Thế giới 24h: Nga công khai ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Tổng thống Vladimir Putin đã công khai tuyên bố, Nga ủng hộ Trung Quốc phản đối phán quyết từ PCA về Biển Đông.

1. Người đứng đầu nhà nước Nga nói với các phóng viên: “Chủ tịch Tập Cận Bình và tôi đã xây dựng được mối quan hệ mà tôi có thể nói là hữu nghị. Nhưng ông ấy chưa bao giờ - tôi muốn nhấn mạnh điều này - tiếp cận tôi để yêu cầu tôi bình phẩm hay can thiệp theo một cách nào đấy vào vấn đề này”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters

Ông Putin cho biết thêm: “Dĩ nhiên chúng tôi có quan điểm về vấn đề này. Trước tiên chúng tôi không can thiệp và chúng tôi tin rằng bất cứ sự can thiệp nào của một quốc gia không nằm trong khu vực này chỉ phương hại đến việc giải quyết các vấn đề này. Sự can thiệp của các quốc gia thuộc bên thứ 3, không nằm trong khu vực, theo ý kiến của tôi, là có hại và phản tác dụng”.

Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh: “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông – đó là không công nhận phán quyết của Tòa [trọng tài quốc tế về Biển Đông]... Đây không phải là quan điểm chính trị, mà thuần túy là pháp lý.

Vấn đề nằm ở chỗ bất cứ tiến trình trọng tài nào cũng nên do các bên tranh chấp khởi xướng, trong khi tòa trọng tài cần lắng nghe các lập luận và quan điểm của các bên tranh chấp.

Như các vị thấy đó, Trung Quốc không chú ý đến quá trình tài phán ở La Hay và không ai nghe theo quan điểm do tòa đó đưa ra. Làm sao các bạn có thể công nhận những phán quyết này là công bằng? Chúng tôi ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về vấn đề này”.

2. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/9, kêu gọi Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga để cải thiện quan hệ song phương.

Lời kêu gọi được đưa ra sau cuộc hội đàm song phương với Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc gặp kéo dài hơn dự kiến này chưa thể giúp Nga và Mỹ tìm được thêm tiếng nói chung trong nhiều vấn đề cùng quan tâm như khủng hoảng Syria hay xung đột ở Ukraine.

Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Obama tại Hội nghị G20. Ảnh: AP

Trước đó, trả lời phóng viên đài NBC (Mỹ) của Mỹ bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ hai, tổ chức ở thành phố Vladivostok, vùng Viễn Đông Nga ngày 3/9 vừa qua, Tổng thống Putin thừa nhận quan hệ Nga-Mỹ đang đóng băng. Tuy nhiên, ông Putin cho rằng đó “không phải lỗi của phía Nga”.

Trả lời báo giới sau cuộc gặp Tổng thống Mỹ Obama ngày 5/9, ông Putin nêu rõ, để khôi phục quan hệ với Nga, Mỹ cần thông qua các giải pháp, trong đó có dỡ bỏ trừng phạt và tìm kiếm các thỏa hiệp nhân nhượng. Đây là những lệnh trừng phạt mà Mỹ và đồng minh NATO cũng như phương Tây nói chung áp đặt để phản đối việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.

Theo hãng tin Sputnik của Nga, Tổng thống Putin gọi Mỹ là “đối tác chủ chốt” của Nga trong những vấn đề an ninh và tin rằng 2 bên đã “chạm đến sự hiểu biết lẫn nhau” trong một số vấn đề. Ông Putin bày tỏ mong muốn khôi phục tương tác với Mỹ dưới mọi hình thức và hy vọng Nga và Mỹ sẽ hoàn toàn bình thường hóa quan hệ song phương.

3. Tổng thống Mỹ Obama đã quyết định hủy cuộc hội đàm với người đồng cấp Philippines Rodrigo Duterte tại Lào, bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN.

Quyết định trên được đưa ra sau khi ông Duterte có lời phát biểu khiếm nhã về việc Mỹ tham gia vào cuộc chiến chống ma túy tại Philippines. Sự việc đang làm cho mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines có những dấu hiệu rạn nứt.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Abs-cbn 

Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Ned Price sáng 6/9 cho biết, thay vì gặp ông Duterte, Tổng thống Obama sẽ gặp người đồng cấp Hàn Quốc Park Geun Hye.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, Mark Toner đã lên tiếng bày tỏ thái độ “quan ngại sâu sắc” trước các thông tin được tiết lộ, đồng thời thúc giục chính quyền Duterte đảm bảo sao cho các cơ quan chấp pháp Philippines hành xử đúng theo các chuẩn mực nhân quyền. Và thực tế là cũng đã có những lo ngại từ cộng đồng quốc tế việc giết người không qua các trình tự pháp lý  là vi phạm nhân quyền.

4. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ngày 5/9 cho biết, ông đã nhắc lại lời kêu gọi các cường quốc thế giới thiết lập một “vùng an toàn” tại Syria.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: Reuters

Ông Erdogan đồng thời nhấn mạnh, sáng kiến này có thể giúp ngăn chặn dòng người tị nạn từ Syria đổ về Châu Âu. Phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc, Tổng thống Erdogan nêu rõ: “Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra ở Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ) năm ngoái, chúng tôi đã kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới thiết lập một vùng an toàn tại Syria có chiều dài 95km và chiều rộng 40km từ khu vực phía bắc tới phía Nam Syria.

Tại hội nghị thượng đỉnh lần này, chúng tôi lại nêu vấn đề ra một lần nữa. Sáng kiến thiết lập vùng an toàn sẽ giúp người dân Syria có được cơ hội để sống trong hòa bình ngay tại quê hương mình”.

Tổng thống Erdogan cho biết thêm, ông cũng kêu gọi thiết lập "vùng cấm bay" khi trao đổi với các nhà lãnh đạo Mỹ và Nga. Hiện, Thổ Nhĩ Kỳ đang hợp tác với các lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu để thiết lập một lệnh ngừng bắn ở Aleppo, miền Bắc Syria trước dịp lễ Eid al-Adha dự kiến bắt đầu vào khoảng 11/9.

5.  Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 5/9 đã giám sát và chỉ đạo lực lượng chiến lược tiến hành cuộc diễn tập bắn thử tên lửa đạn đạo.

Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: AP

Các đơn vị pháo binh Hwasong thuộc lực lượng chiến lược của quân đội Triều Tiên đã tham gia cuộc diễn tập với mục tiêu đánh giá lại mức độ an toàn khi bay cũng như khả năng dẫn đường chính xác của các tên lửa đạn đạo đã được cải tiến, cũng như đánh giá và giám sát năng lực hành động của các đơn vị này. 

Theo hãng tin KCNA, cuộc bắn thử diễn ra thành công, cho thấy các đơn vị chiến lựơc của quân đội Triều Tiên có khả năng tấn công phủ đầu đối phương bất cứ nơi nào và bất kể thời gian nào.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã bày tỏ hài lòng với kết quả cuộc bắn thử, đồng nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục tạo ra các thành tựu mới trong việc tăng cường năng lực hạt nhân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga - Trung tham vấn vòng 2 về Triều Tiên
Nga - Trung tham vấn vòng 2 về Triều Tiên

VOV.VN - Nga và Trung Quốc hôm qua 4/3 tổ chức vòng tham vấn thứ 2 tại Moscow, kêu gọi đối thoại để giải quyết căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.

Nga - Trung tham vấn vòng 2 về Triều Tiên

Nga - Trung tham vấn vòng 2 về Triều Tiên

VOV.VN - Nga và Trung Quốc hôm qua 4/3 tổ chức vòng tham vấn thứ 2 tại Moscow, kêu gọi đối thoại để giải quyết căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.

Nga, Trung Quốc không chấp nhận tham vọng hạt nhân của Triều Tiên
Nga, Trung Quốc không chấp nhận tham vọng hạt nhân của Triều Tiên

VOV.VN - Cả Nga và Trung Quốc đều không chấp nhận Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và gây sức ép lên nước này.

Nga, Trung Quốc không chấp nhận tham vọng hạt nhân của Triều Tiên

Nga, Trung Quốc không chấp nhận tham vọng hạt nhân của Triều Tiên

VOV.VN - Cả Nga và Trung Quốc đều không chấp nhận Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và gây sức ép lên nước này.

Kế hoạch THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc đe dọa an ninh Nga-Trung
Kế hoạch THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc đe dọa an ninh Nga-Trung

VOV.VN - Ngoại trưởng hai nước Nga và Trung Quốc đã có buổi hội đàm xung quanh kế hoạch phòng thủ tên lửa mới của Mỹ tại Hàn Quốc.

Kế hoạch THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc đe dọa an ninh Nga-Trung

Kế hoạch THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc đe dọa an ninh Nga-Trung

VOV.VN - Ngoại trưởng hai nước Nga và Trung Quốc đã có buổi hội đàm xung quanh kế hoạch phòng thủ tên lửa mới của Mỹ tại Hàn Quốc.

Báo Nga: Nga thực tế công nhận phán quyết từ PCA về vụ kiện Biển Đông
Báo Nga: Nga thực tế công nhận phán quyết từ PCA về vụ kiện Biển Đông

VOV.VN - Nga tán thành việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Báo Nga: Nga thực tế công nhận phán quyết từ PCA về vụ kiện Biển Đông

Báo Nga: Nga thực tế công nhận phán quyết từ PCA về vụ kiện Biển Đông

VOV.VN - Nga tán thành việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển.