam
Nga liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam

VOV.VN - Việt Nam và Nga vừa ký Nghị định thư về hỗ trợ sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam.

Nga liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam

Nga liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam

VOV.VN - Việt Nam và Nga vừa ký Nghị định thư về hỗ trợ sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam.

Quảng Nam điều tra vụ cháy tại Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô
Quảng Nam điều tra vụ cháy tại Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô

VOV.VN -Cơ quan chức năng đã phong tỏa hiện trường để phục vụ điều tra và xác định thiệt hại do vụ cháy gây ra.

Quảng Nam điều tra vụ cháy tại Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô

Quảng Nam điều tra vụ cháy tại Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô

VOV.VN -Cơ quan chức năng đã phong tỏa hiện trường để phục vụ điều tra và xác định thiệt hại do vụ cháy gây ra.

CEO Facebook thử làm công nhân lắp ráp ô tô ở nhà máy Ford
CEO Facebook thử làm công nhân lắp ráp ô tô ở nhà máy Ford

Rất có thể Mark Zuckerberg chính là người tham gia lắp ráp chiếc Ford F-150 mà bạn mua trong thời gian tới.

CEO Facebook thử làm công nhân lắp ráp ô tô ở nhà máy Ford

CEO Facebook thử làm công nhân lắp ráp ô tô ở nhà máy Ford

Rất có thể Mark Zuckerberg chính là người tham gia lắp ráp chiếc Ford F-150 mà bạn mua trong thời gian tới.