NSND Thúy Hường và nét duyên Quan họ

VOV.VN - Khi NSND Thúy Hường chít khăn mỏ quạ, mặc áo “mớ bảy mớ ba” thì tự nhiên tôi thấy toát ra những làn điệu Quan họ cổ.

Khi tôi còn phụ trách các chương trình Dân ca và Nhạc cổ truyền của Đài Tiếng nói Việt nam (Đài TNVN), cứ mỗi độ tết đến xuân về, trong các buổi gặp gỡ các nghệ sĩ, rất ít khi vắng mặt Thúy Hường. Bạn ấy không những hát hay mà còn có một hàm lượng trí tuệ phong phú nên cuốn hút người nghe mỗi khi trả lời phỏng vấn.

Những lần về với Đài, chúng tôi thường kết hợp thu thanh thêm những bài quan họ do Thúy Hường hát. Bạn ấy rất “kỹ tính”. Vài lượt thu thanh một bài tưởng là xong, nhưng Hường vẫn phát hiện ra những chỗ chưa rung được “hơi hạt”, hoặc lấy hơi chưa thật ưng ý. Hường chủ động đề nghị với người biên tập và anh chị em dàn nhạc cho thu lại để tiết mục được hoàn chỉnh hơn.           

Năm nay tôi gặp lại Thúy Hường tại lễ kỷ niệm 60 năm “Chương trình Dân ca và Nhạc cổ truyền” của Đài TNVN. Hường vẫn giữ được nét duyên Quan họ của người Kinh Bắc, dù sắp bước sang tuổi 50.

NSND Thúy Hường và tác giả tại lễ kỷ niệm 60 năm chương trình Dân ca và Nhạc cổ truyền Đài TNVN năm 2016.

Tôi biết Thúy Hường từ năm 1987, khi Hường mới về đoàn Dân ca Quan họ. Mỗi lần về Hà Bắc thu thanh phong trào văn nghệ quần chúng, chúng tôi đề nghị với Trưởng đoàn cho nhạc sĩ Đức Miêng và một số bạn diễn viên (trong đó có Thúy Hường) đi cùng để hỗ trợ thêm giọng trong tốp ca của các đơn vị.

Thúy Hường sinh năm 1967 ở Cách Bi, Quế Võ, Bắc Ninh. Học hết cấp 3, Hường nộp hồ sơ xin vào trường Sư phạm mẫu giáo như ý nguyện của gia đình nhưng vẫn âm thầm dự thi vào trường Văn hóa - Nghệ thuật Hà Bắc. Giọng hát tự nhiên mộc mạc như khi ngồi trên con đê quê hương hát cùng bạn bè, nhưng lại đầy sức sống và quyến rũ, đã thuyết phục được Ban giám khảo kỳ thi năm đó. Thế là Thúy Hường vào học Trường Văn hóa Nghệ thuật Hà Bắc. Sau khi tốt nghiệp Thúy Hường về Đoàn Dân ca Quan họ. Môi trường ấy đã giúp Hường không ngừng trưởng thành trên bước đường nghệ thuật. Số bài hát “lận lưng” của mẹ và dì truyền cho năm nào, nay đã được nhân lên gấp đôi mươi lần.

Theo tôi, đây là một trong những người phụ nữ rất “thuần Việt” rất tự tin trong một vẻ đẹp cũng rất tự nhiên mà tạo hóa ban cho. Khi Thúy Hường chít khăn mỏ quạ, mặc áo “mớ bảy mớ ba” thì tự nhiên tôi thấy toát ra những làn điệu Quan họ cổ. Nào là: “Cây trúc xinh”, “Hoa thơm bướm lượn”, “Người ở đừng về”, “Lúng liếng”, “Nhớ mãi khôn nguôi”, “Bạn tình ơi”, “Lòng vẫn đợi chờ”, “Đêm qua nhớ bạn”… mà tôi từng có dịp cùng với nhạc sĩ Hồng Thao đi “điền giã” ở các làng Quan họ những năm 60 của thế kỷ trước để ghi âm làm tư liệu. Tố chất của Quan họ, kỹ thuật hát “vang, rền, nền, nẩy” bằng sự nỗ lực học tập kiên trì rèn luyện của bản thân đã tạo nên một NSND Thúy Hường như ngày nay.

(Ngồi tựa song đào - NSND Thúy Hường)

Thúy Hường đã hát trên sóng phát thanh, trên Đài Truyền hình và đã lưu diễn khắp nơi trong và ngoài nước. Rất nhiều thư của thính giả gửi về Đài TNVN đã chứng minh cho sự yêu mến giọng hát Quan họ của chị.

Bên cạnh hát Quan họ, điện ảnh cũng đến với Thúy Hường như một mối tơ duyên nhiều may mắn. Chưa từng học một ngày về diễn xuất nhưng gia tài điện ảnh với 3 vai diễn: Tần trong "Ngã ba Đồng Lộc", Ngữ trong "Thương nhớ đồng quê" và Di trong "Đầm hoang" cũng đủ để nhiều diễn viên chuyên nghiệp mơ ước. Ngoài vẻ hình thể khỏe khoắn, đầy nắng gió của một cô gái đồng quê thì cách diễn chân thực, dung dị đã tạo nên một Thúy Hường rất riêng trong điện ảnh.

Vai Di trong "Đầm hoang" là vai diễn mà Hường rất tâm đắc bởi chị bắt gặp phần nào cuộc sống của mình trong đó. Di là một phụ nữ sống bản năng, táo tợn nhưng cũng rất bao dung. Khi vào vai này, ít người hình dung một Thúy Hường nền nã sâu lắng trong những làn điệu quan họ lại diễn xuất khá đạt một vai đầy cá tính và hoang dã đến vậy. Với tôi, ấn tượng nhất là lúc Di gặp Thảo trên quả đồi vừa khai hoang. Cô đã diễn đủ các cung bậc của tình cảm nhân vật lúc ấy, vừa cảm tình, vừa dò xét… rồi lại bị khoả lấp đi bởi một định kiến sẵn có với “bọn đàn ông”. Tôi vẫn nhớ cái miệng cười tủm, cái mắt liếc qua, rồi Di quay bước, bắp chân tròn lấp loáng trong nắng vàng..

Đầu năm 2012, Thúy Hường chính thức trở thành cô giáo của Trường Trung cấp Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, với trách nhiệm Trưởng khoa Quan họ. Cùng năm đó chị đươc Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Hy vọng Thúy Hường sẽ giữ được nét duyên Quan họ vốn có và gặt hái thêm những thành công mới, trong việc đào tạo lớp nghệ sĩ kế tục, góp phần bảo tồn và phát huy Quan họ trong thời đại mới, xứng đáng là một Di sản phi vật thể đã được Quốc tế công nhận và tôn vinh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vinh danh 11 nghệ nhân trong Liên hoan hát quan họ Bắc Giang
Vinh danh 11 nghệ nhân trong Liên hoan hát quan họ Bắc Giang

VOV.VN - Liên hoan hát quan họ Bắc Giang lần thứ 4 diễn ra từ ngày 23 tới ngày 26/3, là hoạt động thường niên nhằm tôn vinh di sản hát quan họ.

Vinh danh 11 nghệ nhân trong Liên hoan hát quan họ Bắc Giang

Vinh danh 11 nghệ nhân trong Liên hoan hát quan họ Bắc Giang

VOV.VN - Liên hoan hát quan họ Bắc Giang lần thứ 4 diễn ra từ ngày 23 tới ngày 26/3, là hoạt động thường niên nhằm tôn vinh di sản hát quan họ.

Vua Bà Quan họ và hội Lim
Vua Bà Quan họ và hội Lim

VOV.VN -Tưởng nhớ công ơn của người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật quan họ, hàng năm vào ngày 6 tháng 2, bà con làng Viêm Xá cúng giỗ Đức Vua.

Vua Bà Quan họ và hội Lim

Vua Bà Quan họ và hội Lim

VOV.VN -Tưởng nhớ công ơn của người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật quan họ, hàng năm vào ngày 6 tháng 2, bà con làng Viêm Xá cúng giỗ Đức Vua.

Đại sứ Canada hát dân ca quan họ chào tạm biệt Việt Nam
Đại sứ Canada hát dân ca quan họ chào tạm biệt Việt Nam

VOV.VN - Đại sứ Devine cho biết, đối với ông, Việt Nam là một "đất nước tuyệt với" và là "một phần" mà ông luôn mang theo dù đi bất cứ nơi nào.

Đại sứ Canada hát dân ca quan họ chào tạm biệt Việt Nam

Đại sứ Canada hát dân ca quan họ chào tạm biệt Việt Nam

VOV.VN - Đại sứ Devine cho biết, đối với ông, Việt Nam là một "đất nước tuyệt với" và là "một phần" mà ông luôn mang theo dù đi bất cứ nơi nào.

Bảo tồn và phát huy di sản quan họ nơi bờ bắc sông Cầu
Bảo tồn và phát huy di sản quan họ nơi bờ bắc sông Cầu

VOV.VN -Quan họ là nền tảng thu hút khách du lịch, đó là một trong những mục tiêu để các nghệ nhân phấn đấu thu hút du khách đến với địa phương.

Bảo tồn và phát huy di sản quan họ nơi bờ bắc sông Cầu

Bảo tồn và phát huy di sản quan họ nơi bờ bắc sông Cầu

VOV.VN -Quan họ là nền tảng thu hút khách du lịch, đó là một trong những mục tiêu để các nghệ nhân phấn đấu thu hút du khách đến với địa phương.

“Biển người” đổ về Hội Lim nghe liền anh liền chị hát quan họ
“Biển người” đổ về Hội Lim nghe liền anh liền chị hát quan họ

VOV.VN - Ngày 13 tháng Giêng (tức 20/2 dương lịch), Hội Lim (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) bước vào chính hội thu hút hàng chục nghìn du khách đổ về tham dự.

“Biển người” đổ về Hội Lim nghe liền anh liền chị hát quan họ

“Biển người” đổ về Hội Lim nghe liền anh liền chị hát quan họ

VOV.VN - Ngày 13 tháng Giêng (tức 20/2 dương lịch), Hội Lim (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) bước vào chính hội thu hút hàng chục nghìn du khách đổ về tham dự.