Venezuela: Tòa án trả lại quyền lập pháp, chính trường vẫn chưa yên

VOV.VN - Ngày 2/4, Tòa án tối cao Venezuela tuyên bố đã từ bỏ những bước đi nhằm giành quyền lập pháp của Quốc hội do phe đối lập kiểm soát.

Động thái đưa ra sau khi những bước đi trước đó của Tòa án tối cao Venezuela (TSJ) gây ra phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế cũng như làm gia tăng sức ép lên Tổng thống Nicolas Maduro. Tuy nhiên, bất chấp tuyên bố này của Tòa án tối cao Venezuela, chính trường nước này vẫn chưa thể lặng sóng.

Phó Chủ tịch đảng đối lập Liên minh Bàn đoàn kết Dân chủ (MUD) Jose Dionisio tranh luận nảy lửa với người ủng hộ Tổng thống Maduro trong một cuộc biểu tình mới đây. Ảnh: Reuters.

Sau cuộc họp với các quan chức an ninh của chính phủ Venezuela, Tổng thống Maduro đã xuất hiện trên truyền hình và yêu cầu tòa án xem xét lại quyết định của ông trước đó đề nghị giải tán Quốc hội và tăng thêm quyền cho tổng thống.

Tổng thống Maduro cũng đã mời lực lượng đối lập đàm phán, nhưng các nhà lãnh đạo đối lập không chấp nhận đối thoại cho đến khi chính phủ đáp ứng một số yêu cầu của họ, chẳng hạn như tổ chức bầu cử tổng thống vào năm 2018.

“Venezuela đang trải qua một giai đoạn nguy hiểm về chính trị”, ông Maduro phát biểu trên truyền hình.

“Đó là một cuộc tấn công rất tàn bạo bởi thế lực trong bóng tối muốn tiếp quản quê hương của chúng ta. Với tư cách là người đứng đầu nhà nước, tôi cam kết sẽ giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và tốt nhất. Chúng ta sẽ trao cho người dân một thắng lợi hiến pháp khác thông qua đối thoại.”

Tuy nhiên, bất chấp việc tòa án tối cao rút lại quyết định giành quyền lập pháp của Quốc hội thì phe đối lập cho rằng, điều này không có nghĩa là dân chủ đã được phục hồi tại Venezuela. 

Các nhà lập pháp của phe đối lập cho biết, ngày mai, họ sẽ tiến hành thủ tục buộc thay thế các thành viên của Tòa án tối cao, cơ quan mà họ cho là ủng hộ Tổng thống Maduro.

Ông Freddy Guevara - một nhà lập pháp của phe đối lập cho biết: “Đây chỉ là sự khởi đầu của một cuộc chiến của người dân tại Venezuela nhằm đòi lại sự tự do. Chúng tôi khẳng định lại lời kêu gọi của chúng tôi nhằm lập lại một xã hội có tổ chức và hành động để giải tán Tòa án tối cao khi họ đã có những hành động vi phạm hiến pháp và coi thường người dân.”

Trước đó, quyết định giải tán Quốc hội của Tổng thống Maduro làm bùng lên các phản ứng trong nước và của quốc tế.

Các cuộc biểu tình do lực lượng đối lập tiến hành khiến lực lượng Vệ binh Quốc gia phải sử dụng hơi cay để giải tán. Trong khi đó, Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Mỹ và nhiều nước láng giềng của Venezuela phản đối quyết định, xem đó là con đường dẫn tới “độc tài”.

Trên thực tế, cuộc đấu giành quyền lực giữa Tòa án Tối cao và Quốc hội đã diễn ra âm ỉ hơn một năm qua, kể từ thời điểm phe đối lập tại Venezuela giành quyền kiểm soát Quốc hội vào cuối năm 2015. Đó là thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có tại “quốc gia dầu lửa” Venezuela khiến tỷ lệ ủng Tổng thống Maduro xuống rất thấp.

Kể từ đó, Tòa án Tối cao Venezuela đã bác hầu hết tất cả các quyết định của Quốc hội, đáng chú ý nhất là thay thế vai trò của Quốc hội khi đưa ra phán quyết cho phép ông Maduro thành lập các liên doanh dầu khí mà không có sự phê chuẩn của Quốc hội.

Mới đây nhất, 2 ngày trước khi đưa ra phán quyết giành quyền lập pháp của Quốc hội, Tòa án Tối cao cũng vô hiệu quá quyết định của Quốc hội ủng hộ việc Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) áp dụng Hiến chương Dân chủ chống Venezuela với lập luận rằng văn bản này là “vi hiến”. Chính vì thế, khi đã giành được quyền kiểm soát Quốc hội, chắc chắn phe đối lập không thể để tuột mất ưu thế về quyền lập pháp vào tay Tòa án.

