Không cho phép Hội làm những việc thay cơ quan quản lý Nhà nước

VOV.VN - ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương góp ý không cho phép các hội làm những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước.

Sáng nay (25/10), tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật về Hội.

Lợi dụng hoạt động hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia

Nêu ý kiến tại đây, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương (Đoàn Ninh Thuận) đã đề cập câu chuyện Vinastas công bố hàm lượng thạch tín (asen) trong nước mắm làm dư luận nổi sóng để góp ý về quyền và nghĩa vụ của hội.

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương (Đoàn Ninh Thuận)
Theo ông, việc công bố của Vinastas đã gây hoang mang cho người dân và làm thiệt hại cho việc sản xuất nước mắm truyền thống cả nước. Điều quan trọng việc công bố tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là thẩm quyền của cơ quan Nhà nước chứ không phải thẩm quyền của Hội.
Ông Cương nhấn mạnh: Nghị định 45 của Chính phủ tại điều 23 quy định quyền của hội, không có bất cứ điều khoản nào cho phép hội công bố vấn đề này. Trong khi đó, điều 24 Nghị định 45 lại quy định không được lợi dụng hoạt động hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

"Hậu quả của việc công bố trái phép trên của Hội bảo vệ người tiêu dùng tới đây sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý và có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo khoản 1, điều 40 của nghị định 45", ông Cương lý giải.

Ông cũng đặt ra vấn đề liên quan đến việc này là công tác đặt ra của hội là cần xem xét, tiếp tục hoàn thiện quy định Nghị định 45.

Hiện nay, quy định được đưa ra trong Pháp lệnh, khoản 3 điều 9 của dự thảo nhưng cần quy định rộng hơn, không cho phép các hội làm những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước. Cần làm rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao cho hội mà Nhà nước cấp kinh phí theo quy định tại khoản 2 điều 26.

Trong khi đó, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn TP HCM) lại tập trung vào ba vấn đề nhưng nhấn mạnh quyền của Hội trong dự thảo Luật cần được cụ thể hơn.

Bà Lan nói: “Tôi thấy Dự thảo Luật lần này hoàn toàn loại bỏ yếu tố nước ngoài chẳng hạn như: tại khoản 5, điều 8 quy định không liên kết, không nhận tài trợ nước ngoài; khoản 3 điều 16; khoản 6, điều 22. Điều 26 về vấn đề tài chính cũng chỉ giới hạn trong nước. Quy định, quan điểm này không phù hợp với xu thế hội nhập phát triển hiện nay, không phù hợp với chủ trương của Đảng trong quan hệ ngoài giao. Đặc biệt sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới những hội nghề nghiệp chuyên môn, nhất là lĩnh vực y tế và nhân đạo.

Tại sao Hội lại bị giới hạn điều này trong khi các tổ chức khác thì không? Bà Lan đề nghị, Dự thảo Luật cần được nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh kĩ hơn trước khi thông qua, bỏ tư duy không quản được thì cấm. Làm sao khi áp dụng Luật mới Hội có sự hoạt động hiệu quả, tập hợp được quần chúng, khắc phục được căn bệnh hình thức, phát huy tinh thần tự quản, khẳng định là kênh giám sát hỗ trợ cho quản lý Nhà nước trong xã hội ngày càng phát triển. 

Làm sao để khi áp dụng Luật mới, Hội có sự hoạt động hiệu quả, tập hợp được quần chúng, khắc phục được căn bệnh hình thức, phát huy tinh thần tự quản, khẳng định là kênh giám sát hỗ trợ cho quản lý Nhà nước trong xã hội ngày càng phát triển.

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan 
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật về hội, ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhấn mạnh: Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội (khóa XIII), các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận dự án Luật về hội (dự thảo Luật).

Ngay sau kỳ họp, cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH để chỉnh lý dự thảo Luật. Dự thảo Luật đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Hội nghị ĐBQH chuyên trách thảo luận, cho ý kiến và gửi xin ý kiến các Đoàn ĐBQH địa phương.

Về phạm vi điều chỉnh của Luật, qua thảo luận, có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị phạm vi điều chỉnh của Luật này chỉ quy định về quyền lập hội của công dân Việt Nam theo quy định tại Điều 25 của Hiến pháp (năm 2013). Loại ý kiến thứ hai tán thành phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật trình Quốc hội (khóa XIII) quy định về lập hội; tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về hội, tổ chức phi chính phủ trong nước (quỹ) và tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký và hoạt động tại Việt Nam.

Về vấn đề này, UBTVQH nhận thấy, Luật này ban hành nhằm cụ thể hóa quyền lập hội của công dân Việt Nam đã được Hiến pháp quy định. Do đó, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật: “Luật này quy định về quyền lập hội của công dân Việt Nam; tổ chức, hoạt động của hội và quản lý nhà nước về hội”.

Điều kiện thành lập hội

Theo dự thảo Luật trình Quốc hội (khóa XIII), một trong những điều kiện được thành lập hội là “Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động”.

Về vấn đề này có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, quy định như trên không tạo được cơ chế khuyến khích các hội nâng cao chất lượng hoạt động và sẽ là hạn chế quyền lập hội của công dân.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng, quy định như trên là phù hợp nhằm tránh tình trạng thành lập hội tràn lan, phức tạp trong việc huy động nguồn lực xã hội, đồng thời phòng ngừa lợi dụng việc thành lập hội để hoạt động trái tôn chỉ, mục đích của hội, trái pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.

UBTVQH nhận thấy, cả hai loại ý kiến trên đều cần phải cân nhắc tiếp thu,  để bảo đảm đồng thời cả hai yêu cầu là vừa bảo đảm quyền lập hội của công dân, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Vì vậy, dự thảo Luật có quy định các hành vi bị nghiêm cấm (các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 9), đồng thời quy định điều kiện thành lập hội là phải có tôn chỉ, mục đích phù hợp với quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 10), phạm vi, lĩnh vực hoạt động của hội được xác định rõ theo ngành, nghề, lĩnh vực quản lý nhà nước (khoản 3 Điều 10). 

Có ý kiến đề nghị nên cân nhắc điều kiện số lượng sáng lập viên từ 03 công dân trở lên vì số lượng này là quá ít, đề nghị số lượng sáng lập viên tối thiểu phải là 5, 7 hoặc 10 người trở lên.

Tiếp thu ý kiến trên, dự thảo Luật quy định việc đăng ký thành lập hội phải có từ 07 sáng lập viên trở lên, còn số lượng hội viên cụ thể của mỗi hội sẽ do hội đó quyết định trong quá trình thành lập và hoạt động.

Đăng ký thành lập hội, dự thảo Luật trình Quốc hội (khóa XIII) có nêu về hai loại hội: một là hội có đăng ký và có tư cách pháp nhân do Luật về hội điều chỉnh; hai là hội do công dân Việt Nam thành lập nhằm mục đích gặp gỡ, giao lưu không phải đăng ký, không có tư cách pháp nhân và không chịu sự điều chỉnh của Luật về hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ thông tin nước mắm nhiễm asen: Cần xử lý trách nhiệm Vinastas
Vụ thông tin nước mắm nhiễm asen: Cần xử lý trách nhiệm Vinastas

VOV.VN -Yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc cử cán bộ tham dự và không có ý kiến theo thẩm quyền khi tham dự cuộc họp.

Vụ thông tin nước mắm nhiễm asen: Cần xử lý trách nhiệm Vinastas

Vụ thông tin nước mắm nhiễm asen: Cần xử lý trách nhiệm Vinastas

VOV.VN -Yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc cử cán bộ tham dự và không có ý kiến theo thẩm quyền khi tham dự cuộc họp.

VN trong tuần: Hoang mang vì thông tin nước mắm chứa asen của Vinastas
VN trong tuần: Hoang mang vì thông tin nước mắm chứa asen của Vinastas

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu xem xét cụ thể việc chấp hành pháp luật trong quá trình đưa thông tin trên báo chí của VINASTAS, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có)

VN trong tuần: Hoang mang vì thông tin nước mắm chứa asen của Vinastas

VN trong tuần: Hoang mang vì thông tin nước mắm chứa asen của Vinastas

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu xem xét cụ thể việc chấp hành pháp luật trong quá trình đưa thông tin trên báo chí của VINASTAS, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có)

Các Bộ, ngành vào cuộc kiểm tra hoạt động của Vinastas
Các Bộ, ngành vào cuộc kiểm tra hoạt động của Vinastas

VOV.VN - Đoàn kiểm tra làm rõ tính chất, cơ sở pháp lý tiến hành hoạt động khảo sát và công bố kết quả của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

Các Bộ, ngành vào cuộc kiểm tra hoạt động của Vinastas

Các Bộ, ngành vào cuộc kiểm tra hoạt động của Vinastas

VOV.VN - Đoàn kiểm tra làm rõ tính chất, cơ sở pháp lý tiến hành hoạt động khảo sát và công bố kết quả của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

Vụ nước mắm chứa asen: Bộ Công Thương thanh tra Vinastas
Vụ nước mắm chứa asen: Bộ Công Thương thanh tra Vinastas

VOV.VN - Bộ Công Thương cho rằng, cần xem Vinastas đã làm đúng chức năng nhiệm vụ của tổ chức xã hội hay chưa.

Vụ nước mắm chứa asen: Bộ Công Thương thanh tra Vinastas

Vụ nước mắm chứa asen: Bộ Công Thương thanh tra Vinastas

VOV.VN - Bộ Công Thương cho rằng, cần xem Vinastas đã làm đúng chức năng nhiệm vụ của tổ chức xã hội hay chưa.

Vụ nước mắm chứa asen: Doanh nghiệp có thể yêu cầu Vinastas bồi thường
Vụ nước mắm chứa asen: Doanh nghiệp có thể yêu cầu Vinastas bồi thường

VOV.VN - Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nước mắm truyền thống có quyền yêu cầu Vinastas bồi thường nếu chứng minh được thiệt hại

Vụ nước mắm chứa asen: Doanh nghiệp có thể yêu cầu Vinastas bồi thường

Vụ nước mắm chứa asen: Doanh nghiệp có thể yêu cầu Vinastas bồi thường

VOV.VN - Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nước mắm truyền thống có quyền yêu cầu Vinastas bồi thường nếu chứng minh được thiệt hại