Thế giới 7 ngày: Quan hệ Nga- Mỹ ra sao dưới chính quyền Trump?

VOV.VN -Sau khi ông Donald Trump đắc cử, dư luận đã có nhiều đồn đoán về khả năng cải thiện quan hệ giữa Nga và Mỹ.

1. Điện Kremlin ngày 14/11 cho biết: Tổng thống Nga Putin và Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm đầu tiên. Trong cuộc điện đàm này, hai bên đã thảo luận về tình hình Syria cũng như việc cải thiện và phát triển quan hệ song phương Nga - Mỹ.
Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AP)

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống đắc cử Donald Trump đặc biệt chú ý đến tầm quan trọng của việc thiết lập cơ sở ổn định để phát triển mối quan hệ kinh tế và thương mại song phương, nhất trí hướng tới "sự hợp tác mang tính xây dựng", tuyên bố của Điện Kremlin cho biết.

Trước đó, trong điện mừng gửi đến ông Donald Trump nhân dịp ông đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Putin cũng đã bày tỏ tin tưởng rằng, Nga và Mỹ sẽ sớm tiến hành đối thoại để hiểu rõ hơn về quan điểm cũng như những mối quan tâm chung của hai bên.

Tổng thống Nga nhấn mạnh: “Nga hy vọng sẽ cùng với Mỹ bàn thảo về những vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu để tìm ra những cách ứng phó hiệu quả nhất với những thách thức an ninh hiện nay”.

2. Ngày 17/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc hội đàm với Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump tại New York.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)

Cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump ngày 17/11 ở New York là cuộc gặp không chính thức bởi phải đến ngày 20/1/2017, ông Trump mới chính thức trở thành Tổng thống Mỹ.

Sau cuộc gặp kéo dài khoảng 90 phút, Thủ tướng Nhật Bản cho biết, ông đã có cuộc trò chuyện “rất thẳng thắn” với ông Trump trong một “bầu không khí ấm cúng”, đồng thời bày tỏ tự tin về việc xây dựng một mối quan hệ dựa trên niềm tin với Tổng thống Mỹ sắp tới.

Thủ tướng Nhật Bản từ chối trả lời câu hỏi của báo giới về việc ông và Tổng thống đắc cử Donald Trump có bàn về các vấn đề quốc phòng và những vướng mắc liên quan đến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay không. Tuy nhiên, ông Abe nhấn mạnh, “ông Trump là nhà lãnh đạo mà tôi có thể tin tưởng được”.

Cuộc gặp với ông Trump là một phần trong chuyến công du ra nước ngoài kéo dài 7 ngày của Thủ tướng Abe, trong đó ông sẽ tới Peru tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và thăm chính thức Argentina.

3. Tổng thống đắc cử Mỹ Trump hôm 18/11 đã lựa chọn người vào vị trí Bộ trưởng Tư pháp, Giám đốc CIA và Cố vấn An ninh Quốc gia.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (trái) và ông Flynn. Ảnh: Reuters

Tin tức cho hay, những người được tân Tổng thống Mỹ Trump đề cử vào vị trí Bộ trưởng Tư pháp, Giám đốc CIA và Cố vấn An ninh đã chấp nhận đề nghị này.

Cụ thể, Trung tướng về hưu Michael Flynn được đề cử vào chức Cố vấn an ninh quốc gia; Thượng nghị sĩ Đảng cộng hòa Jeff Sessions làm Bộ trưởng Tư pháp, Đại biểu bang Mike Pompeo đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA).

4. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 17/11 thông qua việc kéo dài cuộc điều tra về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria thêm một năm nữa.

Các thanh sát viên của Liên Hợp Quốc đang thu thập bằng chứng về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria. Ảnh: AP

Nhóm điều tra của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) do Hội đồng Bảo an thành lập cách đây một năm đã phát hiện ra quân đội Chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm về 3 vụ tấn công sử dụng khí Clo và phiến quân Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sử dụng khí mù tạt.

Chính phủ Syria đã bác bỏ cáo buộc rằng quân đội của họ sử dụng vũ khí hóa họctrong cuộc nội chiến kéo dài 6 năm qua tại quốc gia Trung Đông này.

5. Tối 14/11, Tổng thống Barack Obama lên đường đến châu Âu và Mỹ la tinh, chuyến công du cuối cùng của ông trước khi rời Nhà Trắng.

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 14/11 có chuyến công du cuối cùng trước khi rời Nhà Trắng. (Ảnh: Getty)

Theo giới truyền thông, mục đích chuyến đi tới Đức, Hy Lạp và Peru là để trấn an các đồng minh truyền thống về chính sách đối ngoại của Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Ông Obama khẳng định rằng Tổng thống vừa đắc cử của nước Mỹ vẫn sẽ duy trì chính sách đối ngoại ổn định, nhất là quan hệ với những đồng minh truyền thống.

Trước chuyến công du vào ngày 14/11, Tổng thống Obama đã tổ chức buổi họp báo tại Nhà Trắng. Trả lời các phóng viên, ông Obama từ chối bình luận về những phát ngôn của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ông Obama hy vọng tổng thống mới đắc cử sẽ có cách tiếp cận phù hợp trong công việc bởi “lãnh đạo một đất nước khác nhiều thời điểm tranh cử”.

6. Chủ tịch nhóm Bộ trưởng Tài chính khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu Jeroen Dijsselbloem hôm 17/11 cho rằng, các cuộc đàm phán về việc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) rất phức tạp và có thể kéo dài hơn so với kế hoạch.

(Ảnh: BBC).

Thủ tướng Anh Theresa May hôm 18/11 lên tiếng bảo đảm rằng những hoạt động chuẩn bị cho việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) vẫn đang diễn ra đúng tiến độ và quá trình pháp lý sẽ được chính thức khởi động vào cuối tháng 3/2017.

Kết quả cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy, đa số người dân Anh nói rằng họ vừa muốn áp đặt những biện pháp cứng rắn nhằm kiểm soát làn sóng nhập cư, lại vừa muốn nền kinh tế nước này tiếp tục ở lại thị trường chung châu Âu. Theo kế hoạch, phải mất ít nhất 2 năm mới có thể hoàn tất việc Anh hoàn toàn ra khỏi Liên minh châu Âu.

7. Bộ trưởng Kinh tế Nga Ulyukayev bị cáo buộc nhận hối lộ để bật đèn xanh cho tập đoàn dầu khí quốc doanh Rosneft mua lại 50% cổ phần của Basneft.

Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev. (Ảnh: Getty)

Ủy ban Điều tra Nga ngày 15/11 cho biết, Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev vừa bị bắt vì bị nghi nhận hối lộ 2 triệu USD liên quan đến một thỏa thuận dầu khí lớn.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, các cáo buộc nhằm vào ông Alexei Ulyukayev là “rất nghiêm trọng”.  Vụ việc này chỉ tòa án mới có thể đưa ra phán quyết, căn cứ trên những bằng chứng thật "nghiêm túc".

8. Các lực lượng an ninh Iraq ngày 19/11 đã đẩy lùi cuộc tấn công của IS ở phía Nam thành phố Mosul, tiêu diệt 43 tên khủng bố.

Người lính thuộc lực lượng đặc biệt Iraq bắn đạn cối vào các vị trí của IS trong khu phố Tahrir, Mosul, Iraq. (Ảnh: Reuters).

Khoảng 200 tay súng IS đã thực hiện vụ tấn công trong đêm nhằm vào lực lượng an ninh Iraq đang đóng gần thị trấn Qayyara ở phía Nam Mosul. 

Các lực lượng an ninh Iraq cùng lực lượng bán quân sự người Hồi giáo Sunni đã đáp trả cuộc tấn công. Giao tranh dữ dội kéo dài đến sáng 19/11 (theo giờ địa phương) khi lực lượng cảnh sát liên bang Iraq tới tiếp viện và đẩy lùi nhóm khủng bố. Các lực lượng Iraq cũng bắt giữ 11 tên khủng bố. Theo các nguồn tin, 3 cảnh sát Iraq, trong đó có 1 sĩ quan chỉ huy, đã thiệt mạng trong vụ tấn công.

Các lực lượng Iraq vẫn đang triển khai chiến dịch quy mô nhằm giải phóng thành phố miền Bắc Mosul, vốn là thành trì cuối cùng của IS tại Iraq./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nỗi đau dai dẳng của người dân Qayyara, Iraq vì vũ khí hóa học của IS
Nỗi đau dai dẳng của người dân Qayyara, Iraq vì vũ khí hóa học của IS

VOV.VN - Tuy IS đã rút khỏi Qayyara, Iraq nhưng để lại những hậu quả vô cùng nặng nề với người dân ở đây bởi các vũ khí hóa học mà chúng đã sử dụng.

Nỗi đau dai dẳng của người dân Qayyara, Iraq vì vũ khí hóa học của IS

Nỗi đau dai dẳng của người dân Qayyara, Iraq vì vũ khí hóa học của IS

VOV.VN - Tuy IS đã rút khỏi Qayyara, Iraq nhưng để lại những hậu quả vô cùng nặng nề với người dân ở đây bởi các vũ khí hóa học mà chúng đã sử dụng.

Nga – Mỹ có thể thỏa hiệp về Syria và Ukraine dưới thời ông Trump
Nga – Mỹ có thể thỏa hiệp về Syria và Ukraine dưới thời ông Trump

VOV.VN - Tổng thống mới đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ giãn ra trong vấn đề Syria và Ukraine để tập trung mối quan tâm cho khu vực châu Á.

Nga – Mỹ có thể thỏa hiệp về Syria và Ukraine dưới thời ông Trump

Nga – Mỹ có thể thỏa hiệp về Syria và Ukraine dưới thời ông Trump

VOV.VN - Tổng thống mới đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ giãn ra trong vấn đề Syria và Ukraine để tập trung mối quan tâm cho khu vực châu Á.

Quan hệ Nga-Mỹ sẽ ra sao khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống?
Quan hệ Nga-Mỹ sẽ ra sao khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống?

VOV.VN - Sau khi ông Donald Trump đắc cử, dư luận đã có nhiều đồn đoán về khả năng cải thiện quan hệ giữa Nga và Mỹ.

Quan hệ Nga-Mỹ sẽ ra sao khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống?

Quan hệ Nga-Mỹ sẽ ra sao khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống?

VOV.VN - Sau khi ông Donald Trump đắc cử, dư luận đã có nhiều đồn đoán về khả năng cải thiện quan hệ giữa Nga và Mỹ.

Nga tung đòn “sấm sét”, Mỹ thay đổi cách tiếp cận về Syria?
Nga tung đòn “sấm sét”, Mỹ thay đổi cách tiếp cận về Syria?

VOV.VN - Trong bối cảnh Nga đẩy mạnh hoạt động ở Syria, đã có dấu hiệu cho thấy, chính quyền Mỹ tương lai có thể điều chỉnh chính sách liên quan.

Nga tung đòn “sấm sét”, Mỹ thay đổi cách tiếp cận về Syria?

Nga tung đòn “sấm sét”, Mỹ thay đổi cách tiếp cận về Syria?

VOV.VN - Trong bối cảnh Nga đẩy mạnh hoạt động ở Syria, đã có dấu hiệu cho thấy, chính quyền Mỹ tương lai có thể điều chỉnh chính sách liên quan.

Donald Trump và một thế giới đa cực không đế chế?
Donald Trump và một thế giới đa cực không đế chế?

VOV.VN - Chuyên gia Mercier đã phân tích về trật tự thế giới và các con đường địa chính trị mà Tổng thống đắc cử Mỹ Trump có thể lựa chọn sau khi nhậm chức.

Donald Trump và một thế giới đa cực không đế chế?

Donald Trump và một thế giới đa cực không đế chế?

VOV.VN - Chuyên gia Mercier đã phân tích về trật tự thế giới và các con đường địa chính trị mà Tổng thống đắc cử Mỹ Trump có thể lựa chọn sau khi nhậm chức.