Mặc dù, trước sức ép của cộng đồng quốc tế, Tòa án Tối cao Venezuela đã phải rút lại tuyên bố giành quyền lập pháp của Quốc hội nhưng theo các nhà phân tích, việc tháo gỡ “ngòi nổ” mới này chỉ là giải quyết phần ngọn.

Gốc rễ của cuộc khủng hoảng chính trị của Venezuela hiện nay chính là cuộc khủng hoảng kinh tế đã kéo dài hơn 3 năm qua tại đất nước này.

Điều đáng nói là theo dự báo của các chuyên gia, triển vọng kinh tế của Venezuela trong năm 2017 này cũng không sáng sủa hơn năm 2016 là bao với mức suy giảm dự kiến ở mức trên 10%. Sự trì trệ về kinh tế sẽ tiếp tục là điểm yếu của chính quyền Tổng thống Maduro để phe đối lập khai thác nhằm tìm cách buộc ông phải ra đi hoặc tổ chức bầu cử sớm.

Vì vậy, trọng trách trên vai ông Maduro ở thời điểm này là rất lớn. Theo các nhà phân tích, để khai thông thế bế tắc chính trị hiện nay, chính phủ của ông Maduro cần đối mặt với những đòi hỏi thay đổi về cấu trúc chính trị cũng như về quản lý kinh tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Venezuela tiếp tục gia hạn tình trạng kinh tế khẩn cấp
Venezuela tiếp tục gia hạn tình trạng kinh tế khẩn cấp

VOV.VN - Ngày 15/1,Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo đã ký gia hạn sắc lệnh tình trạng kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay.

Venezuela tiếp tục gia hạn tình trạng kinh tế khẩn cấp

Venezuela tiếp tục gia hạn tình trạng kinh tế khẩn cấp

VOV.VN - Ngày 15/1,Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo đã ký gia hạn sắc lệnh tình trạng kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay.

Tòa thôi đòi quyền lập pháp, căng thẳng chính trị Venezuela dịu đi
Tòa thôi đòi quyền lập pháp, căng thẳng chính trị Venezuela dịu đi

VOV.VN - Tòa án tối cao Venezuela hôm qua (1/4) tuyên bố, rút lại quyết định gây tranh cãi tiếp quản quyền lập pháp của Quốc hội vốn do phe đối lập kiểm soát.

Tòa thôi đòi quyền lập pháp, căng thẳng chính trị Venezuela dịu đi

Tòa thôi đòi quyền lập pháp, căng thẳng chính trị Venezuela dịu đi

VOV.VN - Tòa án tối cao Venezuela hôm qua (1/4) tuyên bố, rút lại quyết định gây tranh cãi tiếp quản quyền lập pháp của Quốc hội vốn do phe đối lập kiểm soát.

Tổng thống Venezuela yêu cầu Chủ tịch ngân hàng trung ương từ chức
Tổng thống Venezuela yêu cầu Chủ tịch ngân hàng trung ương từ chức

VOV.VN - Hiện chưa rõ lý do tại sao Chủ tịch ngân hàng trung ương Venezuela bị yêu cầu rời khỏi chức vụ và cũng chưa rõ ai sẽ là người thay thế vị trí này.

Tổng thống Venezuela yêu cầu Chủ tịch ngân hàng trung ương từ chức

Tổng thống Venezuela yêu cầu Chủ tịch ngân hàng trung ương từ chức

VOV.VN - Hiện chưa rõ lý do tại sao Chủ tịch ngân hàng trung ương Venezuela bị yêu cầu rời khỏi chức vụ và cũng chưa rõ ai sẽ là người thay thế vị trí này.

Peru triệu hồi Đại sứ sau khi Tòa án Venezuela giành quyền lập pháp
Peru triệu hồi Đại sứ sau khi Tòa án Venezuela giành quyền lập pháp

VOV.VN – Ngày 30/3, Peru thông báo triệu hồi Đại sứ nước này tại Venezuela về nước và lên án việc Tòa án Tối cao Venezuela (TSJ) tự giành quyền lập pháp.

Peru triệu hồi Đại sứ sau khi Tòa án Venezuela giành quyền lập pháp

Peru triệu hồi Đại sứ sau khi Tòa án Venezuela giành quyền lập pháp

VOV.VN – Ngày 30/3, Peru thông báo triệu hồi Đại sứ nước này tại Venezuela về nước và lên án việc Tòa án Tối cao Venezuela (TSJ) tự giành quyền lập pháp.