Công nghiệp tăng trưởng thấp khi quá phụ thuộc vào khai khoáng

VOV.VN - Tăng trưởng công nghiệp thấp do suy giảm mạnh của ngành công nghiệp khai khoáng cho thấy yêu cầu cấp thiết của việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, tính chung 2 tháng đầu năm 2017, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng trưởng 6,6% của 2 tháng đầu năm 2016.

Nguyên nhân được nhận định là do thời gian nghỉ Tết nguyên đán Đinh Dậu kéo dài; nhiều ngành công nghiệp cấp 1 tăng trưởng thấp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 6,6% và lĩnh vực khai khoáng giảm mạnh ở mức 13,5% đã làm giảm tới 2,9 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng chung.

Phát triển bền vững các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng đến tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp. (Ảnh minh họa: KT)
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không có bước thay đổi căn bản trong định hướng phát triển, ngành công nghiệp khó có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng sản xuất công nghiệp khoảng 8% trong năm 2017 cũng như phát triển bền vững trong những năm tới.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nhận xét, hệ quả này liên quan trực tiếp đến chiến lược phát triển của Việt Nam thời gian qua, khi công nghiệp khai khoáng vẫn chiếm vị trí quan trọng. Tăng trưởng công nghiệp thấp do suy giảm mạnh của ngành công nghiệp khai khoáng cho thấy yêu cầu cấp thiết của việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Cần phải giảm dần và giảm nhanh tỷ trọng công nghiệp khai khoáng cùng với quá trình công nghiệp hóa, thay vào đó là phát triển bền vững các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

“Bản thân các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng phải định hướng giảm dần khu vực gia công với giá trị gia tăng thấp, sớm chuyển sang những ngành công nghệ cao có thể tạo ra giá trị gia tăng lớn. Đây là điểm then chốt trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu trong các ngành công nghiệp. Trên thực tế, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Việt Nam hiện nay khá chậm, vẫn thiếu một cú huých hay là một động lực tốt để có thể phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thay thế và bù đắp cho sự sụt giảm của ngành công nghiệp khai khoáng”, TS. Vũ Đình Anh phân tích.

Đồng quan điểm này, chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành cho rằng, tỷ trọng công nghiệp khai khoáng vẫn chiếm khoảng 10% GDP là quá lớn, trong bối cảnh khai thác ngày càng khó khăn và phụ thuộc nhiều vào biến động giá và cung - cầu trên thị trường thế giới vốn bất định.

Tuy nhiên, sự giảm sâu của toàn ngành sản xuất công nghiệp do yếu tố suy giảm mạnh của từ lĩnh vực khai khoáng theo TS. Võ Trí Thành là điểm tích cực để các nhà quản lý quyết tâm đổi mới, tư duy cải cách theo hướng tăng trưởng bền vững.

“Cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ việc dựa vào khai thác tài nguyên sang những lĩnh vực khác gắn với sự phát triển bền vững trong tăng trưởng, hài hòa hơn với thiên nhiên, thân thiện hơn với môi trường. Các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp phải tái cấu trúc lại, phải có những chuyển đổi sâu sắc trong tổ chức, sản xuất kinh doanh cũng như định hướng tầm nhìn và kế hoạch hành động”, TS. Võ Trí Thành cho biết.

Theo các chuyên gia, để tăng khả năng phát triển lĩnh vực chế biến, chế tạo, không có gì khác là phát triển công nghiệp hỗ trợ, giảm gia công, phụ thuộc. Hiện nay, xu hướng “bảo hộ” của một số nước cho thấy, khó khăn ngay cả ở những thị trường mà Việt Nam vốn có lợi thế xuất khẩu. Nguy cơ nhập khẩu - nhập siêu cao không chỉ nguyên phụ liệu mà còn cả hàng hóa giá rẻ - đe dọa sức cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước.

Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, ngành dệt may đặt kế hoạch năm 2017 là tốc độ tăng trưởng 6,5 - 7%, đạt trên 30 tỷ USD. Do đó, để đạt được kế hoạch này cần sự nỗ lực tổng hợp từ phía doanh nghiệp, cả từ phía quản lý nhà nước và hạ tầng kinh tế xã hội nói chung.

“Trong đó vẫn phải tập trung đặc biệt vào năng suất lao động, cải thiện chi phí lao động trên 1 đơn vị sản phẩm, rút ngắn thời gian giao hàng đối với tất cả các nơi cũng như củng cố mạng lưới phân phối logistic đối với các nước nhập khẩu”, ông Trường lưu ý.

Nhận định về phát triển công nghiệp trong năm 2017 và những năm tiếp theo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, nhiều ngành công nghiệp vốn là lợi thế như dệt may, da giầy... sử dụng nhiều lao động đang phải chịu những thách thức, áp lực từ việc robot hóa và tin học, tự động hóa của những nước có trình độ công nghệ cao.

“Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4” đòi hỏi ngành Công Thương vừa phải tăng cường xúc tiến đầu tư để tạo ra các đơn hàng và thị trường xuất khẩu nhưng cũng đồng thời phải tăng cường phát triển, mở rộng thị trường và thị phần tiêu thụ hàng Việt tới các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững phải là tăng cường các ngành công nghiệp gắn với sản xuất và tiêu dùng giảm tỷ trọng gia công và khai thác tài nguyên, khoáng sản”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Hướng đến việc phát triển bền vững các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, không thể chỉ trông đợi vào một số ngành hàng có lợi thế tạm thời, nhân công lao động rẻ cũng như những lợi thế trong các điều kiện địa chính trị.

“Việt Nam cũng không thể chỉ trông chờ vào 1 số ưu đãi của một số thị trường nhất định trong các khung khổ của các hiệp định thương mại tự do đang có. Quan trọng là phải đổi mới và tổ chức lại cả trong sản xuất, đảm bảo năng lực cạnh tranh đặc biệt là năng lực cạnh tranh dựa trên những nhân tố mà có giá trị gia tăng cao như là năng suất lao động và công nghệ”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công nghiệp mãi “lẹt đẹt”: Đã đến lúc cần một mô hình mới?
Công nghiệp mãi “lẹt đẹt”: Đã đến lúc cần một mô hình mới?

VOV.VN - Việt Nam cần một mô hình mới cho phát triển công nghiệp phù hợp với điều kiện của một đất nước đang phát triển và hội nhập.

Công nghiệp mãi “lẹt đẹt”: Đã đến lúc cần một mô hình mới?

Công nghiệp mãi “lẹt đẹt”: Đã đến lúc cần một mô hình mới?

VOV.VN - Việt Nam cần một mô hình mới cho phát triển công nghiệp phù hợp với điều kiện của một đất nước đang phát triển và hội nhập.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1 tăng trưởng thấp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1 tăng trưởng thấp

VOV.VN - Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1 ước tính tăng thấp (khoảng 0,7%) so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1 tăng trưởng thấp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1 tăng trưởng thấp

VOV.VN - Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1 ước tính tăng thấp (khoảng 0,7%) so với cùng kỳ năm trước.

TP HCM xây dựng cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
TP HCM xây dựng cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

VOV.VN - TP HCM đã hoàn tất xây dựng cơ sở dữ liệu của 1.200 doanh nghiệp tiêu biểu về công nghiệp hỗ trợ của thành phố.

TP HCM xây dựng cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

TP HCM xây dựng cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

VOV.VN - TP HCM đã hoàn tất xây dựng cơ sở dữ liệu của 1.200 doanh nghiệp tiêu biểu về công nghiệp hỗ trợ của thành phố.