Chùa Cầu cần sửa chữa, nhưng tuyệt đối đừng “trẻ hóa”!

“Ông già lọm khọm nhưng mái tóc vẫn còn xanh đen là mái tóc giả”, nguyên Bí thư Hội An ví von.

Những ngày qua, dư luận nóng lên về việc Chùa Cầu - Hội An có thể sẽ được dỡ ra để trùng tu, sửa chữa lại vì hiện nay Chùa Cầu đã xuống cấp nghiêm trọng. Ông Nguyễn Sự - Nguyên bí thư Hội An cho rằng, nên sửa sớm, tuy nhiên cần phải thận trọng, đừng để Chùa Cầu như… “ông già lọm khọm nhưng mái tóc vẫn còn xanh đen là mái tóc giả”. 

Ngày 16/8 vừa qua, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng đã mời các nhà khoa học đầu ngành trong và ngoài nước tổ chức hội thảo lấy ý kiến về việc tu bổ, sửa chữa lại lại công trình có ý nghĩa rất lớn đối với người dân Hội An cũng như cả nước này. Nhiều ý kiến sau đó cũng đã được phản hồi, trao đổi cùng PV, ông Nguyễn Sự - nguyên Bí thư Hội An cho rằng, Chùa Cầu về mặt giá trị là không cần phải bàn cãi, nó có ý nghĩa rất lớn đối với người dân Hội An về lịch sử, văn hóa và cả tâm linh. Do đó khi đặt vấn đề trùng tu, sửa chữa lại Chùa Cầu thì cần hết sức cẩn thận.

Nguyên Bí thư Hội An chia sẻ với PV về công tác trùng tu, sửa chữa Chùa Cầu

Chùa Cầu hiện đã xuống cấp nặng

“Chùa Cầu có khoảng 400 năm tuổi nên bây giờ không thể đòi hỏi nó mạnh khỏe như trai tráng được. Việc Chùa Cầu xuống cấp cần phải trùng tu, sửa chữa và không thể bàn mãi”, ông Nguyễn Sự nói.

Nguyên Bí thư Hội An chia sẻ: “Vì Chùa Cầu đã xuống cấp nên đã được sửa chữa nhiều lần và sửa chữa cục bộ kiểu “hư đâu sửa đó” chứ chưa được sửa chữa lớn vì một lẽ chưa có nghiên cứu. Đây là và một vấn đề đau đáu của người dân Hội An”.

Du khách Nhật chụp hình lưu niệm với Chùa Cầu. Chùa Cầu đầu tiên có tên gọi là cầu Nhật Bản

Hơn nữa từ trước đến nay cũng đặt ra nhiều phương án sửa chữa nhưng vấn đề là chưa có một giải pháp nghiên cứu cụ thể nào để có một giải pháp tổng thể. Do đó, ông Nguyễn Sự cho rằng cần phải có nhiều cuộc hội thảo, nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học trong và ngoài nước. “Tuy nhiên, việc “cấp cứu” cho Chùa Cầu khỏi đổ là việc cần phải làm ngay”, ông Sự nhấn mạnh.

Du khách tham quan bên trong Chùa Cầu

Nhưng quan trọng nhất theo ông Sự trong việc trùng tu, sửa chữa Chùa Cầu là đừng làm cho di tích “trẻ lại”. Dẫn chứng nhiều công trình di tích nhưng sau khi được sửa chữa, tu bổ xong thì di tích được “trẻ hóa” khiến cho việc trùng tu bị phản tác dụng và bị dư luận phê phán.

“Ông già lọm khọm nhưng mái tóc vẫn còn xanh đen là mái tóc giả”, nguyên Bí thư Hội An ví von.

Nguyên Bí thư Hội An chia sẻ với PV về công tác trùng tu Chùa Cầu

Nguyên Bí thư Hội An nói thêm: Chùa Cầu không còn là của riêng người dân Hội An mà là của cả nước và quốc tế. Do đó, mọi việc liên quan đến Chùa Cầu phải có sự cẩn thận. Sợ khi sửa chữa xong, Chùa Cầu không còn là Chùa Cầu nữa. Trùng tu là làm sao để Chùa Cầu vẫn mãi là Chùa Cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trùng tu Chùa Cầu, Hội An bằng giải pháp nào?
Trùng tu Chùa Cầu, Hội An bằng giải pháp nào?

VOV.VN - Chùa Cầu được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1990, là biểu tượng của phố cổ Hội An- Di sản văn hóa thế giới.

Trùng tu Chùa Cầu, Hội An bằng giải pháp nào?

Trùng tu Chùa Cầu, Hội An bằng giải pháp nào?

VOV.VN - Chùa Cầu được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1990, là biểu tượng của phố cổ Hội An- Di sản văn hóa thế giới.